Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc (Đề số 14)

  • 4593 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.

Giải chi tiết:

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là thạch cao sống.


Câu 2:

Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ, … Công thức của natri hiđroxit là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

Giải chi tiết:

Công thức của natri hiđroxit là NaOH.


Câu 3:

Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Để giảm sưng tấy khi bị kiến cắn cần chọn hợp chất mang tính bazơ (có thể trung hòa axit fomic trong nọc kiến) và không gây hại cho vết thương.

Giải chi tiết:

Khi bị kiến cắn, nên dùng vôi tôi bôi vào vết thương để giảm sưng tấy.

PTHH: 2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O.


Câu 4:

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chất điện li mạnh là chất chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Giải chi tiết:

NaCl là chất điện li mạnh.

Phương trình điện li: NaCl → Na+ + Cl-.


Câu 5:

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Hợp chất mang tính lưỡng tính là hợp chất vừa mang tính axit, vừa mang tính bazơ.

Giải chi tiết:

NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

HCO3- → H+ + CO32- (tính axit)

HCO3- + H2O → H2CO3 + OH- (tính bazơ)


Câu 6:

Thành phần chính của quặng xiđerit là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về trạng thái tự nhiên của sắt.

Giải chi tiết:

Thành phần chính của quặng xiđerit là FeCO3.


Câu 7:

Thành phần chính của thuốc nổ đen là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

Giải chi tiết:

Thành phần chính của thuốc nổ đen là KNO3, C và S.


Câu 8:

Chất béo (triglixerit hay triaxylglixerol) không tan trong dung môi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của chất béo.

Giải chi tiết:

Chất béo (triglixerit hay triaxylglixerol) không tan trong nước.


Câu 9:

Kim loại nào sau đây có thể tan hoàn toàn trong nước ở điều kiện thường?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Giải chi tiết:

Kim loại K (kim loại kiềm) có thể tan hoàn toàn trong nước ở điều kiện thường.

PTHH: 2K + 2H2O → 2KOH + H2


Câu 10:

Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cửu?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+.

Để làm mềm nước cứng ta cần loại bỏ các ion này bằng cách kết tủa chúng.

Giải chi tiết:

Na2CO3 có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu do có ion CO32- có thể kết tủa hết các ion Mg2+, Ca2+ có trong nước cứng.

PTHH: Mg2+ + CO32- → MgCO3

           Ca2+ + CO32- → CaCO3


Câu 11:

Kim loại sắt không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của sắt.

Giải chi tiết:

Sắt bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội (không phản ứng).


Câu 12:

Tính chất hóa học chung của kim loại là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học về kim loại.

Giải chi tiết:

Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.


Câu 13:

Este nào sau đây không thể điều chế được bằng phản ứng este hóa?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế este (este của phenol, một số este không no không thể điều chế bằng phản ứng este hóa).

Giải chi tiết:

Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2) không thể điều chế bằng phản ứng este hóa vì không tồn tại ancol CH2=CH–OH để tham gia phản ứng este hóa với axit CH3COOH.


Câu 14:

Kim loại nào sau đây không tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí và trạng thái tồn tại của kim loại.

Giải chi tiết:

Thủy ngân (Hg) có nhiệt độ nóng chảy rất thấp (-39oC) nên tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường.


Câu 15:

Trong máu người có một lượng chất X với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. Chất X là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các hợp chất cacbohiđrat.

Giải chi tiết:

Trong máu người có một lượng glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. Chất X là glucozơ.


Câu 16:

Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Số liên kết peptit = Số mắt xích – 1.

Giải chi tiết:

Phân tử Gly-Ala-Val-Gly có 4 mắt xích.

Số liên kết peptit trong phân tử là 4 – 1 = 3 (liên kết peptit).


Câu 17:

PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, … PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về vật liệu polime.

Giải chi tiết:

PVC là polivinylclorua (polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp vinylclorua).

PTHH: nCH2=CHCl t°, p, xt (-CH2-CH(Cl)-)n


Câu 18:

Tên thay thế của CH3-NH-CH3 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Cách đọc tên thay thế của amin bậc 2:

Tên thay thế = "N" + tên gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N + tên của hiđrocacbon ứng với mạch chính + "amin"

Giải chi tiết:

Tên thay thế của CH3-NH-CH3 là N-metylmetanamin.


Câu 19:

Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Etanol là tên thay thế của hợp chất hữu cơ ⟹ Tên thường gọi của hợp chất hữu cơ.

Giải chi tiết:

Tên gọi khác của etanol (C2H5OH) là ancol etylic.


Câu 20:

Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của các hợp chất lipit, amin và amino axit đã học.

Giải chi tiết:

Trimetylamin tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường.

Triolein và anilin tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường.

Alanin là amino axit tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường.


Câu 21:

Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol saccarozơ trong môi trường axit, với hiệu suất là 75%, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) đến khi kết thúc phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

PTHH: C12H22O11 + H2O H+, t°2C6H12O6.

Dựa vào PTHH ⟹ Số mol C6H12O6 (tổng số mol glucozơ và fructozơ thu được theo lý thuyết).

Do H = 75% ⟹ Số mol C6H12O6(thực tế) (nC6H12O6 (TT) = nC6H12O6 (LT).75%/100%).

Dung dịch Y gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3

Glucozơ/Fructozơ +AgNO3/NH32Ag

Ta có nAg = 2nglucozơ + 2nfructozơ = 2nC6H12O6 (TT) ⟹ m.

Giải chi tiết:

PTHH: C12H22O11 + H2H+, t° 2C6H12O6.

Theo PTHH ⟹ nC6H12O6 (LT) = 2nC12H22O11 = 2.0,02 = 0,04 (mol).

Do H = 75% ⟹ nC6H12O6 (TT) = nC6H12O6 (LT).75%/100% = 0,04.75%/100% = 0,03 (mol).

Dung dịch Y gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3

Glucozơ/Fructozơ +AgNO3/NH3 2Ag

Ta có nAg = 2nglucozơ + 2nfructozơ = 2nC6H12O6 (TT) = 2.0,03 = 0,06 (mol).

Vậy m = 0,06.108 = 6,48 gam.


Câu 22:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức tổng hợp về các hợp chất cacbohiđrat.

Giải chi tiết:

A đúng, trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.

B đúng, vì tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích α-glucozơ liên kết với nhau.

C sai, vì glucozơ khử AgNO3 thành Ag.

PTHH: HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O t° HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

D đúng, PTHH: CO2 diep lucH2O, as C6H12O6 → (C6H10O5)n.


Câu 23:

Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam hỗn hợp muối của các axit béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 6,06 mol O2. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X bất kì có k liên kết π trong phân tử

⟹ nX = (k – 1).(nCO2 – nH2O)

Chất béo X chứa các triglixerit của axit béo no (chứa 3 liên kết π và 6 nguyên tử O trong phân tử) và axit béo tự do (chứa 1 liên kết π và 2 nguyên tử O trong phân tử).

Gọi số mol triglixerit, axit béo trong X và số mol CO2 khi đốt cháy X lần lượt là x, y và z (mol)

Lập phương trình dựa vào số mol NaOH, bảo toàn khối lượng (phản ứng với NaOH) và bảo toàn nguyên tố (phản ứng đốt cháy) ⟹ x, y và z ⟹ m.

Giải chi tiết:

Chất béo X chứa các triglixerit của axit béo no (chứa 3 liên kết π và 6 nguyên tử O trong phân tử) và axit béo tự do (chứa 1 liên kết π và 2 nguyên tử O trong phân tử).

Gọi số mol triglixerit, axit béo trong X và số mol CO2 khi đốt cháy X lần lượt là x, y và z (mol)

* Xét phản ứng với NaOH

Ta có nNaOH = 3ntriglixerit + naxit béo = 3x + y = 0,25 (1)

X + NaOH → muối + C3H5(OH)3 (x mol) + H2O (y mol)

Áp dụng BTKL ⟹ m = mX = 69,78 + 92x + 18y – 0,25.40 = 92x + 18y + 59,78 (gam).

* Xét phản ứng đốt cháy

X + O2 (6,06 mol) → CO2 (z mol) + H2O

+ Axit béo trong X có 1 liên kết π trong phân tử ⟹ nCO2 = nH2O (khi đốt cháy).

+ Triglixerit trong X có 3 liên kết π trong phân tử ⟹ nCO2 – nH2O = 2ntriglixerit

⟹ Đốt cháy X ta có: nH2O = nCO2 – 2ntriglixerit = z – 2x (mol).

BTNT O ⟹ 6x + 2y + 6,06.2 = 2z + z – 2x ⟹ 8x + 2y – 3z = -12,12 (2)

BTKL ⟹ mX + mO2 = mCO2 + mH2O

⟹ 92x + 18y + 59,78 + 6,06.32 = 44z + 18z – 18.2x ⟺ 128x + 18y – 62z = -253,7 (3)

Từ (1)(2) và (3) ⟹ x = 0,08 ; y = 0,01 và z = 4,26.

Vậy m = 92x + 18y + 59,78 = 67,32 gam.


Câu 24:

Cho 52,8 gam hỗn hợp hai este (no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau, đều không tham gia tráng gương) vào 750 ml dung dịch KOH 1M, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hai muối X, Y (MX < MY và số mol X : số mol Y=1:2). Biết lượng KOH đã lấy dư 25% so với lượng phản ứng. Số gam của muối X là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

nKOH(bđ) = 0,75.1 = 0,75 (mol).

⟹ nKOH(pứ) = 0,75.100%/125% = 0,6 mol (Do KOH lấy dư 25% so với lượng phản ứng).

Sơ đồ phản ứng: Este + KOH → muối + ancol

Gọi CTPT của este là CnH2nO2 (n ≥ 1)

Ta có neste = nKOH ⟹ Meste ⟹ n ⟹ CTPT của este.

Xác định CTCT của 2 este ⟹ Muối và số mol muối ⟹ mmuối X.

Giải chi tiết:

nKOH(bđ) = 0,75.1 = 0,75 (mol).

⟹ nKOH(pứ) = 0,75.100%/125% = 0,6 mol (Do KOH lấy dư 25% so với lượng phản ứng).

Sơ đồ phản ứng: Este + KOH → muối + ancol

Gọi CTPT của este là CnH2nO2 (n ≥ 1)

Ta có neste = nKOH = 0,6 (mol)

⟹ Meste = 14n + 32 = 52,8/0,6 = 88 ⟹ n = 4 (C4H8O2)

Vì 2 este đều không tham gia phản ứng tráng gương

⟹ Hai este là CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3

* Hai este + KOH → Hai muối X và Y lần lượt là CH3COOK (x mol) và C2H5COOK (2x mol)

Ta có nmuối = neste = x + 2x = 3x = 0,6 ⟹ x = 0,2 mol.

Vậy mmuối X = mCH3COOK = 0,2.98 = 19,6 gam.


Câu 25:

Một cốc nước có chứa các ion: K+ (0,01 mol), Na+ (0,01 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Khi đun nóng cốc nước thì: 2HCO3- t° CO32- + CO2 + H2O

Trong dung dịch sau phản ứng ta so sánh: nCa2+, Mg2+ và nCO32-

⟹ Tính cứng của nước còn lại trong cốc.

Giải chi tiết:

Khi đun nóng cốc nước ta có:

2HCO3- t° CO32- + CO2 + H2O

Theo PTHH ⟹ nCO32- = nHCO3-/2 = 0,05 (mol).

Nhận thấy nMg2+ + nCa2+ = 0,02 + 0,04 = 0,06 > 0,05 = nCO32-.

⟹ Dung dịch trong cốc sau đun chứa Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- nên nước còn lại trong cốc là nước cứng vĩnh cửu.


Câu 26:

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch (Sự điện ly – Hóa 11).

Giải chi tiết:

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là Mg(HCO3)2, HCOONa, Cu(OH)2, Fe(NO3)2.

PTHH:

Mg(HCO3)2 + 2HCl → MgCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O

HCOONa + HCl → HCOOH + NaCl

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

9Fe(NO3)2 + 12HCl → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO ↑ + 6H2O


Câu 27:

Hợp chất hữu cơ X bền, mạch hở, có công thức phân tử C2HxOy (MX < 62) có phản ứng với AgNO3/NH3. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

MX = 12.2 + x + 16y < 62 ⟹ x + 16y < 38 ⟹ 0 ≤ y ≤ 2.

Xét trường hợp y = 0 ; 1 ; 2 ⟹ Giá trị x lần lượt tương ứng.

Ứng với mỗi công thức phân tử của X ⟹ Công thức cấu tạo thỏa mãn X phản ứng với AgNO3/NH3.

Giải chi tiết:

MX = 12.2 + x + 16y < 62 ⟹ x + 16y < 38 ⟹ 0 ≤ y ≤ 2.

* TH1: y = 0 ⟹ X có dạng C2Hx.

Công thức cấu tạo thỏa mãn X phản ứng với AgNO3/NH3 là CH≡CH (phản ứng thế với AgNO3/NH3).

* TH2: y = 1 ⟹ X có dạng C2HxO.

+ x = 2 ⟹ không tồn tại hợp chất thỏa mãn.

+ x = 4 ⟹ X có công thức C2H4O.

Công thức cấu tạo thỏa mãn của X là CH3CHO (phản ứng tráng bạc với AgNO3/NH3).

+ x = 6 ⟹ X có công thức C2H6O (X no) ⟹ không có công thức cấu tạo thỏa mãn X phản ứng với AgNO3/NH3.

* TH3: y = 2 ⟹ X có dạng C2HxO2.

+ x = 2 ⟹ X có công thức C2H2O2.

Công thức cấu tạo thỏa mãn của X là OHC-CHO (phản ứng tráng bạc với AgNO3/NH3).

+ x = 4 ⟹ X có công thức C2H4O2.

Công thức cấu tạo thỏa mãn của X là HCOOCH3 và HOCH2CHO (phản ứng tráng bạc với AgNO3/NH3).

+ x = 6 ⟹ X có công thức C2H6O2 (X no) ⟹ không có công thức cấu tạo thỏa mãn X phản ứng với AgNO3/NH3.

Vậy các công thức cấu tạo thỏa mãn của X là CH≡CH, CH3CHO, OHC-CHO, HCOOCH3 và HOCH2CHO.


Câu 28:

Hỗn hợp X gồm hai chất có cùng số mol. Cho X vào nước dư, thấy tan hoàn toàn và thu được dung dịch Y chứa một chất tan. Cho tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được chất rắn gồm hai chất. Chất rắn X có thể gồm:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Cho X vào nước dư, thấy tan hoàn toàn và thu được dung dịch Y chứa một chất tan

⟹ Hỗn hợp X gồm 2 chất phản ứng hoàn toàn với nhau tỉ lệ 1:1 thu được một sản phẩm duy nhất (dung dịch Y)

Cho Y phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 thu được hai chất rắn.

Giải chi tiết:

Chất rắn X có thể gồm Fe và Fe2(SO4)3.

PTHH:

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

⟹ Dung dịch Y chứa 1 chất tan duy nhất là FeSO4.

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2

⟹ Hai chất rắn thu được sau phản ứng gồm BaSO4 và Fe(OH)2


Câu 29:

Thủy phân hoàn toàn 19,6 gam tripeptit Val-Gly-Ala trong 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

npeptit = 19,6/245 = 0,08 mol ; nNaOH = 0,3.1 = 0,3 (mol).

Nhận thấy npeptit < 3nNaOH ⟹ NaOH còn dư sau phản ứng.

Sơ đồ phản ứng: Tripeptit + 3NaOH → Chất rắn + H2O

Ta có nH2O = npeptit.

Sử dụng BTKL ⟹ mc/rắn = mpeptit + mNaOH – mH2O.

Giải chi tiết:

npeptit = 19,6/245 = 0,08 mol ; nNaOH = 0,3.1 = 0,3 (mol).

Nhận thấy npeptit < 3nNaOH ⟹ NaOH còn dư sau phản ứng.

Sơ đồ phản ứng: Tripeptit + 3NaOH → Chất rắn + H2O

Ta có nH2O = npeptit = 0,08 (mol).

Áp dụng BTKL ⟹ mc/rắn = mpeptit + mNaOH – mH2O = 19,6 + 0,3.40 – 0,08.18 = 30,16 (gam).


Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C và S cần dùng 4,48 lít khí O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ Y vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Z. Cho tiếp dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được 42,4 gam kết tủa. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Gọi công thức trung bình của hỗn hợp X là X¯

Sơ đồ phản ứng: X¯ +O2X¯O2Na2X¯O3BaX¯O3

Ta có nBaX¯O3=nX¯O2=nX¯=nO2

Dựa vào khối lượng của kết tủa ⟹ MXm=nX.MX

Giải chi tiết:

Gọi công thức trung bình của hỗn hợp X là X¯

Sơ đồ phản ứng: X¯ +O2X¯O2Na2X¯O3BaX¯O3

Ta có nBaX¯O3=nX¯O2=nX¯=nO2=4,4822,4=0,2mol

⟹ MBaX¯O3=42,40,2=212=137+MX¯+16.3MX¯=27

Vậy m=mM¯=nM¯.MX¯=0,2.27=5,4g.


