Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề minh họa môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề 12)

  • 3798 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là
Xem đáp án
Đáp án B. Ag và Cr.
Cần nắm một số tính chất vật lý riêng của một số kim loại:
- Nhẹ nhất: Li (0,5g/cm3)
- Nặng nhất Os (22,6g/cm3).
- Nhiệt độ nc thấp nhất: Hg (−390C)
- Nhiệt độ cao nhất W (34100C).
- Kim loại mềm nhất là Cs (K, Rb) (dùng dao cắt được)
- Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).
- Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag

Câu 2:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
Xem đáp án
Đáp án A. Cu.
K   Na   Mg   Al   Zn   Fe   Ni   Sn   Pb   H2  Cu   Fe2+   Ag   Hg   Pt   Au
KL muốn tác dụng với HCl phải đứng trước H

Câu 3:

Ở nhiệt độ thường, kim loại Mg không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án B. NaNO3.
Mg đứng sau Na trong dãy hoạt động hóa học
K   Na   Mg   Al   Zn   Fe   Ni   Sn   Pb   H2   Cu   Fe2+   Ag   Hg   Pt   Au

Câu 4:

Kim loại nào sau đây có được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
Xem đáp án
Đáp án C. Cu.
Phương pháp thủy luyện là dùng các KL mạnh đẩy KL yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng, dùng điều chế các KL đứng sau Al trong dãy điện hóa tạo thành kim loại
K   Na   Mg   Al   Zn   Fe   Ni   Sn   Pb   H2   Cu   Fe2+   Ag   Hg   Pt   Au

Câu 5:

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc, nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau đây để khử độc thủy ngân?
Xem đáp án
Đáp án C. Bột lưu huỳnh.
Ta có thể khử độc thủy ngân bằng bột lưu huỳnh: S + Hg → HgS ↓. Sản phẩm HgS sinh ra dưới dạng chất rắn nên dễ dàng thu gom và xử lí.

Câu 6:

Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường?
Xem đáp án
Đáp án A. Ba.
Các KL: K, Na, Ca, Ba,... thường dễ tác dụng với H2O ở điều kiện thường

Câu 8:

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
Xem đáp án
Đáp án C. thạch cao sống.
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là thạch cao sống.

Câu 10:

Thành phần chính của quặng manhetit là
Xem đáp án
Đáp án B. Fe3O4.
Quặng sắt quan trọng là: manhetit Fe3O4 (hiếm, giàu sắt nhất); hematit đỏ Fe2O3; hematit nâu Fe2O3.nH2O; xiđerit FeCO3; pirit FeS2.

Câu 11:

Khi cho H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 sẽ có hiện tượng:
Xem đáp án
Đáp án C. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.
K2CrO4 có màu vàng khi gặp môi trường axit sẽ chuyển thành K2Cr2O7 có màu da cam

Câu 13:

Chất béo (triglixerit hay triaxylglixerol) không tan trong dung môi nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án A. Nước.
Chất béo không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ

Câu 14:

Chất nào sau đây tác dụng với metylaxetat?
Xem đáp án
Đáp án C. NaOH.
Este thủy phân được trong môi trường axit và bazơ

Câu 16:

Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn?
Xem đáp án
Đáp án D. Alanin.
Các aminoaxit ở điểu kiện thường là chất rắn dễ tan trong nước

Câu 17:

Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là
Xem đáp án
Đáp án A. 3.
Liên kết peptit là liên kết giữa các đơn vị α-aminoaxit

Câu 18:

PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, … PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án B. Vinyl clorua.
PVC là polivinylclorua (polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp vinylclorua).
PTHH: nCH2=CHCl t0,p,xt(-CH2-CH(Cl)-)n

Câu 19:

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
Xem đáp án
Đáp án C. NaCl.
Chất điện li mạnh là chất chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. Gồm axit mạnh (HCl, HNO3,...), bazơ mạnh (NaOH, KOH,...) và đa số các muối.

