Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc (Đề số 2)
-
4590 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Oxit nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH loãng?
Đáp án C
SiO2 không tác dụng với dung dịch NaOH loãng, chỉ tác dụng với dung dịch NaOH đặc.
Câu 2:
Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là:
Đáp án A
Công thức của natri hiđrocacbonat là NaHCO3.
Câu 3:
Sắt có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
Đáp án D
Trong FeCl2, sắt có số oxi hóa +2.
Câu 4:
Thủy phân este CH3CH2COOC2H5 thu được ancol có công thức là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phản ứng thủy phân este.
Giải chi tiết:
Thủy phân este CH3CH2COOC2H5 trong MT axit hoặc bazo sẽ thu được ancol C2H5OH.
Câu 5:
Chất không phản ứng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở điều kiện thường là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Các chất có nhiều nhóm OH (ancol) gắn vào các nguyên tử C cạnh nhau có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch phức có màu xanh lam.
Giải chi tiết:
Các chất có nhiều nhóm OH (ancol) gắn vào các nguyên tử C cạnh nhau có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch phức có màu xanh lam.
⟹ Etanol C2H5OH không thỏa mãn nên không hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
Câu 6:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng este hóa?
Đáp án C
Phản ứng giữa CH3OH và CH3COOH được gọi là phản ứng este hóa.
Câu 7:
Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Dung dịch thu được chứa các chất là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dạng bài H3PO4 + OH-:
H3PO4 + OH- → H2PO4- + H2O
H3PO4 + 2OH- → HPO42- + 2H2O
H3PO4 + 3OH- → PO43- + 3H2O
Giải thích trục số:
Đặt
+ Nếu (*) < 1 ⟹ H3PO4 dư và H2PO4-
+ Nếu (*) = 1 ⟹ H2PO4-
+ Nếu 1 < (*) < 2 ⟹ H2PO4- và HPO42-
+ Nếu (*) = 2 ⟹ HPO42-
+ Nếu 2 < (*) < 3 ⟹ HPO42- và PO43-
+ Nếu (*) = 3 ⟹ PO43-
+ Nếu (*) > 3 ⟹ PO43- và OH‑ dư
Giải chi tiết:
nP2O5 = 0,1 mol → nH3PO4 = 0,2 mol (BTNT "P")
Ta thấy ⟹ Tạo Na2HPO4 và Na3PO4.
Câu 8:
Cho 4,68 gam một kim loại hóa trị I phản ứng hết với nước dư, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Viết quá trình nhường - nhận e.
Áp dụng bảo toàn e: nR = 2nH2 ⟹ MR = mR : nR ⟹ Tên kim loại.
Giải chi tiết:
QT nhường e: R0 → R+ + 1e
QT nhận e: 2H+ + 2e → H2
Áp dụng bảo toàn e:
nR = 2nH2 = 2.(1,344/22,4) = 0,12 mol
⟹ MR = mR : nR = 4,68 : 0,12 = 39.
⟹ Kim loại là kali (K).
Câu 9:
Công thức của anđehit axetic là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết về anđehit.
Giải chi tiết:
Công thức của anđehit axetic là CH3CHO.
Câu 10:
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 4,64 gam Fe3O4 nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Áp dụng bảo toàn nguyên tố Fe → nFe = 3nFe3O4.
Giải chi tiết:
BTNT "Fe" → nFe = 3nFe3O4 = 3.(4,64/232) = 0,06mol
→ mFe = 0,06.56 = 3,36 gam.
Câu 11:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học phản ứng với HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2.
Giải chi tiết:
Kim loại Mg phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 ↑
Câu 12:
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Phản ứng xảy ra khi CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.
Tính toán theo PTHH.
Giải chi tiết:
Phản ứng xảy ra khi CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
→ nCaCO3 = nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
→ m = mCaCO3 = 0,15.100 = 15 gam.
Câu 13:
Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, H2O. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp về ancol, phenol, axit cacboxylic.
Giải chi tiết:
So sánh nhiệt độ sôi:
C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH.
Vậy chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là C2H5OH.
Câu 14:
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phân loại cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
- Glucozơ, fructozo: monosaccarit.
- Saccarozo: đisaccarit.
- Xenlulozo: polisaccarit.
Câu 15:
Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội kém bền hoặc là vòng kém bền có thể mở.
Giải chi tiết:
Propilen có chứa liên kết C=C nên có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp:
nCH2=CH2-CH3 (Propilen) (-CH2=CH2(CH3)-)n (Polipropilen - P.P)
Câu 16:
Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
- PTHH: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2; từ số mol glucozo tính được số mol C2H5OH.
