Bài 8: Văn minh ấn độ cổ - trung đại có đáp án
-
454 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với sông Ấn và sông Hằng. (SGK - Trang 44)
Câu 2:
Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là tộc người Đra-vi-đi-an. (SGK - Trang 45)
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. Thể chế nhà nước ở Ấn Độ thời cổ - trung đại là nhà nước quân chủ chuyên chế.
Câu 4:
Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến được xác lập ở Ấn Độ và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn. (SGK - Trang 46)
Câu 5:
Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Chữ Phạn là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại. (SGK - Trang 46)
Câu 6:
Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là chữ Hin-đi. (SGK - Trang 46)
Câu 7:
Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na. Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng từ Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác. (SGK - Trang 47)
Câu 8:
Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phật giáo và Hin-đu giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. (SGK - Trang 47)
Câu 9:
Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bà La Môn giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ. (SGK - Trang 47)
Câu 10:
Người sáng lập đạo Phật là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, theo truyền thuyết do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập. (SGK - Trang 48)
Câu 11:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin-đu giáo?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hin-đu giáo tôn thờ ba thần chủ yếu Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo vệ) và Si-va (thần Hủy diệt). (SGK - Trang 47)
Câu 12:
Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hin-đu giáo ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo. (SGK - Trang 47)
Câu 13:
Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo. Kiến trúc Phật giáo với đặc trưng là tháp, chùa, trụ đá; kiến trúc Hin-đu giáo gồm đền tháp,... (SGK - Trang 49)
Câu 14:
Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc phát minh ra
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc phát minh ra số 0. (SGK - Trang 50)
Câu 15:
Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại có ý nghĩa như thế nào đối với văn minh nhân loại?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Để lại nhiều giá trị độc đáo, góp phần làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại.
- Chứng minh cho sức sáng tạo, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú của cư dân Ấn Độ, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.
- Có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia, khu vực. (SGK - Trang 50)