Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học có lời giải (Đề số 20)
-
3021 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đốt cháy hỗn hợp gồm 3 hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng cháy (ở đktc) là
Chọn A
Bảo toàn O : 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 0,175 mol
=>V= 3,92 lit
Câu 2:
Ở một loại polietilen có phân tử khối là 420000. Hệ số trùng hợp của loại polietien đó là
Chọn D
(C2H4)n = 420000 => hệ số trùng hợp = 15000
Câu 3:
Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và chất nào trong số các chất sau?
Chọn C
Câu 4:
Cho 1,17 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lit khí H2 (đktc). X là
Chọn D
X + H2O -> XOH + ½ H2
=> nX = 2nH2 = 0,03 mol => MX = 39g (K)
Câu 5:
Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
Chọn A
Các chất thỏa mãn : Saccarozo ; xenlulozo , tinh bột
Câu 6:
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí vào dung dịch H2S
(b) Sục khí F2 vào nước
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH (g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
Chọn A
(a) S ; (b) O2 ; (c) Cl2 ; (e) H2
Câu 8:
Khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc kĩ rồi để yên. Hiện tượng quan sát được là:
Chọn C
Vì Br2 tan dễ trong dung môi không phân cực như benzen nên hòa vào nhau
Câu 10:
Cho các cân bằng sau
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là:
Chọn B
Các cân bằng mà số mol 2 về bằng nhau thì không chịu sự ảnh hưởng của áp suất
Câu 13:
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng, dư, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị V là
Chọn C
Bảo toàn e : 3nFe = 3nNO => nNO = 0,1 mol
=>V= 2,24 lit
Câu 14:
Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl-. Giá trị của x là
Chọn đáp án A
Bảo toàn điện tích:
→ 0,2 + 2.0,1 + 2.0,05 = 0,15 + x
→ x = 0,35 mol
Câu 15:
Khi điện phân nóng chảy NaCl (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
Chọn D
Catot luôn xảy ra sự khử và ở trường hợp này là khử Na+
Câu 16:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với chất nào trong các chất sau?
Chọn B
Câu 17:
Trong số các kim loại sau: Ag, Cu, Au, Al. Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất ở điều kiện thường là
Chọn D
Câu 18:
Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm:
(1) CH2Cl-CH2Cl; (2) CH3-COO-CH=CH2; (3) CH3- COO-CH2-CH=CH2; (4) CH3-CH2-CHCl2; (5) CH3-COO-CH2Cl Các chất phản ứng tạo sản phẩm có phản ứng tráng bạc là:
Chọn D
(2) tạo CH3CHO ; (4) tạo CH3CH2CHO ; (5) tạo HCHO
Câu 19:
Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2. X và Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z có phản ứng cộng hợp Br2; Z tác dụng với NaHCO3. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là
Chọn C
C3H4O2 có các công thức : HCOOCH=CH2 ; CH2=CHCOOH ; CH2(CHO)2
Z tác dụng với NaHCO3 => Z là axit CH2=CHCOOH
X vừa tráng bạc vừa phản ứng cộng với Brom => HCOOCH=CH2
Câu 20:
Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
Chọn B
Số khối = p + n = 35
Tổng số hạt = p + e + n = 2p + n = 52
=>p = 17 = số hiệu nguyên tử của X
Câu 21:
Hòa tan hỗn hợp hai khí: CO2 và NO2 vào dung dịch KOH dư, thu được hỗn hợp các muối là
Chọn B
Câu 22:
Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là
Chọn B
Câu 23:
Khi cho luồng khí hidro(dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là:
Chọn C
Do Al2O3 ; MgO không phản ứng nên chất rắn gồm Al2O3 ; MgO ; Fe ; Cu
Câu 24:
Dãy gồm các chất mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
Chọn B
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8 thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
Chọn C
Vì hỗn hợp hidrocacbon đều là anken => nC.2 = nH
nCO2 = nC = 0,075 mol => nH = 0,15 mol
=> m = mC + mH = 1,05g
Câu 26:
Một oxit kim loại có phần trăm theo khối lượng của oxi trong oxit là 20%. Công thức của oxit là
Chọn A
Gọi oxit kim loại là M2On
=> %mO =
Nếu n = 2 => M = 64 (Cu)
=> A
Câu 27:
Xà phòng hóa 8,8 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
Chọn D
CH3COOC2H5 + NaOH -> CH3COONa + C2H5OH
Chất rắn chính là CH3COONa có nmuối = neste = 0,1 mol
=> m = 8,2g
Câu 28:
Cho các hợp chất hữu cơ:
(1) ankan;
(2) ancol no, đơn chức, mạch hở;
(3) Monoxicloankan;
(4) ete no, đơn chức, mạch hở;
(5) anken;
(6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở
(7) ankin;
(8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
(9) axit no, đơn chức, mạch hở
(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là
Chọn A
Câu 30:
Số nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có phân lớp electron lớp ngoài cùng 4s1 là
Chọn A
Các nguyên tố : [Ar]4s1 ; [Ar]3d54s1 ; [Ar]3d104s1
Câu 31:
Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Chọn C
Glucozo -> 2Ag
=> nAg = 2nGlucozo = 0,2 mol
=> m = 21,6g
Câu 32:
Trong các chất: m-HOC6H4OH; p-CH3COOC6H4OH; CH3CH2COOH;
(CH3NH3)2CO3; CH2(Cl)COOC2H5; HOOCCH2CH(NH2)COOH; ClH3NCH(CH3)COOH
Số chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH là
Chọn D
Các chất thỏa mãn : m-HOC6H4OH ; (CH3NH3)2CO3 ; CH2(Cl)COOC2H5 ; HOOCCH2CH(NH2)COOH ; ClH3NCH2COOH
Câu 33:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
C2H4 → C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5
Số phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá trên thuộc phản ứng oxi hoá khử là
Chọn D
Các phản ứng thứ : 1 ; 2 ; 4 ; 5
Câu 34:
Trong phương trình phản ứng:
aK2SO3 + bKMnO4 + cKHSO4 -> dK2SO4 + eMnSO4 + gH2O.
Tổng hệ số tối giản các chất tham gia phản ứng là
Chọn D
5K2SO3 + 2KMnO4 + 6KHSO4 -> 9K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O
Câu 35:
Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 ( = 1,75) lội chậm qua 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn C
MX = 56g => nX = 0,5 mol => nCO2 = 0,2 ; nSO2 = 0,3 mol
nOH = 0,75 mol ; nBa2+ = 0,2 mol
nCO3(2-) + nSO3(2-) = nOH – nSO2 – nCO2 = 0,25 mol > nBa2+
+) Nếu chỉ có muối BaSO3 : 0,2 mol => m = 43,4g
Giả sử có 1 lượng muối BaCO3 trong kết tủa. Do MBaSO3 > MBaCO3
=> m < 43,4g => Giá trị 41,8g thỏa mãn
Câu 36:
Cho 28,1g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO tác dụng vừa đủ với 250 ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là
Chọn A
Tác dụng vừa đủ nên ta có dạng tổng quát :
O + H2SO4 -> SO4 + H2O
=> nO = nSO4 = 0,5 mol
=> mmuối = moxit – mO + mSO4 = 68,1g
Câu 37:
Cho 17,9 gam hỗn hợp Fe, Cu và Al vào bình đưng 200 gam dung dịch H2SO4 24,01%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,6 gam chất rắn và có 5,6 lit khí đktc thoát ra. Thêm tiếp vào bình 10,2 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch là
Chọn B
nH2SO4 = 0,49 mol > nH2 = 0,25 mol => axit dư
=> Fe ; Al hết. Chất rắn là Cu
=> mFe + mAl = 56nFe + 27nAl = 17,9 – 9,6 = 8,3g
nH2 = nFe + 1,5nAl = 0,25 mol
=> nFe = nAl = 0,1 mol.