- Tính khối lượng C2H5OH theo lý thuyết suy ra khối lượng C2H5OH thực tế:
mC2H5OH thực tế = mC2H5OH lý thuyết.(H/100)
Giải chi tiết:
nC6H12O6 = 90 : 180 = 0,5 mol
Phản ứng lên men rượu từ glucozo:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
0,5 mol → 1 mol
→ mC2H5OH thu được = 1 . 46 . 80% = 36,8 gam.
Câu 17:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 sinh ra kết tủa?
Đáp án A
NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 ↓+NaHCO3+H2O
hoặc
2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 ↓+Na2CO3+2H2O
Câu 18:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy phản ứng hóa học?
Đáp án B
- Đáp án A: Cu + Cl2 CuCl2.
- Đáp án B: không phản ứng.
- Đáp án C: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
- Đáp án D: Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3
Câu 19:
Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân khi đun nóng?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Ghi nhớ các muối HCO3- không bền, dễ bị nhiệt phân hủy.
Giải chi tiết:
Các muối HCO3- không bền, dễ bị nhiệt phân hủy:
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O
Câu 20:
Cho 1,4 gam anđehit X (đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 5,4 gam Ag. Chất X là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Do anđehit đơn chức nên ta xét 2 trường hợp:
- X là HCHO → nX = ¼ nAg
- X không phải là HCHO → nX = ½ nAg.
Giải chi tiết:
nAg = 0,05 mol
- X là HCHO → nHCHO = ¼ nAg = 0,0125 mol → mHCHO = 0,0125.30 = 0,375 gam ≠ 1,4 gam (loại)
- X không phải là HCHO:
Giả sử X có công thức là RCHO
→ nRCHO = ½ nAg = 0,025 mol
→ MRCHO = 1,4 : 0,025 = 56
→ R + 29 = 56
→ R = 27 (CH2=CH-)
Vậy anđehit là CH2=CH-CHO (anđehit acrylic).
Câu 21:
Thủy phân tristearin trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Ghi nhớ công thức một số chất béo thường gặp:
+ Tristearin: (C17H35COO)3C3H5
+ Triolein: (C17H33COO)3C3H5
+ Trilinolein: (C17H31COO)3C3H5
+ Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5
Giải chi tiết:
Tristearin là (C17H35COO)3C3H5.
Phản ứng thủy phân tristearin trong dd NaOH:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH3C17H35COONa (X) + C3H5(OH)3
Câu 22:
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Các chất cùng tồn tại trong một dung dịch khi chúng không phản ứng với nhau.
Phản ứng trao đổi xảy ra khi tạo thành khí / chất kết tủa / chất điện li yếu.
Giải chi tiết:
Các chất cùng tồn tại trong một dung dịch khi chúng không phản ứng với nhau.
Phản ứng trao đổi xảy ra khi tạo thành khí / chất kết tủa / chất điện li yếu.
A: NH4Cl + AgNO3 → AgCl ↓ + NH4NO3
B: Na2S + FeCl2 → 2NaCl + FeS ↓
C: AlCl3 + 3KOH → 3KCl + Al(OH)3 ↓
D: Không xảy ra phản ứng.
Câu 23:
Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch ZnCl2 và FeCl2 thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) thu được dung dịch chứa muối:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của sắt, kẽm và các hợp chất của chúng.
Lưu ý: Zn(OH)2 có tính lưỡng tính nên bị hòa tan trong dung dịch kiềm.
Giải chi tiết:
Các PTHH:
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 ↓ + 2KCl
ZnCl2 + 2KOH → Zn(OH)2 ↓ + 2KCl
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O
2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O
Câu 24:
Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 10,2 gam Al2O3 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Khối lượng muối tan trong Y là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
- Kiểm tra thấy 2nMg > 10nN2 ⟹ Sản phẩm khử của N+5 có NH4NO3.
- Tính
- Sử dụng bảo toàn nguyên tố Mg, Ag để xác định thành phần muối có trong dung dịch sau phản ứng từ đó tính được khối lượng muối.
Giải chi tiết:
nMg = 0,3 mol; nAl2O3 = 0,1 mol; nN2 = 0,02 mol
Mg0 → Mg+2 + 2e 2N+5 + 10e → N2
0,3 → 0,6 (mol)
2N+5 + 10e → N2
0,2 ← 0,02 (mol)
Vì 0,6 > 0,2 ⟹ sản phẩm có NH4NO3.
