Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 6)

  • 4537 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. 

Ông trạng thả diều - Trang 104 - SGK Tiếng Việt 4 (T1)

Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc?
Xem đáp án

- Học sinh đọc to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt lên khó khăn nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.


Câu 2:

Rất nhiều mặt trăng - Từ đầu đến ... “đất nước của nhà vua."

Trang 163 - SGK Tiếng Việt 4 (T1)

Câu hỏi: Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
Xem đáp án

- Học sinh đọc to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi: Cô công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói là mình sẽ khỏi bệnh ngay nếu có được mặt trăng.


Câu 3:

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Buổi chợ trung thu

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.

(Theo Tạ Duy Anh)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt vước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?
Xem đáp án

Đáp án: C. Bình minh


Câu 4:

Không khí buổi chợ trung du như thế nào?
Xem đáp án
Đáp án: A. Nhộn nhịp

Câu 5:

Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ nhộn nhịp?
Xem đáp án
Đáp án: A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp.

Câu 6:

Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?
Xem đáp án
Đáp án: C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.

Câu 7:

Em hãy tìm và ghi lại 2 từ ghép, 2 từ láy có trong bài?
Em hãy tìm và ghi lại 2 từ ghép, 2 từ láy có trong bài? (ảnh 1)
Xem đáp án

- Hai từ láy: nhọc nhằn, linh tinh.

- Hai từ ghép: buồn rầu, quần áo.


Câu 8:

Xác định Danh từ (DT), tính từ (TT), động từ (DT) trong câu văn sau:

a) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi...

Xem đáp án

a) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi...

         DT                        TT        ĐT                   DT                 ĐT             DT                      DT


Câu 9:

b) Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt.

Xem đáp án

b) Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt.

     DT    TT    DT       ĐT       DT   ĐT         TT


Câu 10:

c) Nước chảy đá mòn.

Xem đáp án

c) Nước chảy đá mòn.

      DT    ĐT DT TT


Câu 11:

Hãy đóng vai em là người tham gia phiên chợ hôm đó, chia sẻ cảm nhận của em về phiên chợ bằng 1-2 câu?
Xem đáp án

Phiên chợ thật nhộn nhịp, mọi thứ âm thanh rộn ràng của sự sống cứ vang lên. Cảnh ấm no, thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng không mặt.


Câu 15:

Chính tả (Nghe – viết):
Chính tả (Nghe – viết): Học sinh nghe viết vào vở ô ly. (ảnh 1)
Xem đáp án

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.


Câu 16:

Tập làm văn: Em hãy viết đoạn văn tả lại chiếc bàn học mà em thích nhất.

Dàn ý gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở nhà của em.

- Chiếc bàn học được mua khi nào? Ai mua chiếc bàn học đó cho em?

- Bàn được đặt ở đâu? Cảm xúc của em khi nhìn thấy chiếc bàn đó như thế nào?

b) Thân bài: Tả bao quát và chi tiết về chiếc bàn:

- Tả bao quát: bàn đi liền (hoặc tách rời) với ghế, hình dạng của bạn (vuông vức), chiều dài, chiều rộng của bạn.

- Tả chi tiết:

+ Mặt bàn: Nhẵn bóng, mịn, màu vàng đồng, có rãnh ở góc phải.

+ Ngăn bàn; ở bên dưới bàn, được chia đôi theo chiều dài của bàn.

+ Bàn được nối với ghế bằng những thanh inox sáng màu.

+ Tác dụng: Bàn rất chắc chắn nên giúp em ngồi học thoải mái, dễ chịu.

c) Kết bài:

- Tình cảm của em dành cho chiếc bàn học đó?

- Em đã sắp xếp đồ đạc, sách vở và chăm sóc bàn học như thế nào để thể hiện tình cảm của mình?

Xem đáp án

Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà.

Đó là một chiếc bàn nhỏ xinh xắn được làm bằng gỗ thao lao. Mặt bàn hình chữ nhật, chiều dài khoảng một mét hai, chiều rộng khoảng bảy mươi phân. Bàn được quét bởi một lớp véc-ni màu gạch sậm, bóng loáng. Phía dưới mặt bàn là một cái tủ con được chia làm nhiều ngăn, em dùng để các đồ chơi hàng ngày và một số đồ dùng học tập. Cái tủ được thiết kế bằng hai cánh cửa lùa nên rất tiện sử dụng. Phía trên mặt bàn, trước chỗ ngồi học là một giá sách tí hon được làm bằng gỗ dán ép có nhiều ngăn. Mỗi ngăn em sắp xếp một loại sách khác nhau: sách giáo khoa, sách tư liệu tham khảo, truyện thiếu nhi... theo thứ tự nhất định. Cạnh cái tủ sách là một bình hoa nhỏ mà em thường cắm vào đó một vài bông hồng tươi hái từ vườn hoa trước sân nhà. Em thường trang trí bàn học tập ở nhà của em như vậy đó. Nó là thế giới riêng của em. Các bạn đến thăm em ai cũng ao ước có một cái bàn như thế để học. Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ nhìn ra ngoài vườn hoa phong lan của bố mẹ. Mỗi buổi sáng, em thường thấy mấy chú bướm cứ nhởn nhơ đi tìm hoa hút mật.

Em rất yêu phòng học của mình, nơi có chiếc bàn đã gắn bó với em bao kỉ niệm buồn vui của thuở thiếu thời. Em sẽ giữ gìn chiếc bàn thật cẩn thận, sạch sẽ và gọn gàng.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương