Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (10 mẫu) mới nhất 2023

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em lớp 9 Cánh diều gồm 10 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
164 lượt xem


Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - Ngữ văn 9

 

Dàn ý số 1

1. Mở Bài

"Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em" được viết vào năm 1990 của Liên Hợp Quốc đã khẳng định tính cấp bách và cần thiết cũng như vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân, quốc gia, thế giới đối với trẻ em.

2. Thân Bài

- Lời kêu gọi vô cùng mạnh mẽ và khẩn thiết:

+ Mỗi đứa trẻ đều khát khao được yêu thương, bởi chúng ngây thơ, trong sáng và dễ bị tổn thương.

+ Chúng phải được sống trong sự ấm no, hoà bình, được học tập, được vui chơi và được bảo vệ.

- Thực trạng hiện nay và những thách thức mà còn người phải vượt qua, phải nỗ lực:

+ Nỗi bất hạnh của vô số trẻ em trên thế giới

+ Tăng trưởng kinh tế không đồng đều, suy thoái, nợ nước ngoài

+ Những tác động của môi trường, của ma túy, điều kiện sống tồi tàn mà mỗi ngày trên thế giới .

+ Cái đói, cái nghèo đày đọa

- Những cơ hội để có thể thay đổi, giúp đỡ:

+ Công ước quốc tế về quyền trẻ em được ban hành

+ Thế giới ngày một hoà bình hơn, chiến tranh không còn, cùng nhau hợp tác và phát triển → Thống nhất hành động

- Nhiệm vụ của toàn nhân loại ngày lúc này với trẻ em:

+ Chú trọng chăm sóc sức khỏe trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong

+ Xóa nạn mù chữ

+ Phát triển kinh tế

- Bản tuyên bố thật ý nghĩa và chưa đựng những giá trị to lớn

- Liên hệ thực tiễn Việt Nam

3. Kết Bài

Khái quát ngắn gọn cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc xong văn bản.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

- Trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương.

- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

 

2. Thân bài

* Lời kêu gọi là lý do của lời kêu gọi:

 Lời kêu gọi rất ngắn gọn và súc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người.

- Lý do:

+ Trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn.

+ Thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển.

+ Trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ.

=> Đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai, mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

* Thách thức và thực trạng:

- Dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất.

 

- Trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc,...- Ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống

trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp,...

- Mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường,...

=> Gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu.

→ Lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.

* Cơ hội:

- Sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới.

- Sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi, kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện.

 

* Nhiệm vụ:

- Xoay quanh những vấn đề về cuộc sống của trẻ em:

+ Tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu.

- Đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội.

+ Phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục.

+ Tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội.

+ Phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội.

+ Khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới.

- Để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới.

=> Nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại.

3. Kết bài

- Nội dung: Nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới.

- Nghệ thuật: Sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể.

 

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 2)

Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi còn mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã thực sự có một cuộc sống hòa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất.

Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi còn chưa kịp biết gì về thế giới vốn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi đau đớn không thể phai nhòa, ám ảnh trong lòng của toàn thể nhân loại về hậu quả của chiến tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn còn đang tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, bản tuyên bố còn đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường. Trước những thực trạng đau lòng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có quá nhiều đau khổ, đã nằm ngoài giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian.

Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy không phải thay năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực không thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.

Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà toàn nhân loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi. Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện.

Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục 10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội. Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới.

Đặc biệt nhất đến mục số 17 không còn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa toàn diện như vậy đã mang đến tính thuyết phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của toàn nhân loại, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 2)

Văn bản này trích từ lời Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc (Niu-oóc), ngày 30/9/1990 với nội dung bày tỏ thái độ quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước vấn đề bảo vệ quyền lợi và chăm sóc sự phát triển của trẻ em.

Bối cảnh ra đời của bài viết là tình hình thế giới trong những năm cuối thế kỉ XX. Khoa học, kĩ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố và mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuy vậy, không ít khó khăn và những vấn đề cấp bách được đặt ra trước mắt, cụ thể như sự phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước giàu, nghèo; tình trạng chiến tranh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới; số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và thất học ngày càng nhiều…

Qua bài văn, tác giả giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ em, tương lai của toàn nhân loại.

Cùng với bản Tuyên bố này, Hội nghị cấp cao thế giới còn công bố một kế hoạch hành động khá chi tiết và toàn diện. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000, coi như một bộ phận quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên khá đầy đủ và cụ thể cuộc sống khổ cực của hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới hiện nay. Trẻ em không được sống trong hạnh phúc mà còn trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược. Hằng ngày, có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó.

Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột. Ở những nước kém phát triển, trẻ em phải chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp:

Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.

Điều đau lòng là hàng ngàn trẻ em chết mỗi ngày do suy sinh dưỡng và bệnh tật, mà nhiều nhất là ở châu Phi: Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy.

Đó là những sự thách thức mà chúng tôi, với tư cách những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng.Ở phần Cơ hội, tác giả nêu lên những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này sẽ tạo ra một cơ hội mới: Liên kết lại, các nước chúng ta sẽ có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em, thúc đẩy sự phát triển đầy đủ tiềm năng con người ở trẻ em và làm cho các em nhận thức được nhu cầu, các quyền của mình củng như nắm được các cơ hội phục vụ được lợi ích của mình. Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới.

Bên cạnh đó, sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực cũng là cơ sở để thực hiện nội dung công ước về quyền của trẻ em. Nguồn kinh phí cực kì to lớn dành cho cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc sẽ được dùng để cải thiện đời sống cho hàng tỉ trẻ em nghèo trên khắp thế giới. Đói rét, ốm đau, mù chữ… sẽ dần dần bị đẩy lùi vào quá khứ.

Đất nước ta hiện nay tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và nhà nước đã thực sự quan tâm đến sự nghiệp có tính chất chiến lược lâu dài là nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; thường xuyên nâng cao ý thức của toàn dân về vấn đề này… Trong phần Nhiệm vụ: tác giả đã nêu lên tính chất toàn diện và cụ thể của các nhiệm vụ cấp thiết mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế phải thực hiện. Từ việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe đến việc phát triển giáo dục cho trẻ em; từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ con bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn) đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội…

Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em cũng là trách nhiệm hàng đầu. Sinh mệnh của hàng vạn trẻ em trai và gái có thể được cứu vãn mỗi ngày. Nếu quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chúng ta có thể hạn chế được các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ em. Hiện nay, tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung và tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nước trên thế giới cao đến mức không thể chấp nhận được. Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn.Về vấn đề: Đối xử bình đẳng giữa bé trai và bé gái, bản Tuyên bố Viết:

Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu. Ngay từ đầu, các em gái đã phải được đối xử bình đẳng và có cơ hội đồng đều như các em trai. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có liên quan rất lớn tới tương lai của trẻ em, đó là nhiệm vụ xóa mù chữ cho trẻ nhỏ, bởi hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em vẫn chưa trải qua giáo dục cơ sở, trong đó các em nữ chiếm 2/3. Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ sẽ là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện cho trẻ nhỏ nhận thức về mình, tự tin khi bước vào cuộc sống và có trách nhiệm với cộng đồng: Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cả nhân loại trước mắt phải tập trung vào việc khôi phục và phát triển kinh tế: Các điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lo lớn đến số phận của trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì tương lai của tất cả trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước, đồng thời tiếp tục khẩn trương tìm ra một giải pháp nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền cho vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.

Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế. Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.

Qua những chủ trương, chính sách, những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể đánh giá được trình độ văn minh của một xã hội. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành cho sự quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể và toàn diện. Tin rằng trong một tương lai không xa, trẻ em sẽ được sống sung sướng, hạnh phúc dưới một mái nhà chung, trong không khí hòa bình và hữu nghị.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 3)

Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi còn mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã thực sự có một cuộc sống hòa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất. Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi còn chưa kịp biết gì về thế giới vốn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi đau đớn không thể phai nhòa, ám ảnh trong lòng của toàn thể nhân loại về hậu quả của chiến tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn còn đang tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, bản tuyên bố còn đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường. Trước những thực trạng đau lòng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có quá nhiều đau khổ, đã nằm ngoài giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian. Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy không phải thay năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực không thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.

Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà toàn nhân loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi. Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện.

Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục 10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội. Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới. Đặc biệt nhất đến mục số 17 không còn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa toàn diện như vậy đã mang đến tính thuyết phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của toàn nhân loại, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 4)

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản trích trong "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp lại Liên hợp quốc ngày 30 - 9 - 1990.

Văn bản được trích lược ở đây gồm có 17 điều:

- Điều 1 và 2 là lời kêu gọi.

- 5 điều tiếp theo (3-7): Sự thách thức.

- 2 điều tiếp theo (8 - 9): Cơ hội.

- 8 điều còn lại (10 - 17): Nhiệm vụ.

Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi mở đầu hướng về những ai, và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực trạng, tình trạng sống còn đau khổ... của trẻ em thế giới. Hai điều cơ hội chỉ ra hoàn cảnh xã hội và lịch sử thuận lợi. Phần Nhiệm vụ là nội dung chính của bản tuyên bố. Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.

1. Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi "khẩn thiết" hướng tới "toàn thể nhân loại" vì mục đích "hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn" (điều 1). Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu gọi. Đó là tất cả trẻ em trên thế giới, một lớp người "đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc". Lớp người nhỏ tuổi ấy cần "phải được sống trong vui thú, thanh bình, được chơi, được học và phát triển". Hòa hình, ấm no, hạnh phúc là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân đạo được thể hiện rất rõ và vô cùng sâu sắc.

2. Năm điều tiếp theo nói về sự thách thức, phản ánh thực trạng, điều kiện sống của tuổi thơ trên thế giới. Vô số trẻ em phải chịu bao nhiêu "nỗi bất hạnh", là "nạn nhân" của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu chịu cảnh tị nạn, tàn tật... bị "đối xử tàn nhẫn và bóc lột" (điều 4).

Có hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, chậm phát triển sống trong đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân chính là do "tác động nặng nề của nợ nước ngoài", hoặc tình hình kinh tế "không có khả năng tăng trưởng" (điều 5).

Điều 6 nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy (điều 6). Văn bản không chỉ nêu lên thực trạng của trẻ em thế giới, mà còn nói lên nguyên nhân, nhưng không hề đụng chạm tới quốc gia nào. Đó là tính pháp lí thể hiện một cách viết sâu sắc, tế nhị.

3. Phần Cơ hội chỉ có 2 điều. Sự liên kết của các nước và "công ước về quyền của trẻ em" đã tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em "được thực sự tôn trọng" ở khắp nơi trên thế giới (điều 8). Bầu không khí chính trị quốc tế được "cải thiện" (cuộc chiến tranh lạnh được phá bỏ), sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường...), giải trừ quân bị tăng cường phúc lợi trẻ em (điều 9). Những cơ hội ấy đã được tận dụng trong 15 năm qua, làm cho sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.

4. Phần Nhiệm vụ có 8 điều (10 - 17)

- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (điều 10).

- Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn (biện hộ: hàng chục vạn trẻ em ở nước ta bị chất độc màu da cam trong chiến tranh...) (điều 11).

- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu, các em gái cần được đối xử bình đẳng (điều 12).

- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở (điều 13).

- Bảo đảm an toàn cho phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để trẻ em lớn khôn và phát triển (điều 14).

- Cần tạo cho trẻ em một môi trường sống, một xã hội tự do để trẻ em có nơi nương tựa an toàn, được khuyến khích tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (điều 15).

- Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các nước, tìm ra giải pháp "nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền" cho vấn đề nợ nước ngoài (điều 16).

- Điều 17 chỉ ra điều kiện để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu ra cần "những nỗ lực liên tục", "sự phối hợp trong hành động" của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Đọc văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chúng ta mới cảm thấy ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và toàn thế giới. "Trẻ em là tương lai của Tổ quốc", "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", những câu khẩu hiệu ấy trở nên thân thiết với mọi người.

Trong điều kiện được xã hội quan tâm săn sóc, mỗi thiếu niên nhi đồng trên mọi miền đất nước ta phải phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 5)

"Bảo vệ và phát triển trẻ em" là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi đất nước. Bởi ;" Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai " . Đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.

Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiên dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.

Hiện nay ở các nơi trên thế giới , sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đó nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình. Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức.

Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu- nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn- thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp,... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước.

Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặc chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặc. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.

Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 6)

Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.

Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội… Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em.

Hay tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội. Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hổ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ…

Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa…Trẻ em cần phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh.

Ngoài ra, trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ em đươc giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.

Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 7)

Bối cảnh ra đời của bài viết là tình hình thế giới trong những năm cuối thế kỉ XX. Khoa học, kĩ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố và mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuy vậy, không ít khó khăn và những vấn đề cấp bách được đặt ra trước mắt, cụ thể như sự phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước giàu, nghèo; tình trạng chiến tranh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới; số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và thất học ngày càng nhiều…

Qua bài văn, tác giả giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ em, tương lai của toàn nhân loại.

Cùng với bản Tuyên bố này, Hội nghị cấp cao thế giới còn công bố một kế hoạch hành động khá chi tiết và toàn diện. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000, coi như một bộ phận quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên khá đầy đủ và cụ thể cuộc sống khổ cực của hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới hiện nay. Trẻ em không được sống trong hạnh phúc mà còn trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược.

Hằng ngày, có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

Ở những nước kém phát triển, trẻ em phải chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp:

Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.

Điều đau lòng là hàng ngàn trẻ em chết mỗi ngày do suy sinh dưỡng và bệnh tật, mà nhiều nhất là ở châu Phi:

Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy.

- Kết thúc phần này, tác giả khẳng định:

Đó là những sự thách thức mà chúng tôi, với tư cách những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng.
Ở phần Cơ hội, tác giả nêu lên những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này sẽ tạo ra một cơ hội mới:

Liên kết lại, các nước chúng ta sẽ có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em, thúc đẩy sự phát triển đầy đủ tiềm năng con người ở trẻ em và làm cho các em nhận thức được nhu cầu, các quyền của mình củng như nắm được các cơ hội phục vụ được lợi ích của mình. Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới.

Bên cạnh đó, sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực cũng là cơ sở để thực hiện nội dung công ước về quyền của trẻ em. Nguồn kinh phí cực kì to lớn dành cho cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc sẽ được dùng để cải thiện đời sống cho hàng tỉ trẻ em nghèo trên khắp thế giới. Đói rét, ốm đau, mù chữ… sẽ dần dần bị đẩy lùi vào quá khứ.

Đất nước ta hiện nay tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và nhà nước đã thực sự quan tâm đến sự nghiệp có tính chất chiến lược lâu dài là nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; thường xuyên nâng cao ý thức của toàn dân về vấn đề này…

Trong phần Nhiệm vụ: tác giả đã nêu lên tính chất toàn diện và cụ thể của các nhiệm vụ cấp thiết mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế phải thực hiện. Từ việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe đến việc phát triển giáo dục cho trẻ em; từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ con bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn) đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội…

Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em cũng là trách nhiệm hàng đầu. Sinh mệnh của hàng vạn trẻ em trai và gái có thể được cứu vãn mỗi ngày. Nếu quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chúng ta có thể hạn chế được các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ em. Hiện nay, tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung và tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nước trên thế giới cao đến mức không thể chấp nhận được.

Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn.

- Về vấn đề: Đối xử bình đẳng giữa bé trai và bé gái, bản Tuyên bố Viết:

Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu. Ngay từ đầu, các em gái đã phải được đối xử bình đẳng và có cơ hội đồng đều như các em trai.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có liên quan rất lớn tới tương lai của trẻ em, đó là nhiệm vụ xóa mù chữ cho trẻ nhỏ, bởi hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em vẫn chưa trải qua giáo dục cơ sở, trong đó các em nữ chiếm 2/3. Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ sẽ là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.

- Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện cho trẻ nhỏ nhận thức về mình, tự tin khi bước vào cuộc sống và có trách nhiệm với cộng đồng:

Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cả nhân loại trước mắt phải tập trung vào việc khôi phục và phát triển kinh tế:

Các điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lo lớn đến số phận của trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì tương lai của tất cả trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước, đồng thời tiếp tục khẩn trương tìm ra một giải pháp nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền cho vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.

Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.

Qua những chủ trương, chính sách, những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể đánh giá được trình độ văn minh của một xã hội. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành cho sự quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể và toàn diện. Tin rằng trong một tương lai không xa, trẻ em sẽ được sống sung sướng, hạnh phúc dưới một mái nhà chung, trong không khí hòa bình và hữu nghị.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 8)

"Tuyên bố thế giới vê sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em" là văn bản trích trong "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp tại Liên hợp quốc ngày 30.9.1990.

Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi mở đầu hướng về những ai, và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực trạng, tình trạng sống, còn, đau khổ ... của trẻ em thế giới. Hai điều cơ hội chỉ ra hoàn cẩnh xã hội và lịch sử thuận lợi. Phần nhiệm vụ là nội dung chính của bản tuyên bố. Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.

1. Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi "khẩn thiết " hướng tới "toàn thể nhân loại" vì mục đích "hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn " (Điều 1 )- Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu gọi. Đó là tất cả trẻ cm trên thế giới, một lớp người "đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc". Lớp người nhỏ tuổi ấy cần "phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triền". Hòa bình, ấm no, hậnh phúc là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân dạo được thể hiện rất rõ và vô cùng sâu sắc.

 2. Năm điều tiếp theo nói về sự thách thức phản ánh thực trạng, điểu kiện sống của tuổi thơ trên thế giới. Vô số trẻ em phải chịu bao nhiêu "nỗi bất hạnh", là "nạn nhân" của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu chịu cảnh tị nạn, tàn tật ... bị "đối xử tàn nhẫn và bóc lột" (Điều 4).

  "Trẻ em là tương lai của Tổ quốc"

  Có hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, chậm phát triển sống trong đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân chính là do "tác động nặng nề của nợ nước ngoài", hoặc tình hình kinh tế "không có khả năng tăng trưởng" (Điều 5).

Điều 6 nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bộnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy (Điều 6).

Văn bản không chỉ nêu lên thực trạng của trẻ em thế giới, mà còn nói lên nguyên nhân. Nhưng không hề đụng chạm tới quốc gia nào. Đó là tính pháp lí thể hiện một cách viết sâu sắc, tế nhị.

 3. Phần cơ hội chỉ có 2 điều. Sự liên kết của các nước và "công ước về quyền của trẻ em" đã tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em "được sự tôn trọng" ở khắp nơi trên thếgiới. (Điều 8).

Bầu không khí chính trị quốc tế được "cải thiện" (cuộc chiến tranh lạnh được phá bỏ), sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường ...), giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em (Điều 9).

Những cơ hội ấy đã được tận đụng trong 15 năm qua, làm cho sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.

 4. Phần nhiệm vụ có 8 điều (10 -17).

  • Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em; cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tì lệ tử vong của trẻ sơ sinh (Điều 10).
  • Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. (Liên hệ: hàng chục vạn trẻ em ở nước ta bị chất độc màu da cam trong chiến tranh,..). (Điều 11).
  • Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu; các em gái cần được đối xử bình đẳng (Điều 12).
  • Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở ( Điều 13).
  • Bảo đảm an toàn cho phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để trẻ em lớn khôn và phát triển (Điều 14).
  • Cần tạo cho trẻ em một môi trường sống, một xã hội tự do để trẻ em có nơi nương tựa an toàn, được khuyến khích tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (Điều 15).
  • Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các nước; tìm ra giải pháp "nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền" cho vấn đề nợ nước ngoàỉ (Điểu 16).
  • Điều 17 chỉ ra điều kiện để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu ra cần những nỗ lực liên tục", "sự phối hợp trong hành động" của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Đọc văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" chúng ta mới cảm thấy ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng tò lớn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và toàn thế giới. "Trẻ em là tương lai của Tổ quốc", "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", những câu khẩu hiệu ấy trỏ nên thân thiết với mọi người.

Trong điều kiện được xã hội quan tâm săn sóc, mỗi thiếu niên nhi đồng trên mọi miền đất nước ta phải phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 9)

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản trích trong "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp lại Liên hợp quốc ngày 30 - 9 - 1990.

Văn bản được trích lược ở đây gồm có 17 điều:

- Điều 1 và 2 là lời kêu gọi.

- 5 điều tiếp theo (3-7): Sự thách thức.

- 2 điều tiếp theo (8 - 9): Cơ hội.

- 8 điều còn lại (10 - 17): Nhiệm vụ.

Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi mở đầu hướng về những ai, và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực trạng, tình trạng sống còn đau khổ... của trẻ em thế giới. Hai điều cơ hội chỉ ra hoàn cảnh xã hội và lịch sử thuận lợi. Phần Nhiệm vụ là nội dung chính của bản tuyên bố. Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.

1. Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi "khẩn thiết" hướng tới "toàn thể nhân loại" vì mục đích "hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương  lai tốt đẹp hơn" (điều 1). Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu gọi. Đó là tất cả trẻ em trên thế giới, một lớp người "đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc". Lớp người nhỏ tuổi ấy cần "phải được sống trong vui thú, thanh bình, được chơi, được học và phát triển". Hòa hình, ấm no, hạnh phúc là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân đạo được thể hiện rất rõ và vô cùng sâu sắc.

2. Năm điều tiếp theo nói về sự thách thức, phản ánh thực trạng, điều kiện sống của tuổi thơ trên thế giới. Vô số trẻ em phải chịu bao nhiêu "nỗi bất hạnh”, là "nạn nhân" của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu chịu cảnh tị nạn, tàn tật... bị "đối xử tàn nhẫn và bóc lột" (điều 4).

Có hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, chậm phát triển sống trong đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân chính là do "tác động nặng nề của nợ nước ngoài", hoặc tình hình kinh tế "không có khả năng tăng trưởng" (điều 5).

Điều 6 nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy (điều 6).

Văn bản không chỉ nêu lên thực trạng của trẻ em thế giới, mà còn nói lên nguyên nhân, nhưng không hề đụng chạm tới quốc gia nào. Đó là tính pháp lí thể hiện một cách viết sâu sắc, tế nhị.

3. Phần Cơ hội chỉ có 2 điều. Sự liên kết của các nước và "công ước về quyền của trẻ em" đã tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em "được thực sự tôn trọng" ở khắp nơi trên thế giới (điều 8).

Bầu không khí chính trị quốc tế được "cải thiện" (cuộc chiến tranh lạnh được phá bỏ), sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường...), giải trừ quân bị tăng cường phúc lợi trẻ em (điều 9).

Những cơ hội ấy đã được tận dụng trong 15 năm qua, làm cho sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.

4. Phần Nhiệm vụ có 8 điều (10 - 17)

-  Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (điều 10).

- Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn (biện hộ: hàng chục vạn trẻ em ở nước ta bị chất độc màu da cam trong chiến tranh...) (điều 11).

- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu, các em gái cần được đối xử bình đẳng (điều 12).

- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở (điều 13).

- Bảo đảm an toàn cho phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để trẻ em lớn khôn và phát triển (điều 14).

-  Cần tạo cho trẻ em một môi trường sống, một xã hội tự do để trẻ em có nơi nương tựa an toàn, được khuyến khích tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (điều 15).

- Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các nước, tìm ra giải pháp "nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền" cho vấn đề nợ nước ngoài (điều 16).

-  Điều 17 chỉ ra điều kiện để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu ra cần "những nỗ lực liên tục", "sự phối hợp trong hành động" của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Đọc văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chúng ta mới cảm thấy ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và toàn thế giới. "Trẻ em là tương lai của Tổ quốc", "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", những câu khẩu hiệu ấy trở nên thân thiết với mọi người.

Trong điều kiện được xã hội quan tâm săn sóc, mỗi thiếu niên nhi đồng trên mọi miền đất nước ta phải phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (mẫu 10)

Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi còn mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã thực sự có một cuộc sống hòa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất.          

Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi còn chưa kịp biết gì về thế giới vốn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi đau đớn không thể phai nhòa, ám ảnh trong lòng của toàn thể nhân loại về hậu quả của chiến tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn còn đang tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, bản tuyên bố còn đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường. Trước những thực trạng đau lòng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có quá nhiều đau khổ, đã nằm ngoài giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian.

Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy không phải thay năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực không thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố. Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà toàn nhân loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi. Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện. Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục 10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội. Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới. Đặc biệt nhất đến mục số 17 không còn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa toàn diện như vậy đã mang đến tính thuyết phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của toàn nhân loại, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.   

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

Bài viết liên quan

164 lượt xem