Câu 22:

Este nào sau đây không thể điều chế được bằng phản ứng este hóa?
Xem đáp án
Đáp án A. Vinyl axetat.
Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2) không thể điều chế bằng phản ứng este hóa vì không tồn tại ancol CH2=CH–OH để tham gia phản ứng este hóa với axit CH3COOH

Câu 23:

Hoà tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án D. 2,70.
2Al   3H20,1          0,15mAl = 2,7 (g)

Câu 24:

Hỗn hợp X gồm hai chất có cùng số mol. Cho X vào nước dư, thấy tan hoàn toàn và thu được dung dịch Y chứa một chất tan. Cho tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được chất rắn gồm hai chất. Chất rắn X có thể gồm
Xem đáp án
Đáp án C. Fe và Fe2(SO4)3.
Chất rắn X có thể gồm Fe và Fe2(SO4)3.
PTHH:
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
→ Dung dịch Y chứa 1 chất tan duy nhất là FeSO4.
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2
→ Hai chất rắn thu được sau phản ứng gồm BaSO4 và Fe(OH)2.

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây không đúng?
Xem đáp án
Đáp án A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
Sai vì chất béo là trieste của glixerol và axit béo

Câu 27:

Phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án
Đáp án C. Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3 thành Ag.
C sai, vì glucozơ khử AgNO3 thành Ag.
PTHH: HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2t0 HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

Câu 28:

Thủy phân 136,8 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được m gam fructozơ. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án D. 54.
Saccarozơ + H2O  Glucozơ + Fructozơ
342                                                   180
136,8                                                 m
H=75%mFructozo=75%.136,8.180342=54 gam

Câu 29:

Cho amin đơn chức X tác dụng với HNO3 loãng thu được muối amoni Y trong đó nitơ chiếm 22,95% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của amin là
Xem đáp án
Đáp án B. C3H9N.
Coi amin là amin đơn chức bậc 1: RNH2 → RNH3NO3
Ta có: %mNRNH3NO3=14×2R+79.100%=22,95%R=43C3H7
→ CTPT là C3H9N.

Câu 30:

Cho các polime gồm: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) nilon-6,6; (4) tơ nitron. Số polime thuộc loại polime tổng hợp là
Xem đáp án
Đáp án C. 2.
Các polime tổng hợp là: (3) nilon-6,6; (4) tơ nitron.
(1) là polime thiên nhiên.
(2) là polime bán tổng hợp (nhân tạo).

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn m gam P rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH. Sau khi các phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m + 9,72 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án A. 1,86.

Ta dùng k thut đin s đin tích : m+9,72BTNT.PPO43:m31K+:0,15BTDTH+:3m310,15BTKLm+9,72=95m31+0,15.39+3m310,15m=1,86


Câu 32:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Hoà tan hỗn hợp rắn gồm Na và Al (có cùng số mol) vào lượng nước dư.
(f) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeCl2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch thu được chứa một muối tan
Xem đáp án
Đáp án A. 3.
(a) Cu dư + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
→ không thỏa mãn vì thu được 2 muối là Cu(NO3)2, Fe(NO3)2.
(b) CO2 dư + NaOH → NaHCO3
→ thỏa mãn vì thu được 1 muối là NaHCO3.
(c) Na2CO3 dư + Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + 2NaHCO3
→ không thỏa mãn vì thu được 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3 dư.
(d) Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag
→ không thỏa mãn vì thu được 2 muối là Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.
(e) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
     2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
→ thỏa mãn vì thu được muối duy nhất là NaAlO2.
(d) Cl2 dư + 2FeCl2 → 2FeCl3
→ thỏa mãn vì thu được muối duy nhất là FeCl3.
Vậy có 3 dung dịch chứa 1 muối tan.

Câu 34:

Cho các nhận xét sau đây:

(a) Hợp chất CH3COONH3CH3 có tên gọi là metyl aminoaxetat.
(b) Cho glucozơ vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thấy cốc chuyển sang màu đen, có bọt khí sinh ra.
(c) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
(d) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản chỉ thu được hỗn hợp các α-aminoaxit.
(e) Fructozơ và glucozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(g) Hidro hóa hoàn toàn triolein (bằng H2, xúc tác Ni, đun nóng) thu được tristearin.