Câu 31:

Cho 7,36 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sơ đồ: KL + H2SO4 → Muối + H2

BTNT H ⟹ nH2SO4 pư = nH2 ⟹ mH2SO4 ⟹ mdd H2SO4 = mH2SO4.(100/C).

BTKL: mdd sau pư = mhh + mdd H2SO4 - mH2.

Giải chi tiết:

Sơ đồ: KL + H2SO4 → Muối + H2

BTNT H ⟹ nH2SO4 pư = nH2 = 0,2 mol ⟹ mH2SO4 = 0,2.98 = 19,6 gam

⟹ mdd H2SO4 = 19,6.(100/20) = 98 gam.

BTKL: mdd sau pư = mhh + mdd H2SO4 - mH2 = 7,36 + 98 - 0,2.2 = 104,96 gam.


Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

(b) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

(c) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.

(d) Cho khí H2 dư qua hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO nung nóng, thu được Fe và Cu.

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.

(f) Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết tổng hợp chương: Đại cương kim loại.

Giải chi tiết:

(a) sai, ở điều kiện thường một số kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn nước là Li (0,534 g/cm3).

(b) đúng, do kim loại dễ nhường electron.

(c) sai, ví dụ Fe có nhiều oxit như FeO, Fe2O3, Fe3O4.

(d) đúng.

(e) đúng.

(f) đúng.

Vậy có 4 phát biểu đúng.


Câu 33:

Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol (H2N)2C5H9(COOH). Cho X vào dung dịch chứa 0,11 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,12 mol NaOH và 0,04 mol KOH, thu được dung dịch chứa 14,605 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn X thu được a mol CO2. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Để đơn giản coi dung dịch Z gồm amino axit và HCl.

ZY: H2NCnH2nCOOHH2N2C5H9COOHHCl+NaOHKOHMuoi+H2O

Ta có: nCOOH + nH+ = nOH- ⟹ số mol của Y.

Mà ta có: nH2O = nOH-.

BTKL ⟹ giá trị của n.

Bảo toàn C cho phản ứng đốt X ⟹ số mol CO2.

Giải chi tiết:

Để đơn giản coi dung dịch Z gồm amino axit và HCl.

ZY: H2NCnH2nCOOH: xH2N2C5H9COOH: 0,02HCl: 0,11+NaOH: 0,12KOH: 0,0414,605gMuoi+H2O

Ta có: nCOOH + nH+ = nOH- ⟹ x + 0,02 + 0,11 = 0,12 + 0,04 ⟹ x = 0,03 mol.

Mà nH2O = nOH- = 0,16 mol.

BTKL ⟹ 0,03.(14n + 61) + 0,02.146 + 0,11.36,5 + 0,12.40 + 0,04.56 = 14,605 + 0,16.18 ⟹ n = 4.

Bảo toàn C cho phản ứng đốt X ⟹ nCO2 = 5.0,03 + 6.0,02 = 0,27 mol.


Câu 34:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.

(c) Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Hoà tan hỗn hợp rắn gồm Na và Al (có cùng số mol) vào lượng nước dư.

(f) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeCl2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch thu được chứa một muối tan:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Xác định phản ứng thu được dung dịch chứa 1 muối tan.

Giải chi tiết:

(a) Cu dư + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

⟹ không thỏa mãn vì thu được 2 muối là Cu(NO3)2, Fe(NO3)2.

(b) CO2 dư + NaOH → NaHCO3

⟹ thỏa mãn vì thu được 1 muối là NaHCO3.

(c) Na2CO3 dư + Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + 2NaHCO3

⟹ không thỏa mãn vì thu được 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3 dư.

(d) Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag

⟹ không thỏa mãn vì thu được 2 muối là Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.

(e) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

      2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

⟹ thỏa mãn vì thu được muối duy nhất là NaAlO2.

(d) Cl2 dư + 2FeCl2 → 2FeCl3

⟹ thỏa mãn vì thu được muối duy nhất là FeCl3.

Vậy có 3 dung dịch chứa 1 muối tan.


