Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19. Từ trường có đáp án
-
889 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại
Đáp án đúng là: A
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường.
Câu 2:
Để nhận biết từ trường có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Để nhận biết từ trường có thể sử dụng kim nam châm.
Câu 3:
Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?
Đáp án đúng là: A
Bóng đèn đang sáng tức là đang có dòng điện chạy qua, nên xung quanh bóng đèn đang sáng có từ trường.
Câu 4:
Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?
Đáp án đúng là: D
Khi đóng mạch điện kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu.
Câu 5:
Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ
Đáp án đúng là: A
Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực từ.
Câu 6:
Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ?
Đáp án đúng là: B
Để thu được từ phổ, ta cần rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
Câu 7:
Từ phổ là
Đáp án đúng là: A
Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
Câu 8:
Trên hình 23.5 đường sức từ nào vẽ sai?
Đáp án đúng là: C
Đường số 3 không phải là đường sức từ.
Câu 9:
Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Vị trí nào dưới đây vẽ đúng hướng của kim nam châm?
Đáp án đúng là: A
Vị trí số 1 vẽ đúng hướng của kim nam châm. Vì hai nam châm cùng cực thì đẩy nhau trái cực thì hút nhau nên cực bắc của kim nam châm phải hướng về gần cực nam của thanh nam châm.
Câu 10:
Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Theo quy tắc: đường sức từ đi ra ở cực Bắc và đi vào ở cực Nam.
Đường sức từ đang đi ra ở cực B của nam châm nên cực B là cực Bắc, còn cực A đường sức từ đang đi vào nên cực A là cực Nam.