Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán học 7 Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án

Trắc nghiệm Toán học 7 Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án

Trắc nghiệm Toán học 7 Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án

  • 581 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

Tập số thực được kí hiệu là \(\mathbb{R}\). Do đó, đáp án A sai.

\(\mathbb{N}\) \(\mathbb{Q}\) \(\mathbb{R}\). Do đó, đáp án B sai.

Vì \(\mathbb{N}\) \(\mathbb{Z}\); \(\mathbb{Z}\)\(\mathbb{Q}\); \(\mathbb{Q}\) \(\mathbb{R}\) nên \(\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\). Do đó, đáp án C đúng.

Mọi số vô tỉ đều là số thực. Do đó, đáp án D sai.

Vậy chọn đáp án C.


Câu 2:

Khẳng định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

\(\sqrt 4 = 2\). Vì 2 là số tự nhiên nên \(\sqrt 4 \in \mathbb{N}\). Do đó, đáp án A đúng.

\(\sqrt 3 = 1,732...\) . Vì 1,732… là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 3 \)là số vô tỉ. Suy ra \(\sqrt 3 \in I\). Do đó, đáp án B sai.

\(\frac{2}{3} = 0,66...\). Vì 0,66… là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên \(\frac{2}{3}\) là số hữu tỉ. Mà số vô tỉ là số thực. Suy ra, \(\frac{2}{3} \in \mathbb{R}\). Do đó, đáp án C đúng.

−9 là số nguyên âm nên \( - 9 \in \mathbb{Z}\). Do đó, đáp án D đúng.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 3:

Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ chấm: −9,08 < 9,…1

</>

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vì −9,08 là số thập phân âm và 9,…1 số thập phân dương.

Mà số thập phân âm luôn bé hơn số thập phân dương nên ta có thể điền vào chỗ chấm các chữ số từ 0; 1; 2;...; 9.

Vậy chọn đáp án A.


Câu 4:

So sánh 0,(31) và 0,3(12).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

0,(31) = 0,3131…;

0,3(12) = 0,3121…

Mà 0,3131… > 0,3121… nên 0,(31) > 0,3(12).

Vậy chọn đáp án B.


Câu 5:

Trong các số |− 9,35|; \(\sqrt {50} \); 6,(23); \(\sqrt 3 \) số lớn nhất là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vì giá trị tuyệt đối của một số thực x luôn là số không âm: |x| ≥ 0 với mọi số thực x.

Do đó, |− 9,35| = 9,35.

\(\frac{1}{3}\)= 0,(3)

Sử dụng máy tính cầm tay, ta có \(\sqrt 3 \)= 1,732…

Suy ra 0,(3) < 1,732…< 6,(23) < 9,35

Do đó, \(\frac{1}{3}\) < \(\sqrt 3 \) < 6,(23) < |− 9,35|

Vậy số lớn nhất là |− 9,35|.


Câu 6:

Sử dụng máy tính cầm tay, so sánh \(\sqrt {10} \) và 3,163.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: \(\sqrt {10} = 3,162...\)

Mà 3,162…< 3,163 nên \(\sqrt {10} < 3,163\).

Vậy chọn đáp án B.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau.

Vậy chọn đáp án C.


Câu 8:

Số đối của \(\sqrt 5 \) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

Số đối của \(\sqrt 5 \)là \( - \sqrt 5 \).

Vậy chọn đáp án B.


Câu 9:

Chọn khẳng định sai.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.

Mà trên trục số, khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 bằng khoảng cách từ điểm 0 đến điểm x cũng bằng khoảng cách từ điểm 0 đến điểm –x.

Do đó, đáp án B sai.


Câu 10:

Giá trị tuyệt đối của −3,14 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì giá trị tuyệt đối của một số thực x luôn là số không âm: |x| ≥ 0 với mọi số thực x.

Nên |−3,14| = 3,14.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 11:

Có bao nhiêu số thực x thoả mãn \(\left| x \right| = \sqrt 5 \)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

\(\left| x \right| = \sqrt 5 \)

Vì \(\sqrt 5 \) > 0 nên x = \(\sqrt 5 \) hoặc x = \( - \sqrt 5 \).

Do đó có hai giá trị x thỏa mãn bài toán.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 12:

Khẳng định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

Sử dụng máy tính cầm tay có tính được \(\sqrt 2 = 1,41...;\sqrt 3 = 1,73...;\sqrt 5 = 2,23...\)là các số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \) là các số vô tỉ mà mọi số vô tỉ đều là số thực. Suy ra, \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \)là số thực.

Do đó, đáp án A đúng.

Số nguyên là số thập phân hữu hạn nên số nguyên là số hữu tỉ mà mọi số hữu tỉ đều là số thực. Suy ra, mọi số nguyên đều là số thực.

Do đó, đáp án B đúng.

\(\frac{1}{{16}} = 0,0625\). Vì 0,0625 là số thập phân hữu hạn nên \(\frac{1}{{16}}\) là số hữu tỉ. Suy ra, \(\frac{1}{{16}} \notin I\). Do đó, đáp án C sai, đáp án D đúng.


Câu 13:

Sắp xếp các số thực \( - \frac{2}{3};\,\,\sqrt 2 ;\,\,0,2(14)\,;\frac{4}{7};\,\,0,123\) theo thứ tự từ lớn đến bé:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta chia dãy số trên thành 2 nhóm:

Nhóm 1: \( - \frac{2}{3}\)

Nhóm 2: \(\sqrt 2 ;\,\,0,2(14)\,;\,\,\frac{4}{7}\,;\,\,0,123\)

Xét nhóm 2 ta có:

\(\sqrt 2 = 1,414...\); 0,2(14) = 0,214…; \(\frac{4}{7} = 0,571...\)

Mà 1,414…> 0,571…> 0,214…> 0,123 nên \(\sqrt 2 \)> \(\frac{4}{7}\)> 0,2(14) > 0,123.

Vì 0,123 là số dương, \( - \frac{2}{3}\) là số âm mà số dương luôn lớn hơn số âm nên 0,123 >\( - \frac{2}{3}\).

Suy ra, \(\sqrt 2 \)> \(\frac{4}{7}\)> 0,2(14) > 0,123 > \( - \frac{2}{3}\).

Vậy chọn đáp án D.


Câu 14:

Giá trị của biểu thức \(\sqrt {\left| { - 16} \right|} = ?\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có:

\(\sqrt {\left| { - 16} \right|} = \sqrt {16} = 4\)

Vậy chọn đáp án C.


Câu 15:

Tìm giá trị của z biết |z – 8| = 0

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có

|z – 8| = 0

z – 8 = 0

z = 8

Vậy chọn đáp án A.


Bắt đầu thi ngay