Tổng hợp đề luyện thi THPTQG Hóa Học có lời giải (Đề số 16)
-
3712 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 4:
Cho Fe tác dụng với chất X thu được hợp chất Fe3+ sau phản ứng. Vậy X có thể là:
Đáp án C
Câu 5:
Kim loại có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là:
Đáp án A
Chú ý: Al, Fe, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc nguội
Câu 6:
Dung dịch X chứa HCl với nồng độ mol là 0,01M. pH của dung dịch là
Đáp án B
HCl là một axit mạnh, điện li hoàn toàn nên ta có:
HCl → H+ + Cl-
0,01M→0,01M
pH = -log[H+] = -log(0,01) = 2
Câu 8:
Phenol không tác dụng với dung dịch:
Đáp án C
Phenol mang tính axit (yếu) không tác dụng với axit
Câu 9:
Phân tử khối của anilin là:
Đáp án C
Anilin là C6H5NH2 (CTPT: C6H7N) PTK = 12.6 + 1.7 + 14.1 = 93
Câu 12:
Hoà tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp X gồm: Fe, Al và Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 39,65 gam hỗn hợp muối và V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
Đáp án B
Gọi nH2 = x => nHCl = 2x
BTKL: 14,8 + 2x.36,5 = 39,65 + 2.x => x = 0,35 mol => VH2 = 7,84 lít
Câu 13:
Hỗn hợp X gồm: N2 và H2 với tỉ lệ mol là 1 : 4. Nung hỗn hợp X ở điều kiện thích hợp để phản ứng xảy ra. Biết hiệu suất phản ứng là 40%. Phần trăm theo thể tích của amoniac (NH3) trong hỗn hợp thu được sau phản ứng là:
Đáp án D
Câu 14:
Nhúng một thanh sắt nặng m gam vào dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt nặng thêm 1,6 gam. Thể tích dung dịch CuSO4 đã dùng là:
Đáp án D
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
PT: 1 1 1 (mol) → m thanh sắt tăng = 64 – 56 = 8 gam
ĐB: 0,2 mol ← m thanh sắt tăng = 1,6 gam
V dd CuSO4 = 0,2/0,5 = 0,4 (lít) = 400 ml.
Câu 15:
Hoà tan 2,3 gam kim loại R vào nước, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là:
Đáp án B
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn một amin X đơn chức, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức phân tử của X là:
Đáp án D
nCO2 = 0,3 mol => nC = nCO2 = 0,3 mol
nH2O = 0,45 mol => nH = 2nH2O = 0,9 mol
C : H = 0,3 : 0,9 = 1 : 3
Quan sát đáp án => C3H9N
Câu 17:
Từ 180 kg glucozơ, có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch ancol etylic 20o (d = 0,8 g/ml). Biết rằng trong quá trình điều chế, lượng rượu bị hao hụt 25%:
Đáp án C
Câu 18:
Thuỷ phân 8,8 gam etylaxetat trong 250ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam rắn khan:
Đáp án C
Câu 19:
Oxi hoá 3,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau phản ứng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là andehit X. Dẫn X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (to), sau phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Đáp án D
Câu 20:
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng một thanh CuO (to) nung nóng vào dung dịch C2H5OH.
(2) Dẫn C2H2 qua dung dịch AgNO3/NH3.
(3) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (to).
(4) Nhiệt phân muối CaCO3.
(5) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 (dư).
Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là
Đáp án B
Gồm có (1) (3)
Câu 21:
Cho các cặp chất sau: Fe – Zn; Fe – Cu; Fe – Sn; Fe – Ni. Số cặp chất khi ăn mòn điện hoá xảy ra mà Fe bị ăn mòn trước là:
Đáp án C
Trong pin điện thì kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn.
Fe bị ăn mòn trước trong các pin: Fe – Cu; Fe – Sn; Fe – Ni
Câu 23:
Quặng chứa hàm lượng sắt cao nhất là:
Đáp án B
Chú ý: Ghi nhớ các quặng chứa sắt thường gặp:
Hematit đỏ: Fe2O3
Hematit nâu: Fe2O3.nH2O
Manhetit: Fe3O4
Xiderit: FeCO3
Pirit: FeS2
Câu 24:
Hỗn hợp X gồm: Fe, Ag, Cu và Mg. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng thì ta có thể cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch:
Đáp án D
Câu 25:
Cho các chất sau: etilen, axetilen, vinyl axetitlen, benzen, stiren, axit axetic, axit fomic. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là:
Đáp án C
Gồm có: etilen, axetilen, vinyl axetitlen, stiren, axit fomic
Câu 26:
Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
(2) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.
(3) Fructozơ cũng như glucozơ đều làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường.
