Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử 10 (có đáp án - Đề 4)
-
875 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vào năm 938 Ngô Quyền đã đánh thắng quân xâm lược nào trên sông Bạch Đằng?
Đáp án A
Câu 3:
Câu ca dao sau nêu lên nỗi niềm gì của người nông dân?
“ Con ơi, mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
Đáp án B
Câu 4:
Tên quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Nguyễn thời Minh Mạng là gì?
Đáp án B
Câu 5:
Vương triều nào là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam?
Đáp án D
Câu 7:
Nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?
Đáp án D
Câu 8:
Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?
Đáp án A
Câu 9:
Dựa vào đoạn thơ sau và hiểu biết của bạn trả lời các câu hỏi:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tiêu đề của bài thơ này là gì? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đó là bài Nam Quốc sơn hà, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Tống lần hai thời nhà Lý.
Câu 10:
Phân tích ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Bài thơ dược ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Tống đang diễn ra quyết liệt. Bài thơ có ý nghĩa như sau:
- Khi thế giặc mạnh hơn ta, bài thơ đã cổ vũ mạnh mẽ vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt là binh lính. Với việc bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.
- Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.
- Nội dung bài thơ khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Như vậy, bài thơ có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.
Câu 11:
Dựa vào sơ đồ sau và hiểu biết của bạn trả lời các câu hỏi:
Đây là sơ đồ bộ máy nhà nước của nước Việt Nam ở thời nào? Ai là người đã tiến hành cải cách bộ máy nhà nước như trên?
Đây là sơ đồ bộ máy nhà nước của nước Việt Nam ở thời Lê sơ. Lê Thánh Tông là người đã tiến hành cải cách bộ máy nhà nước như trên.
Câu 12:
Phân tích ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính trên.
Ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính trên.
- Ở trung ương, chức tể tướng và các chức đại hành khiến bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sự đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.
⇒ Tăng cường tính chuyên chế của nhà Vua, vua trực tiếp nắm giữ mọi việc quan trọng. Không còn chức quan dưới một người trên vạn người làm uy hiếp đến vương quyền của nhà vua, phân tán quyền lực ra cho nhiều người. Duy trì các cơ quan giám sát, các cơ quan chứ năng để các cơ quan được tự kìm chế lẫn nhau, giám sát lẫn nhau. Tạo ra được uy lực và uy quyền của nhà vua trong việc cai quản đất nước.
- Địa phương, cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.
⇒ Tạo ra bộ máy quản lí hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế.