Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (12 mẫu) mới nhất 2023

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 Cánh diều gồm 12 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
199 lượt xem


Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

TOP 12 mẫu Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 1)

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 2)

Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa, một đại thi hào của dân tộc ta. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam ta một kiệt tác của nền văn học trung đại - tác phẩm Truyện Kiều. Ngoài hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, Truyện Kiều còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử bằng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích miêu tả thành công cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 3)

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh. Khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 4)

Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc của văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là thi sĩ của các nhà thi sĩ. Truyện Kiều là một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Du là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca. Đọc tác phẩm, chúng ta không thể quên được đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 5)

Trong Truyện Kiều có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn, nhớ nhà của Kiều, nhưng không đoạn nào thể hiện được tâm trạng bi đát, bế tắc, đơn côi như đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử, nhưng không chết. Biết Kiều tính cách khẳng khái, cứng rắn, Tú Bà đã cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 6)

TOP 12 mẫu Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

“Chạnh lòng thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên”

(Trích “Đọc Kiều” - Chế Lan Viên)

 

Những vần thơ xúc động của nhà thơ Chế Lan Viên đã gợi ra cảm nhận sâu sắc về cuộc đời “đoạn trường” đầy rẫy nước mắt, khổ đau của Thúy Kiều - “tấm gương oan khổ” đại diện cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một trong những bi kịch đớn đau mà Thúy Kiều phải gánh chịu chính là rơi vào tay buôn người Mã Giám Sinh. Sau khi biết mình bị chà đạp về nhân phẩm và rơi vào chốn thanh lâu, nàng tiếp tục bị Tú bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Trong không gian tù túng đó, nàng không ngừng nhớ về Kim Trọng và lo lắng cho song thân, đồng thời luôn có những dự cảm về tương lai phía trước. Trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần “Gia biến và lưu lạc” đã tái hiện thành công dòng nội tâm phức tạp đầy rẫy những lo âu của Thúy Kiều.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 7)

“Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nổi chìm cuộc sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”

(Trích “Bài ca xuân 61” - Tố Hữu)

Những câu thơ của tác giả Tố Hữu đã chất chứa niềm đồng cảm sâu sắc đối với số phận bi kịch của Thúy Kiều - người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn” nhưng bị xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đày đọa. Trong chuỗi hành trình mười lăm năm lưu lạc đầy khổ đau, lầu Ngưng Bích là một trong những điểm dừng chân của Thúy Kiều. Sau khi rơi vào tay buôn người Mã Giám Sinh, Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cùng âm mưu, lời hứa hẹn xảo trá “con hãy thong dong” của Tú bà. Bằng tài năng trong việc sử dụng ngôn từ dân tộc và bút pháp “tả cảnh ngụ tình”, những câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện rõ diễn biến nội tâm cùng ý thức về nhân phẩm và dự cảm bất an về tương lai phía trước của người con gái đa sầu đa cảm Thúy Kiều.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 8)

Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người có “con mắt nhìn thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. “Truyện Kiều” là tác phẩm thành công nhất của ông; đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ “Truyện Kiều” diễn tả tinh tế, sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều trước cảnh vật.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 9)

Nguyễn Du là bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 10)

TOP 12 mẫu Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề tài về người phụ nữ luôn là nỗi trăn trở của các nhà thơ lớn. Không chỉ khắc họa những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách mà các nhà thơ còn cảm nhận rõ được nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Và Nguyễn Du đã rất thành công khi chọn người phụ nữ làm đề tài trong tác phẩm của mình với kiệt tác dựa theo cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm ở Trung Quốc đó là Truyện Kiều.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 11)

Đoạn thơ trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đúng là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Nguyễn Du đã đặt nhân vật Thúy Kiều vào cảnh ngộ ấy để cho Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình. Trong giờ phút mà bên ngoài tưởng như yên tĩnh này thì chính trong lòng nàng Kiều đang ngổn ngang, tăm tối.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 12)

Không chỉ là bậc thầy trong tả người, Nguyễn Du còn có biệt tài trong tả cảnh. Khung cảnh ông miêu tả đã đạt đến mực mẫu mực, cổ điển, nói lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Tình và cảnh trở thành hai yếu tố bổ sung làm nên chất riêng cho sáng tác Nguyễn Du. Và tình cảnh ấy đã được ông kết hợp hài hòa để phản ánh tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Bài viết liên quan

199 lượt xem