Đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 3 CD có đáp án (Đề 1)
-
1298 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn văn sau:
BA ĐIỀU ƯỚC
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.
Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.
Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
(Theo truyện cổ Ba-na)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì?
B. Ba điều ước
Câu 2:
Chàng Rít đã ước những điều gì?
A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây.
Câu 3:
Vì sao những điều ước không mang lại hành phúc cho chàng Rít?
A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán.
Câu 4:
Chàng Rít đã nhận ra điều gì sau mỗi lần ước?
A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
Câu 5:
Bài học: Chúng ta nên sống là người có ích cho xã hội, đất nước như vậy sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu thương, kính trọng.
Câu 6:
HS tự suy nghĩ và viết ra những điều ước cho bản thân.
Câu 7:
Ghép câu với mẫu câu tương ứng:
a) Rít bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. 1) Ai là gì?
b) Rít là một chàng thợ rèn. 2) Ai làm gì?
a – 2; b – 1
Câu 8:
Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu sau:
Mờ sáng anh đỏ lửa lò rèn, vung búa chan chát trên đe rèn dao, liềm, cuốc cho bà con. Ai cũng quý mến anh. Bây giờ, anh mới thấy thấm thía: “Chỉ sống có ích mới là điều ước mơ.”
Công dụng của dấu hai chấm:Công dụng của dấu hai chấm: để báo hiệu lời nói trực tiếp.
Câu 9:
Ví dụ: Câu chuyện cậu kể nghe thật cảm động và sâu lắng!,...