Đề thi Học kì 1 Địa Lí 6 (Đề 1) (có đáp án)
-
741 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến:
Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài Thiên văn Grin – uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh.
Chọn: A.
Câu 2:
Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt Trời là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương và Hải Vương.
Chọn: D.
Câu 3:
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết:
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài trên thực địa.
Chọn: B.
Câu 5:
Hướng Bắc của bản đồ là:
Hướng Bắc của bản đồ là đầu phía trên của kinh tuyến.
Chọn: A.
Câu 6:
Theo quy ước phương hướng trên bản đồ gồm:
Theo quy ước phương hướng trên bản đồ gồm 8 hướng chính. Đó là hướng Bắc, Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Nam, Đông Nam và Đông.
Chọn: D.
Câu 7:
Ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27’ Nam vào ngày:
Vào ngày 22 tháng 12 ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27’ Nam.
Chọn: C.
Câu 8:
Núi già là núi có đặc điểm:
Hình tái núi già có đặc điểm là đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
Chọn: A.
Câu 9:
Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:
Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến mực nước biển.
Chọn: A.
Câu 10:
Cao nguyên rất thuận lợi cho việc:
Cao nguyên có đất, khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
Chọn: D.
Câu 11:
Kí hiệu bản đồ là gì? Các loại kí hiệu nào thường được sử dụng trên bản đồ?
* Kí hiệu bản đồ:
- Là những hình vẽ màu sắc.
- Được dùng như quy ước và để thể hiện các đối tượng địa lý lên bản đồ.
* Các loại kí hiệu thường sử dụng: Kí hiệu đường, Kí hiệu điểm và kí hiệu diện tích.
Câu 12:
Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất?
- Thứ nhất là do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa. Nửa được chiếu sáng chính là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối chính là ban đêm. Từ đó tạo ra hiện tượng ngày đêm.
- Thứ hai là do sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.