Đề thi Tiếng Việt 3 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 2)
-
2393 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?
Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi! (Theo Hoài Trang)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? (0,5 điểm)
Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm
Câu 2:
Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? (0,5 điểm)
Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
Câu 3:
Vì sao Bình không tham gia kéo co cùng các bạn trong lớp? (0,5 điểm)
Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm
Câu 4:
Chuyện gì khiến cho Bình “mọt sách” thay đổi thái độ với các bạn? (0,5 điểm)
Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
Câu 5:
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1,0 điểm)
Gợi ý:
Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nhút nhát, rụt rè mà cần mạnh dạn, hoà đồng với các bạn trong lớp.
Câu 6:
Đặt mình vào vai Bình “mọt sách” sau khi được các bạn đưa lên phòng y tế, hãy nói lời xin lỗi và lời hứa với các bạn trong lớp? (1,0 điểm)
Gợi ý:
Tớ rất xin lỗi, từ nay tớ sẽ chơi cùng và quan tâm đến các bạn nhiều hơn.
Câu 7:
Đặt dấu phẩy vào 2 vị trí thích hợp trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)
Những ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai.
Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm
Những ngày đầu mới đến trường, Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai.
Câu 8:
Chọn bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” thích hợp để hoàn thành câu: Bố tặng cho mẹ một chiếc áo… (0,5 điểm)
Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm
Câu 9:
Điền các từ ngữ được nhân hóa trong đoạn văn sau vào ô trống cho phù hợp: (M2-1,0 điểm)
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
- Học sinh điền các từ ngữ nhân hoá thích hợp vào ô:
Câu 10:
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em.
Tham khảo:
Miệt vườn miền Tây Nam Bộ là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả, những dòng kênh, con rạch chằng chịt khắp nơi. Không miền quê nào lại có nhiều đặc sản, hoa trái như miền Tây quê em. Nào là dừa, thanh long, bưởi, bòn bon, măng cụt và các loại bánh Pía,… Người dân quê em chân chất, chịu thương chịu khó, vui vẻ và phóng khoáng. Đến với miền Tây, thú vị nhất là được ngồi chèo xuồng trên dòng sông và tham gia những phiên chợ nổi. Đặc biệt miền Tây vào dịp Tết có múa lân và các trò chơi dân gian như chọi cầu, ô ăn quan, banh đũa,… Em yêu quê em, yêu miền sông nước thanh bình, yêu những con người mộc mạc, siêng năng. Em rất tự hào về miền Nam quê hương em.