Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19. Từ trường có đáp án
-
594 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì?
Đáp án đúng là: D
Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là lực từ.
Câu 2:
Từ trường tồn tại ở đâu?
Đáp án đúng là: D
Từ trường là môi trường tồn tại xung quanh nam châm và dây dẫn mang dòng điện.
Câu 3:
Dưới đây là hình ảnh về
Đáp án đúng là: C
Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm tạo ra gọi là từ phổ.
Câu 4:
Chọn đáp án sai.
Đáp án đúng là: C
A – đúng
B – đúng
C – sai, vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó mạnh, vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp thưa thì từ trường ở đó yếu.
Câu 5:
Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là
Đáp án đúng là: C
Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
Câu 6:
La bàn là dụng cụ dùng để làm gì?
Đáp án đúng là: D
La bàn là dụng cụ để xác định hướng.
Câu 7:
Cấu tạo của la bàn gồm những bộ phận nào?
Đáp án đúng là: B
Cấu tạo của la bàn gồm kim la bàn, vỏ la bàn, mặt la bàn.
(1) Kim la bàn
(2) Mặt la bàn
(3) Vỏ la bàn
Câu 8:
Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện sử dụng la bàn xác định hướng địa lí?
(1) Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hưởng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.
(2) Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.
(3) Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc trùng khít với vạch chữ N trên la bàn.
Đáp án đúng là: C
Các bước tiến hành sử dụng la bàn xác định hướng địa lí:
- Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.
- Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc trùng khít với vạch chữ N trên la bàn.
- Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hưởng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.
Câu 9:
Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Có thể tạo ra từ phổ bằng cách rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
B, C, D sai vì nhôm, đồng không phải vật liệu từ tính.
Câu 10:
Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.
Đáp án đúng là: D
Trái Đất là một nam châm khổng lồ có hai cực địa lí không trùng với hai cực địa từ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.