N+5 + 8e → N-3 (NH4NO3)
(0,6-0,2) → 0,05 (mol)
Muối trong dung dịch sau pư:
nMg(NO3)2 = nMg = 0,3 mol
nAl(NO3)3 = 2nAl2O3 = 0,2 mol
nNH4NO3 = 0,05 mol
→ mmuối = 0,3.148 + 0,2.213 + 0,05.80 = 91 gam.
Câu 25:
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp về phenol, axit cacboxylic, cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
X tạo với dung dịch I2 chất màu xanh tím
→ X là tinh bột.
Y tạo kết tủa trắng khi phản ứng với Br2
→ Y là phenol.
Z tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
→ Z là glucozo.
T làm quỳ tím chuyển đỏ
→ T là axit axetic.
Câu 26:
Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Nhận thấy nAg : nX = 4 : 1 ⟹ X thủy phân sinh ra muối HCOONa và anđehit ⟹ X có dạng HCOOCH=CH-R'.
Dựa vào CTPT suy ra CTCT.
Giải chi tiết:
Nhận thấy nAg : nX = 4 : 1 ⟹ X thủy phân sinh ra muối HCOONa và anđehit ⟹ X có dạng HCOOCH=CH-R'.
Mà theo đề bài X có CTPT C5H8O2 ⟹ CTCT của X là:
HCOOCH=CH-CH2-CH3
HCOOCH=CH(CH3)-CH2.
Trong 4 phương án thì chỉ có D thỏa mãn.
Câu 27:
Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, ở dạng vô định hình, có nhiều trong gạo ngô, khoai, sắn, ... Thủy phân X thì thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp về cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
Polisaccarit X có nhiều trong gạo ngô, khoai, sắn ⟹ X là tinh bột.
Thủy phân X thu được monosaccarit Y ⟹ Y là glucozo.
- A sai, tạo ra amonigluconat.
- B đúng, phản ứng quang hợp:
- C sai, PTKtinh bột = 162n.
- D sai, Y có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%.
Câu 28:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Giá trị của m là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
- Khi đốt ancol nếu nH2O > nCO2 ⟹ ancol no, đơn chức, mạch hở
- Khi đó: nancol = nH2O - nCO2
Giải chi tiết:
nCO2 = 0,6 mol; nH2O = 0,85 mol
Ta thấy nH2O > nCO2 ⟹ 2 ancol là ancol no, đơn chức, mạch hở
→ nancol = nH2O - nCO2 = 0,85 - 0,6 = 0,25 mol
BTNT "C" → nC = nCO2 = 0,6 mol
BTNT "H" → nH = 2nH2O = 1,7 mol
Ancol đơn chức → nO = nancol = 0,25 mol
BTKL → mancol = mC + mH + mO =0,6.12+1,7+0,25.16 = 12,9 gam.
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp chương nito - photpho.
Giải chi tiết:
A sai, H2 chỉ khử được các oxit của kim loại đứng sau Al ở nhiệt độ cao.
B sai, ure (NH2)2CO là loại phân đạm có hàm lượng N cao nhất.
C đúng.
D sai, N2 kém hoạt động hơn so với P vì phân tử N2 có chứa liên kết ba bền vững.
Câu 30:
Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Tính tỉ lệ C : H : O → CTPT dựa vào dữ kiện este đơn chức.
→ nZ = ½ nO(Z) = nmuối → Mmuối → CTCT của muối → CTCT este ban đầu.
Giải chi tiết:
→ C : H : O = 0,1 : 0,15 : 0,05 = 2 : 3 : 1
→ CTPT C4H6O2 (vì Z là este đơn chức nên có 2O)
→ nZ = ½ nO(Z) = 0,025 mol = nmuối
⟹ Mmuối = 2,75 : 0,025 = 110
Giả sử muối là RCOOK → R + 83 = 110 → R = 27 (CH2=CH-).
Vậy este là CH2=CHCOOCH3 → Axit là CH2=CHCOOH và ancol là CH3OH.
Câu 31:
Cho dãy các chất: etan, vinyl acrylat, isopren, toluen, tripanmitin, anđehit axetic, fructozơ. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Một số chất làm mất màu dung dịch Br2:
- Chứa liên kết π kém bền (anken, ankin, ankađien, …).
- Chứa nhóm chức anđehit -CHO.
…
Giải chi tiết:
Xét từng chất:
- Etan C2H6 là ankan, không làm mất màu Br2.
- Vinyl acrylat CH2=CHCOOCH=CH2 là hiđrocacbon không no, làm mất màu Br2.
- Isopren C=C(CH3)-C=C là hiđrocacbon không no, làm mất màu Br2.
- Toluen C6H5CH3 là ankyl benzen, không làm mất màu Br2.
- Tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 là chất béo no, không làm mất màu Br2.
- Anđehit axetic CH3CHO là anđehit, làm mất màu Br2.
- Fructozơ không làm mất màu Br2.
Vậy có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2.
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.
(d) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(e) Amilozơ và amilopectin đều cấu trúc mạch phân nhánh.
(f) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết tổng hợp về este và cacbohiđrat.
Giải chi tiết:
(a) sai, triolein (C17H33COO)3C3H5 là chất béo không no nên có trạng thái lỏng ở điều kiện thường.
(b) sai, fructozo có nhiều trong mật ong nhưng không phải monosaccarit duy nhất.
(c) đúng, giấy được sản xuất từ bột gỗ.
(d) đúng.
(e) sai, amilozo có mạch không phân nhánh, amilopectin có mạch phân nhánh.
(f) đúng, este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
Vậy có 3 phát biểu đúng là (c), (d), (f).
Câu 33:
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Fe2O3 bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được (m + 1,8) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên tố oxi chiếm 30,769% về khối lượng. Giá trị của m là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
- Quan sát và nhận xét mối liên hệ giữa số mol OH trong hiđroxit và số mol O trong oxit: nOH(hiđroxit) = 2nO(oxit).
- Ta có mtăng = mOH - mO → nO(oxit)
- Từ phần trăm khối lượng của O trong oxit tính được khối lượng của oxit.
Giải chi tiết:
Ta thấy nOH(hiđroxit) = 2nO(oxit)
Đặt nO(oxit) = x mol; nOH(hiđroxit) = 2x (mol)
mtăng = mOH - mO ⇔ 2x.17 - 16x = 1,8 → x = 0,1 mol
Mà nguyên tố O chiếm 30,769% về khối lượng hỗn hợp X
→ mX = 0,1 . 16 . (100/30,769) = 5,2 gam.
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm: X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là hai este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT - MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp ba ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
CTPT chung của hỗn hợp E:
Lập hệ phương trình về số mol O2 và khối lượng hỗn hợp E suy ra giá trị của .
Từ đó suy ra được CTPT của X, Y, Z, T.
Dựa vào dữ kiện số mol của các ancol bằng nhau ⟹ giải ra được số mol của từng chất X, Y, Z, T.
Giải chi tiết:
X, Y là axit đồng đẳng kế tiếp
Z, T là este 2 chức đồng đẳng kế tiếp
Y và Z là đồng phân của nhau
⟹ CTPT chung của hỗn hợp E:
X (C3H4O4): CH2(COOH)2 (y mol)
Y (C4H6O4): C2H4(COOH)2 (z mol)
Z (C4H6O4): (HCOO)2C2H4 (x mol)
T (C5H8O4): H3C-OOC-COO-C2H5: (x mol)
nCH3OH = nC2H5OH = nC2H4(OH)2 = x (mol)
→ mC2H4(COONa)2 = 6,48 gam.
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
*Khi đốt X:
Bảo toàn nguyên tố C, H tính được số mol C, H.
Tính số nguyên tử C trung bình và H trung bình.
Tính độ bất bão hòa trung bình k = (2C + 2 - H)/2.
*Khi cho X phản ứng với Br2:
X + kBr2 → Sản phẩm cộng
→ nBr2 = k.nX
Giải chi tiết:
*Khi đốt 0,16 mol X:
→ Công thức trung bình C1,75H4,25 có độ bất bão hòa k = (2C + 2 - H)/2 = 0,625.
*Khi cho 10,1 gam X phản ứng với Br2:
Ta có nX = 10,1 : (1,75.12 + 4,25) = 0,4 mol
→ nBr2 = k.nX = 0,625.0,4 = 0,25 mol.
Câu 36:
Hòa tan hết 11,02 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,4 mol HCl, thu được dung dịch Z và 2,688 lít (đktc) khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 5). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,45 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng trên. Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm:
(a) Khi Z tác dụng với dung dịch KOH thì có khí thoát ra.
(b) Số mol khí H2 trong T là 0,04 mol.
(c) Khối lượng Al trong X là 1,62 gam.
(d) Thành phần phần trăm về khối lượng của AgCl trong m gam kết tủa là 92,75%.
