Giải SGK Lịch sử 10 Phần 3 Chương 3: Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
-
1528 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Công nhân làm việc và sinh hoạt trong hoàn cảnh như thế nào?
- Trong các công xưởng tư bản, công nhân phải làm hết sức vất vả nhưng chỉ nhận được đồng lương chết đói. Ví dụ ở Anh, mỗi ngày công nhân trong các xưởng dệt phải lao động 14 đến 15 giờ, thậm chí 18 giờ. Điều kiện làm việc rất tồi tệ bởi môi trường luôn ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp
- Thêm vào đó việc sử dụng máy móc nhiều luôn đặt công nhân trong cảnh đe dọa bị mất việc làm.
Câu 2:
Những hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân. Ý nghĩa của nó?
- Những hình thức đấu tranh đầu tiên
+ Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc
+ Sau đó chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của công nhân, biểu hiện rõ nét của quy luật có áp bức sẽ có đấu tranh.
+ Tuy nhiên nó còn hạn chế do trình độ và nhận thức của công nhân.
Câu 3:
Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức, hồi nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
- Phản ánh sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
- Phản ánh ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng cao.
Câu 4:
Hãy cho biết nội dung tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Tình cảnh khổ cực của những người lao động đã tác động vào ý thức, tư tưởng của một số người tiến bộ trong hàng ngũ tư sản. Họ nhận thức được những mặt hạn chế của xã hội tư bản, mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn không có tư hữu, không có bóc lột. Tư tưởng đó là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Đại biểu xuất sắc là Xanh Xi-mông, Sác-lơ Phhu-ri-ê và Rô-be Ô-oen.
Câu 5:
Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời khi nào?
- Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển, xã hội ngày càng phân chia thành hai lực lượng lớn, đối lập nhau về quyền lợi:Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
- Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ những nông dân mất đất, phải rời bỏ quê hương ra thành thị tìm đường sinh sống trong các công xưởng, nhà máy. Nhiều thợ thủ công ở thành thị bị phá sản cũng trở thành công nhân.
- Do hệ quả của cách mạng công nghiệp, giai cấp vô sản ra đời nửa cuối thế kỉ XVIII, trước tiên ở Anh, đến giữa thế kỉ XIX dần dần hình thành và lớn mạnh trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 6:
Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời đó?
- Ưu điểm:
+ Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân: từ đấu tranh kinh tế dần chuyển sang đấu tranh chính trị
+ Sự trưởng thành của giai cấp công nhân tạo điều kiên quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
- Nhược điểm
+ Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ ràng.
+ Còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.
Câu 7:
Hãy cho biết những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Tích cực:
+ Nhận thức được những mặt hạn chế của xã hội tư bản, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, có ý thức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân.
+ Là một trào lưu tư tưởng tiến bộ có tác dụng cổ vũ người lao động và là một trong những tiền đề cho học thuyết Mác sau này.
- Hạn chế:
+ Không phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không nhìn thấy lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là giai cấp công nhân nên các kế hoạch đề ra đều không thực hiện được.