Mở bài Chị em Thúy Kiều (14 mẫu) mới nhất 2023
Mở bài Chị em Thúy Kiều
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 1)
Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” trích trong “Đoạn trường tân thanh” tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 2)
“Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ là kiệt tác bất hủ của nền văn học trung đại mà còn là của cả nền văn học Việt Nam. Với những giá trị nội dung tư tưởng lớn, mang tính hiện thực sâu sắc, phản ánh, lên án sự bất công, tàn ác của chế độ phong kiến và số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo, cảm thương sâu sắc cho số phận con người, đặc biệt là phận nhi nữ, trân trọng những vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ cũ.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 3)
Nguyễn Du (1765 - 1820) quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một trong những tác phẩm thành công về chữ Nôm của ông là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”. Truyện không những có nội dung sâu sắc mà còn rất thành công về nghệ thuật. Tiêu biểu cho nghệ thuật khắc họa nhân vật là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đã đề cao trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ thông qua việc miêu tả tài và sắc của chị em Thúy Kiều. Đây là đoạn trích thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân vật của Nguyễn Du.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 4)
“Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tác phẩm xứng tầm kiệt tác trong nền văn học Việt Nam. Bên cạnh bút pháp tả cảnh thì nghệ thuật tả người cũng là yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Điều này đã được thể hiện rõ qua trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” thuộc phần “Gặp gỡ và đính ước”. Thông qua những câu thơ giàu chất tạo hình và ngòi bút thiên về sự ngợi ca tài năng, vẻ đẹp của con người xuất phát từ cảm hứng nhân đạo, nhân văn vô cùng cao đẹp, tác giả Nguyễn Du đã phác họa thành công bức chân dung của chị em Thúy Kiều, đồng thời gửi gắm những dự cảm sâu sắc về cuộc đời của nhân vật.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 5)
Một trong những đặc trưng nổi bật của thi pháp văn học trung đại là lấy thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực để miêu tả, khắc họa và đánh giá vẻ đẹp của con người. Quan điểm này đã chi phối và có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều sáng tác tiêu biểu của các tác giả thuộc nền văn học trung đại, trong đó trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” thuộc kiệt tác “Truyện Kiều” là minh chứng tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy được tài năng của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật thông qua vẻ đẹp về ngoại hình, tài năng, trí tuệ, cốt cách cùng dự cảm về cuộc đời, số phận của chị em Thúy Kiều.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 6)
Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn luôn nhìn đời bằng con mắt “nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”. Nhắc đến ông chúng ta không thể bỏ qua kiệt tác “Truyện Kiều” trong đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 7)
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. "Truyện Kiều" là kiệt tác của Nguyễn Du và là quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" nằm ở phần đầu tác phẩm đã giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của hai người con gái.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 8)
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” trong Truyện Kiều đã gợi tả được vẻ đẹp đặc sắc của hai cô con gái nhà họ Vương, vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều cũng như vẻ đẹp của từng người được Nguyễn du khắc học một cách rõ nét bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 9)
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến nay, “Truyện Kiều” của ông vẫn được coi là tác phẩm thơ Nôm kiệt xuất của nền văn học dân tộc. Trong đó, Nguyễn Du thể hiện tài năng bậc thầy ở nhiều phương diện, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hầu hết các chân dung đều được miêu tả sinh động, có sức sống. Có thể thấy rõ điều này chỉ qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 10)
Nguyễn Du là một trong những tác giả lớn của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến Truyện Kiều. Khi đọc “Truyện Kiều” có lẽ người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 11)
Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 12)
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần mở đầu tác phẩm gặp gỡ và đính ước giới thiệu gia cảnh của Thúy Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 13)
Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Truyện kiều là kiệt tác của nguyễn Du và của nền thi ca cổ điển dân tộc, sáng ngời tinh thần nhân đạo. Cả trên phương diện nghệ thuật, áng thơ nảy là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sư,v..v.. .đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn tuyệt bút của thi hào Nguyễn Du. Mượn vật tả người, lấy ý họa hình quả thực là sức mạnh phi thường trong ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du.
Mở bài Chị em Thúy Kiều (mẫu 14)
“Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc”. Thật vậy, “Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu của vị đại thi hào dân tộc, một “Danh nhân văn hóa lớn của thế giới”. Ở đó, người đọc vừa say mê trước vẻ đẹp toàn vẹn của người thiếu nữ vừa đau đớn, thương xót cho một phận đời bạc bẽo. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm, khắc họa cuộc sống, vẻ đẹp và dự báo tương lai của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.
Bài viết liên quan
- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân (10 mẫu) mới nhất 2023
- Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (15 mẫu) mới nhất 2023
- Kết bài Chị em Thúy Kiều (15 mẫu) mới nhất 2023
- Phân tích Cảnh Ngày Xuân (10 mẫu) mới nhất 2023
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân (14 mẫu) mới nhất 2023