Câu 35:

Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C8H12O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp hai muối cacboxylat Y và Z (MY < MZ). Hai chất Y, Z đều không có phản ứng tráng bạc. Có các phát biểu sau:

(a) Axit cacboxylic của muối Z có đồng phân hình học.

(b) Tên gọi của Z là natri acrylat.

(c) Có ba công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

(d) Trong phân tử chất X có hai loại nhóm chức khác nhau.

(e) Axit cacboxylic của muối Y làm mất màu dung dịch brom.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tính độ bất bão hòa của X: k=2C+2-H2⟹ Số liên kết π trong X.

Sản phẩm tạo thành có glixerol và 2 muối cacboxylat và X có 5O ⟹ X có chứa 2 chức este, 1 chức ancol.

Muối Y, Z đều không tráng bạc nên không phải là HCOONa.

Kết hợp với CTPT suy ra CTCT có thể có của X ⟹ Y, Z.

Giải chi tiết:

X có độ bất bão hòa là: k=2C+2-H2=2.8+2-122=3 ⟹ X có 3 π.

Sản phẩm tạo thành có glixerol và 2 muối cacboxylat và X có 5O ⟹ X có chứa 2 chức este, 1 chức ancol.

Muối Y, Z đều không tráng bạc nên không phải là HCOONa.

Kết hợp với CTPT suy ra X có thể là một trong các chất sau:

⟹ Y: CH3COONa; Z: CH2=CH-COONa.

(a) sai, vì CH2=CH-COOH không có đồng phân hình học.

(b) đúng.

(c) đúng.

(d) đúng, 2 loại nhóm chức là este và ancol.

(e) sai, vì CH3COOH không làm mất màu dung dịch Br2.

Vậy có 3 phát biểu đúng.


Câu 36:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Kết quả thí nghiệm cho ở bảng sau:

Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Biện luận kết hợp phương pháp bảo toàn electron.

Giải chi tiết:

Giai đoạn 1: 0sas sinh thêm 0,04 mol khí

Giai đoạn 2: as2as sinh thêm 0,12 - 0,04 = 0,08 mol khí

Giai đoạn 3: 2as3as sinh thêm 0,19 - 0,12 = 0,07 mol khí

Ta thấy cùng điện phân với thời lượng a (s) nhưng số mol khí sinh thêm khác nhau ⟹ mỗi thời điểm xuất hiện thêm 1 khí khác ⟹ Giai đoạn 1 chỉ sinh ra Cl2 (0,04 mol) ⟹ ne (trong a giây) = 2nCl2 = 0,08 mol.

Mặt khác, nhận thấy lượng khí giai đoạn 2 gấp đôi giai đoạn 1 ⟹ Giai đoạn 2 sinh thêm

Anot: Cl2 (0,04)Catot: H2 (0,04)

Giả sử giai đoạn 3 sinh thêm 0,07molAnot: Cl2(x); O2(y)Catot: H2(0,04) (lưu ý có thể sinh thêm Cl2 nên phải đặt ẩn)

Ta có hệ phương trình x+y=0,07-0,04=0,032x+4y=ne=0,08x=0,02y=0,01

+) BTNT "Cl" ⟹ nNaCl = 2nCl2(gđ1) + 2nCl2(gđ2) + 2nCl2(gđ3) = 0,2 mol.

+) Mặt khác áp dụng bảo toàn e cho catot từ 0 (s) đến 2 (s):

ne(từ 0 đến 2a giây) = 2.0,08 = 0,16 mol

Áp dụng bảo toàn e: 2nCu2+ + 2nH2(gđ2) = ne(từ 0 đến 2a giây) ⟹ 2.nCu2+ + 2.0,04 = 0,16 ⟹ nCu2+ = 0,04 mol.

Vậy hỗn hợp muối ban đầu gồm NaCl (0,2 mol) và CuSO4 (0,04 mol) ⟹ m = 18,1 gam.


Câu 37:

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ; X đơn chức; Y, Z hai chức và chỉ tạo từ một loại ancol). Cho 0,08 mol E tác dụng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm hai muối của hai axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và 5,48 gam hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E cần dùng 0,58 mol O2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong E gần nhất giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Ancol thu được đều đơn chức ⟹ Y, Z được tạo từ axit 2 chức và ancol đơn chức.