nH2SO4 dư = 0,49 – 0,25 = 0,24 mol => nH+ = 0,48 mol
Khi thêm 0,12 mol NaNO3 vào thì Cu( 0,15 mol) và Fe2+ phản ứng
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,15->0,4 -> 0,1 mol
3Fe2+ + 4H+ + NO3- -> 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,06<- 0,08 -> 0,02
=> VNO = 0,12.22,4 = 2,688 lit
Vậy trong dung dịch sau có : 0,06 mol Fe3+ ; 0,04 mol Fe2+ ; 0,15 mol Cu2+ ; 0,1 mol Al3+ ; 0,49 mol SO42-; 0,12 mol Na+
=> m = 67,7g
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, trong X oxi chiếm 47,76% khối lượng. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
Chọn B
mO = 47,76%mX => nO = 0,8 mol => nSO4 = 0,2 mol
=> 2nCu2+ + 3nFe3+ + 2nMg2+ = 2nSO4 = 0,4 mol = nOH pứ
=> Chất kết tủa gồm hidroxit kim loại và BaSO4
=> m = mKL + mOH + mBaSO4 = (26,8 – 0,2.96) + 0,4.17 + 233.0,2 = 61g
Câu 39:
Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn. Giá trị của m là
Chọn C
nZn = 0,06 mol ; nAgNO3 = nNO3 = 0,08 mol < 2nZn
=> Y chỉ chứa 0,04 mol Zn(NO3)2
Bảo toàn khối lượng : mZn + mmuối Y = mrắn + mmuối sau
=> mmuối Y = 6,14 + 0,04.189 – 3,9 = 9,8g
Bảo toàn khối lượng : m + mAgNO3 = mmuối Y + mX
=> m = 3,20g
Câu 40:
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
Chọn D
nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 0,6 mol
=> mAg =64,8g
Câu 41:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 49,28 lit CO2 và 33,3 gam H2O (Các thể tích khí đo đktc). Nếu cho 0,1 mol X trên thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
Chọn B
Giả sử số liên kết peptit trong X là k => số amino axit = (k+1)
=> số oxi trong X là (k + 2)
Bảo toàn oxi : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> 0,1.(k + 2) + 2.2,625 = 2.2,2 + 1,85
=>k = 8 => Số N trong X là 9
=> nN2 = ½ nN(X) = 0,45 mol
Bảo toàn khối lượng : mX = mCO2 + mH2O + mN2 – mO2 = 58,7g
nNaOH = 1 mol => nNaOH dư = 1 – 0,1.9 = 0,1 mol
nH2O = nCOOH = nX = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng : mrắn = mX + mNaOH – mH2O = 96,9g
Câu 42:
Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D = 1,2 g/ml, M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54 gam M2CO3 và hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào?
Chọn C
Sơ đồ : CH3COOH + MOH à CH3COOM(+H2O) à M2CO3 + CO2 + H2O
Bảo toàn C => nC(M2CO3) < nC(axit) = 0,2 mol
mMOH = 7,2g
nMOH = 2nM2CO3 =>
=> nNaOH = 0,18 mol => nNa2CO3 = 0,09 mol
CH3COOH + NaOH à CH3COONa + H2O
2CH3COONa + 4O2 à Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O
CO2 + 2NaOH à Na2CO3 + H2O
=> nCO2 = 0,11 mol ; nH2O = 0,19 mol
Khi cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư => nCaCO3 = 0,11 mol
=> mCaCO3 – mCO2 – mH2O = 2,74g => Khối lượng dung dịch giảm 2,74g
Câu 43:
Hỗn hợp R chứa các hợp chất hữu cơ đơn chức gồm axit (X), ancol (Y) và este (Z) (được tạo thành từ X và Y). Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam este (Z) trong O2 vừa đủ rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 13,95 gam. Mặt khác, 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với NaOH được 1,7 gam muối. Axit X và ancol Y tương ứng là
Chọn A
Đốt cháy Z : nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol
,mgiảm = mBaCO3 – mCO2 – mH2O = 13,95
=> nH2O =0,075 mol
Bảo toàn khối lượng : mZ + mO2 = mCO2 + mH2O
=> nO2 = 0,1125 mol
Bảo toàn O : nO(Z) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO(Z) = 2nZ = 0,05 mol
