Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án
Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 5)
-
4261 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải là
Chọn D
Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau chủ yếu là do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe..
Câu 2:
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất
Chọn B.
Thứ tự xuất hiện các ion trong dãy điện hóa: Al3+; Cu2+; Fe3+; Ag+.
→ Al3+ có tính oxi hóa yếu nhấtThứ tự xuất hiện các ion trong dãy điện hóa: Al3+; Cu2+; Fe3+; Ag+.
→ Al3+ có tính oxi hóa yếu nhất
Câu 3:
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
Chọn C.
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2.
Các khí này dễ hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit H2SO4, HNO3. Khi trời mưa, các hạt axit này lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH < 5,6 được gọi là mưa axit
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol tristearin trong môi trường axit, thu được
Chọn D.
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 → thủy phân trong môi trường axit cho 1 mol glixerol và 3 mol axit stearic C17H35COOH
Câu 5:
Chất nào sau đây là amin bậc 2
Chọn C.
Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.
→ CH3 – NH – CH3 là amin bậc 2.
Câu 7:
Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
Chọn D.
Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit –CO-NH. Nilon-6,6 được điều chế từ hexametylen điamin H2N[CH2]6NH2 và axit ađipic (axit hexanđioic)
Câu 8:
Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
Chọn B.
Quặng manhetit chứa Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất, nhưng hiếm có trong tự nhiên.
Câu 9:
Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây
Chọn C.
Saccarozo có trong nhiều loại thực vật và là thành phần chủ yếu của đường mía (từ cây mía), đường củ cải (từ củ cải đường), đường thốt nốt (từ cụm hoa thốt nốt)
Câu 10:
Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là
Chọn D.
Phương pháp hiện đại sản xuất anđehit axetic là oxi hóa không hoàn toàn etilen
Câu 11:
Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Chọn A.
Có n(H2) = 0,2 → n(Fe) = 0,2 => m(FeCl2) = 0,2. 127 = 25,4 gam
Câu 12:
Một mẫu K và Ba tác dụng với H2O dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
Chọn D.
X + nH2O → X(OH)n + n/2 H2.
Ta có: n(H2) = 0,15 mol → n(OH-) = 2n (H2) = 0,3 mol → n(H+) = 0,3 mol → 2. 2V = 0,3 → V = 0,075 (lít)
Câu 13:
Mẫu nước cứng chứa các ion: và . Nhận định sai là
Chọn D.
Nước cứng làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị
Câu 14:
Amino axit X chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là
Chọn D.
Gọi amino axit là NH2 – R – COOH → este Y là NH2 – R – COOR’
MY = 89 → R + R’ = 89 – 60 = 29 → R = 14 và R’ = 15
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn 48,96 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 3,28 mol hỗn hợp gồm CO2 và nước. Nếu cho 48,96 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được x gam Ag. Giá trị của x là
Chọn A.
X gồm C6H12O6 (x mol) và C12H22O11 (y mol)
→ 180x + 342y = 48,96
Ta có: n(CO2) = 6x + 12y (theo BTNT (C)) và n(H2O) = 6x + 11y (BTNT (H))
→ 12x + 23y = 3,28
→ x = 0,12 và y = 0,08
Saccarozo không tráng gương, chỉ có glucozo có tráng gương.→ n(Ag) = 2n(Glu) = 0,24 → m(Ag) = 25,92 (g)
Câu 16:
X là một amino axit no (phân tử chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH). Cho 0,06 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,2 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 15,79 gam chất rắn khan. X là
Chọn A.
Các dẫn điện tốt (chất điện li mạnh) là các muối, axit mạnh, bazo mạnh. → Trong các chất trên, NaCl là muối; CH3COOH là axit yếu, NH3 là bazo yếu, C2H5OH là ancol → NaCl là chất điện li mạnh → NaCl là chất dẫn điện tốt nhất
Câu 18:
Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất
Chọn A
Axit cacboxylic có nhiệt độ sôi cao nhất so với các chất este, amin, ancol có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau
Câu 19:
Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa
Chọn D
+ Các điện cực khác nhau về bản chất (2 kim loại khác nhau là Cu và Fe)
+ Các điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
Câu 20:
Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng
Chọn D
Xét từng thí nghiệm:
+) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.
NaOH + Cr(NO3)3 → Cr(OH)3 + NaNO3
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + H2O
+) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.
+) Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2.
+) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
AlCl3 + 3NH3 + H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Nên thí nghiệm có kết tủa sau phản ứng: Cho dung dịch NH3đến dư vào dung dịch AlCl3
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây đúng
Chọn A
+ Metyl metacrylat là nguyên liệu tổng hợp thủy tinh hữu cơ.
+ Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài.
+ Thủy phân chất béo trong dung dịch kiềm (NaOH/ KOH) cho xà phòng. (Muối natri hoặc kali của các axit béo là xà phòng).
Câu 22:
Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl là
Chọn B
Các chất vừa phản ứng được với dd NaOH, vừa phản ứng HCl: Al, Al2O3, Al(OH)3
Câu 23:
Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về quá trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên
Chọn C
- Để điều chế HNO3 trong PTn, người ta đun hỗn hợp NaNO3(rắn) với H2SO4 (đặc).
Phản ứng 1 chiều, và hơi HNO3 thoát ra được dẫn vào bình làm lạnh và ngưng tụ
NaNO3 + H2SO4 → NaHSO4 + HNO3
Câu 24:
X, Y, Z, T là các dung dịch hoặc chất lỏng chứa các chất sau: anilin, metylamin, axit glutamic, alanin. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả ghi theo bảng sau
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn B
Quỳ tím hóa đỏ → X là axit → X: axit glutamic.
Cho quỳ vào Y không đổi màu → Y là anilin hoặc alanin.
Cho NaOH vào Y, dung dịch trong suốt → Y là alanin.
Anilin không tan trong kiềm, không làm quỳ chuyển màu →Z: anilin.
Metylamin làm quỳ chuyển xanh, tan trong nước → trong dung dịch NaOH, dung dịch trong suốt → T: metylamin.
Câu 25:
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Chọn B
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
Ta có: n(HCOOC2H5) = 0,05 mol → n(HCOONa) = 0,05 → m = 0,05. 68 = 3,4 (g)
Câu 27:
Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Giá trị của m là
Chọn D
Ta có: n(glixerol) = 0,01 mol; n(C17H31COONa) = 0,01 →chất béo được tạo bởi 1 gốc axit C17H31COOH và 2 gốc C17H33COOH → n(C17H33COONa) = 0,02 → m = 6,08 (g)
Câu 28:
Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O
X1 + 2HCl → X3 + NaCl
X4 + HCl → X3
X4 → tơ nilon-6 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng ?
Chọn A
Do X4 sinh ra nilon-6 → X4 là amino axit tương ứng: NH2[CH2]5COOH.
X4 + HCl → X3. Do đó, X3 là ClNH3-[CH2]5-COOH.
X3 là sản phẩm của X1 + HCl. Do đó, X1 là NH2-[CH2]5COONa.
→ X tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:1 mà cho H2O, lại cho X1, X2 → X là muối amoni → X: NH2[CH2]5COONH3CH3. →X2: CH3NH2.
+ X là muối amoni, X4 là aminoaxit → Lưỡng tính.
+ X2 là quỳ tím chuyển xanh.
+ M(X) < M(X3)
+ Nhiệt độ nóng chảy của X1 > X4.
Câu 29:
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số thí nghiệm không thu được kết tủa là:
Chọn A
Xét từng thí nghiệm:
(a) Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
(b) Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 → BaSO4 + Ba(AlO2)2 + H2O
(c) NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + H2O
(d) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
(e) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + H2O
(f) Al3+ + 3NH3 + H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
(g) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3.
Thí nghiệm không thu được kết tủa: (c) và (e).
Đáp án: 2.
Câu 30:
Cho các nhận định sau:
(1) Nhôm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
(2) Các kim loại kiềm thổ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
(3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(4) Thành phần cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gang xám.
(5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép.