Sau phản ứng thu được 2 muối ⟹ Y, Z phải cùng tạo từ 1 muối.

Y, Z khác nhau mà cùng tạo từ 1 muối ⟹ gốc ancol của Y, Z phải khác nhau.

Vận dụng các phương pháp biện luận, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.

Giải chi tiết:

Ancol thu được đều đơn chức ⟹ Y, Z được tạo từ axit 2 chức và ancol đơn chức.

Sau phản ứng thu được 2 muối ⟹ Y, Z phải cùng tạo từ 1 muối.

Y, Z khác nhau mà cùng tạo từ 1 muối ⟹ gốc ancol của Y, Z phải khác nhau.

Ta có: neste đơn + neste 2 chức = 0,08 mol và n2 este đơn + 2neste 2 chức = nNaOH = 0,11 mol

⟹ neste đơn = 0,05 mol; neste 2 chức = 0,03 mol.

0,08mol EX: 0,05YZ+NaOH: 0,11Muoi.T+5,48g Ancol.F

Ta có nancol = nNaOH = 0,11 mol ⟹ M¯ancol=5,480,11=49,8 ⟹ C2H5OH (0,08) và C3H7OH (0,03)

Nhận thấy neste đơn > nC3H7OH nên este đơn chức không được tạo từ C3H7OH ⟹ este đơn chức có dạng RCOOC2H5.

Theo đề bài MY < MZ nên Y có dạng R'(COOC2H5)2 và Z có dạng R'(COOC3H7)2.

Từ số mol các ancol suy ra: ERCOOC2H5: 0,05R'COOC2H52: 0,08-0,052=0,015R'COOC3H72: 0,032=0,015

*Xét phản ứng đốt E: E + O2 (0,58 mol) → CO2 (a mol) + H2O (b mol)

+) BTNT "O" ⟹ 0,05.2 + 0,03.4 + 0,58.2 = 2a + b

+) nCO2 - nH2O = neste 2 chức ⟹ a - b = 0,03

Giải hệ trên được a = 0,47 và b = 0,44.

Giả sử gốc R có n nguyên tử C; gốc R' có m nguyên tử C.

BTNT "C" ⟹ 0,05.(n + 3) + 0,015.(m + 6) + 0,015.(m + 8) = 0,47

⟹ 5n + 3m = 11 ⟹ n = 1; m = 2 thỏa mãn.

⟹ EX: CH3COOC2H5: 0,05Y: C2H4COOC2H52: 0,015Z: C2H4COOC3H72: 0,015%mY26%


Câu 39:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,3 mol NaOH, thu được m gam kết tủa.

Thí nghiệm 2: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,5 mol Ba(OH)2, thu được 3m gam kết tủa.

Thí nghiệm 3: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 1M thu được a gam kết tủa.

Giá trị của a là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

- Biện luận suy ra sản phẩm tạo thành ở các thí nghiệm.

- Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

            CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

            CO2+ OH- → HCO3-

Đặt nOH-/nCO2 = T

+ Nếu T ≤ 1 thì phản ứng chỉ tạo muối HCO3-

+ Nếu 1 < T < 2 thì phản ứng sinh ra HCO3- và CO32-

+ Nếu T = 2 thì phản ứng chỉ sinh ra CO32-

+ Nếu T > 2 thì sau phản ứng thu được CO32- và OH-

Giải chi tiết:

Đặt nCO2 = x mol; nBaCO3(TN1) = y mol; nBaCO3(TN2) = 3y mol.

Ta thấy nBaCO3(TN1) < 0,2 (vì nếu nBaCO3(TN1) ≥ 0,2 thì nBaCO3(TN2) ≥ 0,6 lớn hơn cả Ba(OH)2 ⟹ Vô lý!)