Số kết luận đúng là:
Đáp án C
Đặt nFe(NO3)2 = x mol và nAl = y mol
Xét hỗn hợp khí T có nT = 0,12 mol thì theo tỉ lệ có nCO2=0,05mol, nH2=0,02mol và nNO=0,05mol
→ nFeCO3 = 0,05 mol → 180x + 27y + 0,05.116 = 11,02 (1)
PTHH: 4H+ + NO3- + 3e → 2H2O + NO
2H+ + CO32- → H2O + CO2
2H+ + 2e → H2
→ nH+pư = 0,05.2 + 0,02.2 + 0,05.4 = 0,34 mol → nH+dư = 0,06 mol
Dung dịch Z có Fe3+: z mol thì Fe2+: x + 0,05 – z (mol)
Bảo toàn e có z + 3y = 2nH2 + 3nNO = 0,19 mol (2)
Z + NaOH → thì nNaOH = nH+ dư + 3z + 2(x + 0,05 - z) + 4y = 0,45 mol → 2x + 4y + z = 0,29 mol (3)
Giải (1)(2)(3) có x = 0,02 mol; y = 0,06; z = 0,01 mol
Vậy dung dịch Z có
Khi cho Z tác dụng với AgNO3 dư:
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO
0,045 ← 0,06
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
0,015 → 0,015
Ag+ + Cl- → AgCl
0,4 → 0,4
Kết tủa gồm 0,015 mol Ag và 0,4 mol AgCl.
(a) sai, vì Z không có NH4+.
(b) sai, số mol khí H2 trong T là 0,02 mol.
(c) đúng.
(d) sai, %mAgCl = =97,26%.
Vậy có 1 phát biểu đúng.
Câu 37:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho Na vào dung dịch FeCl2 dư.
(c) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và khí là:
Đáp án C
(a) Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓+ Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 ↑
(b) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
(c) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
(d) CO2 dư nên không thu được kết tủa.
(e) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
Vậy có 3 phản ứng vừa thu được khí và kết tủa là (a), (b), (c).
Câu 38:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 - 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tránh bị thủy phân sản phẩm.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu mazut thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phản ứng xà phòng hóa chất béo.
Giải chi tiết:
(a) sai, chất rắn nổi lên là muối natri của axit béo (xà phòng).
(b) sai, NaCl có tác dụng làm giảm độ tan muối của axit béo và tăng trọng lượng lớp dung dịch phía dưới khiến cho xà phòng dễ nổi lên bề mặt.
(c) đúng.
(d) sai, dầu mazut có thành phần chính là hiđrocacbon, không phải chất béo.
(e) đúng.
Vậy có 2 phát biểu đúng là (c) và (e).
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 34 gam X cần tối đa 14 gam NaOH trong dung dịch, thu được hỗn hợp Y gồm ba chất hữu cơ. Khối lượng của muối có phân tử khối lớn trong Y là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Ta thấy 1 < nNaOH : nX < 2 → X chứa 1 este thường (A) và 1 este của phenol (B)
→ A là HCOOCH2C6H5
Do sau phản ứng thu được Y gồm 3 chất hữu cơ
→ B là HCOOC6H4CH3
Từ tổng số mol hỗn hợp và số mol NaOH tính được số mol từng este.
Suy ra khối lượng của của muối có phân tử khối lớn trong Y.
Giải chi tiết:
nX = 34/136 = 0,25 mol
nNaOH = 14/40 = 0,35 mol
Ta thấy 1 < nNaOH : nX = 1,4 < 2 → X chứa 1 este thường (A) và 1 este của phenol (B)
→ A là HCOOCH2C6H5
Do sau phản ứng thu được Y gồm 3 chất hữu cơ
→ B là HCOOC6H4CH3
Ta có
Muối trong Y gồm HCOONa (0,25 mol) CH3C6H4ONa (0,1 mol).
→ mCH3C6H4ONa = 0,1.130 = 13 gam.
Câu 40:
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 72,128 lít O2 (đktc) thu được 38,16 gam H2O và V lít (đktc) CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Công thức của triglixerit sẽ có dạng: C57HxO6 (vì cùng tạo từ các axit có 18C)
C57HxO6 + O2: 3,22 mol → CO2: y mol + H2O: 2,12 mol
Đặt nX = a (mol) → nCO2 = 57a (mol)
Áp dụng BTNT "O" tính được giá trị của a.
Tính giá trị x = nH/nX = 2nH2O/nX
Tính số π của gốc hiđrocacbon:
Tính số mol Br2 phản ứng với X:
Giải chi tiết:
Công thức của triglixerit sẽ có dạng: C57HxO6 (vì cùng tạo từ các axit có 18C)
C57HxO6 + O2: 3,22 mol → CO2: y mol + H2O: 2,12 mol
Đặt nX = a (mol) → nCO2 = 57a (mol)
BTNT "O" → 6a + 3,22.2 = 2.57a + 2,12 → a = 0,04 mol