=> nZ = 0,025 mol => MZ = 86g
Z + NaOH tạo 1,7g muối => Mmuối = R + 67 = 68 => R = 1(H)
=>Z là HCOOC3H5
Câu 44:
X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2 là:
Chọn D
nCO2 = 1,45 mol ; nH2O = 1,6 mol
Bảo toàn : mX = mC + mH = 20,6g
My = 52,75g
Gọi số mol C3H6 : a ; C3H8 : b ; C4H8 : c ; C4H10 : d
,nCO2 = 3a + 3b + 4c + 4d = 1,45 mol
Lại có khi cho H2 vừa đủ nghĩa là đủ để phản ứng hết với xicloankan thành ankan
=> Y gồm (a+b) mol C3H8 và (c+d) mol C4H10
=>mY = 52,75(a+b+c+d) = 44(a+b) + 58(c+d)
=> 5(a+b) = 3(c+d)
=> a + b = 0,15 ; c + d = 0,25
=> nX =a + b +c + s = 0,4 mol
=>MX = 51,5g => dX/H2 = 25,75
Câu 45:
Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch NaOH a% với cường độ dòng điện 19,3A, sau 60 phút thu được 100 gam dung dịch X có nồng độ 24%. Giá trị a là
Chọn A
ne = It/nF = 0,72 mol
2H2O + 2e -> H2 + 2OH-
2H2O -> 4H+ + O2 + 4e
=> 2H2O -> 2H2 + O2
=> nH2O đp = 0,36 mol
=> mdd dầu = mX + mH2O đp = 106,48g
,mNaOH = 24g => a = 22,54%
Câu 46:
Hỗn hợp M gồm 2 andehit đơn chức, mạch hở X và Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một liên kết pi).Hidro hóa hoàn toàn 10,1 gam M cần dùng 7,84 lit khí H2 vừa đủ (đktc) thu được hỗn hợp N gồm 2 ancol tương ứng. Cho toàn bộ lượng N phản ứng hết với 6,9 gam Natri. Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được17,45 gam chất rắn. Công thức của X, Y lần lượt là:
Chọn D
nNa = nancol = 0,3 mol < nH2 = 0,35 mol
=>Na dư.
,mancol = mM + mH2 pứ = 10,8g
=> 2nH2 tạo ra = mancol + mNa - mrắn => nH2 tạo ra = 0,125 mol
=> nancol = 2.0,125 = 0,25 mol
=> Trong M có 1 chất có 1 pi (X) và Y có 2 pi
=> nX+ 2nY = 0,35 mol ; nX + nY = 0,25
=> nX = 0,15 ; nY = 0,1 mol
MM = 40,4 => trong M có HCHO (X)
=> MY.0,1 + 30.0,15 = 10,1 => MY =56 (C2H3CHO)
Câu 47:
Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl3 và PBr3 vào nước được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Y cần 500 ml dung dịch KOH 2,6M. % khối lượng của PCl3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây:
Chọn D
PCl3 + 3H2O -> H3PO3 + 3HCl
PBr3 + 3H2O -> H3PO3 + 3HBr
Gọi số mol PCl3 và PBr3 lần lượt là x và y mol
=> 137,5x + 271y = 54,44g
nKOH = 2nH3PO3 + nHCl + nHBr = 5x + 5y = 1,3 mol
=>x = 0,12 mol ; y = 0,14 mol
=>%mPCl3 = 30,31%
Câu 48:
Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng nào trong các dạng sau?
Chọn D
Ta có nHCl = 2nX => có 2 nhóm NH2
,nX = nNaOH => có 1 nhóm COOH
Câu 49:
Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn Z và có 3,36 lit khí H2 đktc. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn C
Do phản ứng xảy ra hoàn toàn , mà sau phản ứng + NaOH có khí
=> Al dư => Fe3O4 hết
8Al + 3Fe3O4 -> 4Al2O3 + 9Fe
Khi Sục CO2 : NaAlO2 + CO2 + H2O -> NaHCO3 + Al(OH)3
=> nAl(OH)3 = 0,5 mol
Mà nAl = 2/3nH2 = 0,1 mol => nAl2O3 = 0,2 mol
=> nFe3O4 = 0,15 mol
Hỗn hợp ban đầu có 0,5 mol Al và 0,15 mol Fe3O4
=> m = 48,3g
Câu 50:
Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
Chọn D
Thể tích mất đi khi đi qua dung dịch H2SO4 đặc chính là H2O
=> VH2O = 550 – 250 = 300 ml
=> Số H trung bình trong X = 6. Mà X có C2H7N
=> Số H trong 2 hidrocacbon còn lại phải có ít nhất 1 chất có H < 6
=> Loại A và B
C2H7N + O2 -> 2CO2 + 0,5N2 + 3,5H2O
=> VH2O – VCO2 – VN2 = Vamin
Mà ta thấy VH2O – VCO2 – VH2O = 50 ml < VX
=> hidrocacbon trong X không thể là ankan vì ankan : VH2O – VCO2 = Vankan
=> Loại C
=> đáp án D hợp lý nhất