Mặt khác, mBaCO3(TN2) > nBaCO3(TN1) ⟹ dung dịch tạo thành có HCO3- ⟹ TN1 tạo BaCO3, Ba2+, Na+, HCO3-

*Thí nghiệm 1:

CO2: x+Ba2+:0,2Na+:0,3OH-:0,7BaCO3:y+Na+:0,3Ba2+:0,2-y (BTNT.Ba)HCO3-: x-y (BTNT.C)

BTĐT ⟹ 0,3 + 2.(0,2 - y) = x - y ⟹ x + y = 0,7 (1)

*Thí nghiệm 2:

+) TN1 tạo CO32- và HCO3- ⟹ nOH-/2 < nCO2 < nOH- ⟹ 0,35 < nCO2 < 0,7 (*)

+) TN2 có tỉ lệ: T=nOH-nCO2=1nCO2 (**)

Từ (*) và (**) ⟹ 1,43 < T < 2,86 ⟹ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: T ≥ 2 ⟹ nCO2 ≤ 0,5 mol ⟹ tạo BaCO3 và Ba(OH)2

BaCO3: 3yBaOH2: 0,5-3yBTNT.Ba ⟹ BTNT.C: x = 3y (2)

Giải (1) (2) được x = 0,525 và y = 0,175 (loại vì số mol CO2 không thỏa mãn nCO2 ≤ 0,5 mol)

Trường hợp 2: 1,43 < T < 2 ⟹ 0,5 < nCO2 < 0,699 ⟹ tạo BaCO3 và Ba(HCO3)2

BaCO3: 3yBaHCO32: 0,5-3yBTNT.Ba ⟹ BTNT.C: x = 3y + 2.(0,5 - 3y) (2')

Giải (1) (2') được x = 0,55 và y = 0,15 (thỏa mãn điều kiện 0,5 < nCO2 < 0,699)

*Thí nghiệm 3:

Ta thấy 1<T=nOH-nCO2=0,70,55=1,27<2 ⟹ Tạo CO32- (u mol) và HCO3- (v mol)

Giải hệ u+v=nCO2=0,552u+v=0,7u=0,15v=0,4

Xét phản ứng giữa CO32- (0,15 mol) với Ba2+ (0,1 mol) ⟹ nBaCO3 = 0,1 mol ⟹ a = 19,7 gam.


Câu 40:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2, CO, H2, H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp Y gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và FeCO3 (trong Y có mFeO : mFe2O3 = 9 : 20), nung nóng thu được chất rắn Z gồm Fe, FeO, Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Z thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hòa tan hết trong 200 gam dung dịch chứa t (mol) HNO3 thu được 0,1 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T.

- Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch G chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15 mol khí SO2 duy nhất.

Nồng độ phần trăm của muối Fe(NO3)3 trong T là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Kết hợp các phương pháp: quy đổi, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron.

Giải chi tiết:

Theo đề mFeO : mFe2O3 = 9 : 20 ⟹ nFeO : nFe2O3 = 1 : 1

⟹ có thể coi hỗn hợp FeO, Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 thành Fe3O4.

⟹ coi Y gồm Fe3O4 và FeCO3

Ta thấy lượng H2O ban đầu và sau khi nung không đổi nên bỏ qua sự tham gia của H2O.

C+Y25,52(g)Fe3O4:xFeCO3:yZFe: 3x+yO: 4x+3y-0,4(BTNT.O)+CO2:0,2

⟹ 232x + 116y = 25,52 (1)

- Phần 2: Cho ½ Z tác dụng với H2SO4 đặc, dư:

½ Z chứa Fe: 1,5x+0,5yO: 2x+1,5y-0,2

2 muối thu được là FeSO4 và Fe2(SO4)3 có số mol bằng nhau ⟹ nFe3+ = 2nFe2+

12ZFe: 1,5x+0,5yO: 2x+1,5y-0,2+H2SO4Fe2+:1,5x+0,5y3Fe3+:3x+y3+SO2:0,15+H2O

Áp dụng bảo toàn e: 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2nO + 2nSO2

1,5x+0,5y3+3x+y3 +  = 2.(2x + 1,5y - 0,2) + 2.0,15 (2)

Giải hệ (1) (2) được x = 0,08 và y = 0,06.

⟹ ½ Z chứa Fe:0,15O:0,05

- Phần 2: Fe: 0,15O: 0,05+dd HNO3FeNO32:aFeNO33:b+NO:0,1+H2O

+) BTNT Fe → a + b = 0,15

+) Áp dụng bảo toàn e: 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2nO + 3nNO → 2a + 3b = 2.0,05 + 3.0,1

Giải hệ trên được a = 0,05; b = 0,1.

Mà mdd sau pư = 0,15.56 + 0,05.16 + 200 - 0,1.30 = 206,2 gam.

⟹ C%Fe(NO3)3 = (0,1.242/206,2).100% = 11,74%.


Bắt đầu thi ngay