(4) Sacarozơ thuỷ phân trong môi trường axit cho sản phẩm là hai phân tử glucozơ.
Số nhận định không chính xác là
Đáp án C
(1) Đ
(2) S. Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3.
(3) S. Fructozo không làm mất màu Br2.
(4) S. Sacarozơ thuỷ phân trong môi trường axit cho sản phẩm là 1 phân tử glucozo và 1 phân tử fructozo
Câu 27:
Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả như sau :
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Y |
Quì tím |
Quì tím không chuyển màu |
X, Z |
Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng |
Tạo kết tủa Ag |
T |
Dung dịch Br2 |
Tạo kết tủa trắng |
Z |
Cu(OH)2 |
Tạo dung dịch xanh lam |
X, Y, Z, T lần lượt là :
Đáp án B
Xét từng đáp án:
Xét A: không thỏa mãn do glyxin (X) không phản ứng với AgNO3 sinh ra Ag
Xét B: thỏa mãn
Xét C: không thỏa mãn do etyl fomat (T) không hòa tan kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
Câu 28:
Cho các phát biểu sau :
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch
(d) Tripanmitin, triolein có công thức lần lượt là (C15H31COO)3C3H5 , (C17H33COO)3C3H5
Số phát biểu đúng là :
Đáp án C
Gồm có (a) (b) (d)
Câu 29:
Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hoà tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà hết một phần ba dung dịch A là:
Đáp án B
nOH- = 2nH2 = 0,06 mol
Số mol H+ cần để trung hòa 1/3 dung dịch A là: nH+ = 0,06/3 = 0,02 mol
=> V = 0,02/0,1 = 0,2 (lít) = 200 ml
Câu 30:
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol KHCO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn qua đồ thị sau:
Tỉ lệ a:b là
Đáp án D
Quan sát đồ thị ta thấy:
+ Tại điểm nHCl (1) = 0,6 mol: NaOH vừa bị trung hòa hết
=> nNaOH = nHCl (1) => a = 0,6 mol
+ Tại điểm nHCl(2) = 0,8 mol:
KHCO3 vừa phản ứng hết với HCl theo PTHH: HCl + KHCO3 → KCl + CO2 + H2O
nHCl(2) = nNaOH + nKHCO3 => 0,8 = 0,6 + b=> b = 0,2 mol
=> a : b = 3 : 1
Câu 31:
Hòa tan hoàn toàn 8,975 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng . Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 32,975 gam muối khan. Vậy giá trị của V là
Đáp án B
Đặt nH2 = x => nH2SO4 = x
BTKL: mKL + mH2SO4 = m muối + mH2
8,975 + 98x = 32,975 + 2x => x = 0,25 mol
=> V = 5,6 lít
Câu 32:
Đốt cháy m gam Fe trong bình đựng khí Cl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan X vào H2O lắc đều. Thêm tiếp dung dịch NaOH tới dư, thấy số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 0,3 mol. Thể tích khí Cl2 đã tham gia phản ứng là: (Biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí).
Đáp án B
Câu 33:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O4 không chứa vòng thơm, không tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng a mol X với dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được một ancol Y và m gam một muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Số công thức cấu tạo có thể của X là: (X không làm đổi màu quỳ tím).
Đáp án B
Câu 34:
Cho 3,99 gam hỗn hợp X gồm CH8N2O3 và C3H10N2O4 đều mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Yvà 1,232 lít khí X duy nhất ở đktc, làm xanh quỳ ẩm. Cô cạn Y thu được chất rắn chỉ chứa muối. Phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là
Đáp án B
Câu 35:
Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hiđro (0,195 mol), axetilen (0,150 mol), vinyl axetilen (0,120 mol) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro bằng 19,5. Khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:
Đáp án C
Câu 36:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2
(2) Cho Ca vào dung dịch Ba(HCO3)2
(3) Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng
(4) Cho H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3
(5) Cho SO2 dư vào dung dịch H2S
(6) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2
(7) Cho dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là
Đáp án C
Gồm có (1) (2) (3) (4) (5) (7)
Câu 37:
Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axitcacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây là đúng:
Đáp án D
Công thức cấu tạo của X là: H3COOC-CH=CH-COOCH3 hoặc CH2=C(COOCH3)2
Câu 38:
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 39:
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol đơn chức Y và este Z tạo bởi X và Y. Cho 9,3 gam M tác dụng vừa đủ với 75ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,06 mol Y. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng M trên sinh ra 20,46 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Phần trăm số mol X trong M gần nhất với:
Đáp án C
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm: FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hoà tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử nào khác của N+5). Cô cạn dung dịch Y thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y có thể hoà tan hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m gần nhất với
Đáp án C