(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong nhuộm vải.
Số nhận định đúng là:
Chọn A
Các mệnh đề đúng: 1, 5, 6.
+ Mệnh đề 2: Be, Mg không tác dụng nước ở nhiệt độ thường.
+ Mệnh đề 3: Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối.
+ Mệnh đề 4: Thành phần cacbon trong gang trắng ít hơn trong gang xám
Câu 32:
Cho 4,86 gam bột Al vào dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biễu diễn theo đồ thị sau
Giá trị của x là
Chọn A
Nhìn vào đồ thì, phải mất 1 khoảng mol NaOH mới bắt đầu xuất hiện kết tủa chứng tỏ X có H2SO4 dư, và lượng mol đó tác dụng với axit.
X gồm: Al2(SO4)3 và H2SO4 dư.
Ta có: n(Al) = 0,18. BTNT (Al): n(Al3+ trong X) = 0,18; gọi n(H+) dư = y
Tại thời điểm n(NaOH) = 0,28 → 0,28 = y +3a
Tại thời điểm n(NaOH) = 0,76 → 0,76 = y + 3a. 3 + (0,18 – 3a). 4
→ y = 0,16 và a = 0,04 → n(H2SO4) dư = 0,08 → x = 0,08 + 3 n(Al2(SO4)3) = 0,08 + 3. 0,09 = 0,35
Câu 33:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(a) (đpcmn: điện phân có màng ngăn)
(b)
(c)
(d)
Các chất X2, X5, X6 theo thứ tự là
Chọn B
a) Điện phân có màng ngăn: NaCl + H2O → H2 + Cl2 + NaOH
b) 2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
c) 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
d) Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho 2,3-đimetylbutan tác dụng với Cl2 (askt) theo tỉ lệ mol 1:1.
(2) Tách hai phân tử hiđro từ phân tử isopentan.
(3) Cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 ở 400c
(4) Tách một phân tử H2O từ phân tử pentan-3-ol.
(5) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit vô cơ.
(6) Hiđro hóa hoàn toàn toàn hỗn hợp anđehit acrylic và ancol anlylic.
(7) Hiđrat hóa hoàn toàn hỗn hợp but-1-en và but-2-en.
(8) Đề hiđrat hóa hỗn hợp 2-metylpropan-2-ol và 2-metylpropan-1-ol.
Số trường hợp tạo ra hai sản phẩm là
Chọn B
Các đáp án đúng: (1) (4) (5) (7).
(1) CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3 + Cl2 (as, 1:1) → CH2Cl-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3 +HCl+ CH3-CCl(CH3)-CH(CH3)-CH3 → tạo 2 sản phẩm → (1) đúng
(2)CH3-CH(CH3)-CH2-CH3→ CH2=C(CH3)-CH=CH2, CH≡C(CH3)-CH2-CH3,CH3-CH(CH3)-C≡
CH …. Tạo nhiều hơn 2 sản phẩm → (2) sai
(3) Sản phẩm chính là CH2Br-C(CH3)=CH-CH2Br (có đồng phân cis, trans). Ngoài ra còn có các sản phẩm phụ (sản phẩm cộng 1, 2 và sản phẩm cộng 3, 4)
(4) Sản phẩm CH3-CH=CH-CH2-CH3 (cis,trans)
(5) C12H22O11 (saccarozo) + H2O → C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6( fructozo) → tạo 2 sản phẩm → (5) đúng
(6) CH2=CH-CHO + 2H2 → CH3-CH2-OH
CH2=CH-CH2-OH+ H2 → CH3-CH2-OH
Tạo 1 sản phầm → (6) sai
(7) CH2=CH-CH2-CH3 + H2O → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 + CH2(OH)-CH2-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + H2O → CH3-CH(OH)-CH2-CH3
→ tạo 2 sản phẩm → (7) đúng
(8)CH3-C(OH)(CH3)-CH3→ CH2=C(CH3)2 +H2O
CH2(OH)-CH(CH3)-CH3 → CH2=CH(CH3)2 + H2O
→ tạo 1 sản phẩm → (8) sai