Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Ôn tập chương 1 (Nhận biết) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Ôn tập chương 1 (Nhận biết) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Ôn tập chương 1 (Nhận biết) có đáp án

  • 805 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các phát biểu sau:

(1) Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

(2) Hôm nay trời đẹp quá!

(3) Số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.

(4) Số 15 có phải là số lẻ hay không?

(5) Tam giác ABC cân tại A.

Có bao nhiêu phát biểu là mệnh đề toán học?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

+ Các phát biểu (1), (2) không phải là mệnh đề toán học vì nó không khẳng định sự kiện liên quan đến toán học.

+ Phát biểu (3) là mệnh đề toán học vì nó khẳng định một sự kiện toán học và có xác định được tính đúng sai.

+ Phát biểu (4) là câu hỏi nên ta không xác định được tính đúng sai, do đó nó không phải mệnh đề toán học.

+ Phát biểu (5) là mệnh đề toán học vì nó khẳng định một sự kiện toán học và có xác định được tính đúng sai.

Vậy trong các phát biểu đã cho, có 2 phát biểu là mệnh đề toán học.


Câu 2:

Câu nào trong các câu sau không phải là mệnh đề chứa biến?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các câu ở phương án A, B, C đúng vì là mệnh đề chứa biến.

Câu ở phương án D chỉ là một biểu thức, không phải là mệnh đề chứa biến vì khi ta thay giá trị cụ thể của x, câu D vẫn không xác định được tính đúng sai.


Câu 3:

Mệnh đề A B được hiểu như thế nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Mệnh đề A B có nghĩa là A kéo theo B, hoặc A suy ra B.

Khi mệnh đề A B là định lí, ta nói A là điều kiện đủ để có B, hoặc B là điều kiện cần để có A.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 4:

Cho hai mệnh đề P và Q. Phủ định của mệnh đề P là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Phủ định của mệnh đề P là mệnh đề “Không phải P”.


Câu 5:

Cho tập hợp A = {a; b; c; d}. Số phần tử của tập hợp A là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta thấy tập hợp A có 4 phần tử là a, b, c, d.


Câu 6:

Cho tập hợp H = {x ℝ | – 4 < x < 5}. Tập H là tập nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta thấy H là một tập con của tập số thực ℝ.

Do đó ta có thể dùng kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng để biểu diễn tập hợp H.

Ta thấy tập hợp H có dạng: {x ℝ | a < x < b}, với a = – 4; b = 5.

Do đó ta có thể sử dụng kí hiệu khoảng (a; b) để biểu diễn tập hợp H.

Vậy ta có biểu diễn tập hợp H như sau: H = (– 4; 5).

Ta chọn phương án D.


Câu 7:

Cho tập hợp M các số nguyên dương nhỏ hơn 5. Viết tập hợp M dưới dạng liệt kê các phần tử.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Các số nguyên dương nhỏ hơn 5 là 1; 2; 3; 4. (Số nguyên dương là số tự nhiên khác 0)

Do đó, ta viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử như sau:

M = {1; 2; 3; 4}.


Bắt đầu thi ngay