Số nhận xét đúng là
Xem đáp án
Đáp án B. 4.
Có 4 nhận xét đúng là (2), (4), (5) và (6)
(1) Sai vì đây là metylamoni axetat còn metyl aminoaxetat là NH2COOCH3
(2) Đúng vì H2SO4 đặc có tính háo nước sẽ rút H2O của đường còn lại cacbon (màu đen) và khí là do C phản ứng với H2SO4 tạo CO2 và SO2
(3) Sai vì anilin không làm đổi màu cả phenolphtalein và quỳ tím
(4) Đúng vì protein đơn giản chỉ tạo từ các a-aminoaxit, protein phức tạp mới có thêm các thành phần phi protein.

Câu 35:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước thu được 3,024 lít khí (đktc), dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch CuSO4 dư, kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch có khối lượng giảm đi 1,38 gam. Cho từ từ 55 ml dung dịch HCl 2M vào Y thu được 5,46 gam chất rắn. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án C. 8,58 gam.

Cht rn Z là Al nAl=aBTEnCu=1,5a1,5a.6427a=1,38a=0,02Và nHCl=0,11n=0,07Cl:0,11Ba2+:bAl3+:2b0,07b=0,04m=8,58Ba:0,04Al:0,08+0,02=0,1O:0,320,135.22=0,025


Câu 38:

Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam hỗn hợp muối của các axit béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 6,06 mol O2. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án A. 67,32.
Chất béo X chứa các triglixerit của axit béo no (chứa 3 liên kết π và 6 nguyên tử O trong phân tử) và axit béo tự do (chứa 1 liên kết π và 2 nguyên tử O trong phân tử).
Gọi số mol triglixerit, axit béo trong X và số mol CO2 khi đốt cháy X lần lượt là x, y và z (mol)
* Xét phản ứng với NaOH
Ta có nNaOH = 3ntriglixerit + naxit béo = 3x + y = 0,25 (1)
X + NaOH → muối + C3H5(OH)3 (x mol) + H2O (y mol)
Áp dụng BTKL → m = mX = 69,78 + 92x + 18y – 0,25.40 = 92x + 18y + 59,78 (gam).
* Xét phản ứng đốt cháy
X + O2 (6,06 mol) → CO2 (z mol) + H2O
+ Axit béo trong X có 1 liên kết π trong phân tử → nCO2 = nH2O (khi đốt cháy).
+ Triglixerit trong X có 3 liên kết π trong phân tử → nCO2 – nH2O = 2ntriglixerit
→ Đốt cháy X ta có: nH2O = nCO2 – 2ntriglixerit = z – 2x (mol).
BTNT O → 6x + 2y + 6,06.2 = 2z + z – 2x → 8x + 2y – 3z = -12,12 (2)
BTKL → mX + mO2 = mCO2 + mH2O
→ 92x + 18y + 59,78 + 6,06.32 = 44z + 18z – 18.2x → 128x + 18y – 62z = -253,7 (3)
Từ (1)(2) và (3) → x = 0,08 ; y = 0,01 và z = 4,26.
Vậy m = 92x + 18y + 59,78 = 67,32 gam.

Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là
Xem đáp án
Đáp án C. 146.
nCO2 = 0,24 Bo toàn khi lưng nH2O=0,19nOE=mEmCmH16=0,2nNaOH phn ng = 0,1 và nNaOH dư = 0,02Đt T (mui + NaOH dư) nH2O=0,01=nNaOH du2 nên các mui đu không còn H.  Các mui đu 2 chc Các ancol đu đơn chc. Mui no, 2 chc, không có H duy nht là COONa2E+NaOH0,12T+AncolBo toàn HnHancol=0,48 nAncol=nNaOH phn ng = 0,1S H (ancol) =0,480,1=4,8 Ancol gm CH3OH (0,06) và C2H5OH (0,04) X là (COOCH3)3 Y là CH3OOCCOOC2H5Z là COOC2H52MZ=146

Bắt đầu thi ngay