Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Vật lý Trắc nghiệm Vật Lí 11 Dòng điện không đổi (có lời giải chi tiết)

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Dòng điện không đổi (có lời giải chi tiết)

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Dòng điện không đổi (có lời giải chi tiết) (Phần 2)

  • 777 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω được mắc với điện trở có điện trở 4,8 Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Tính suất điện động của nguồn.

Xem đáp án

Hiệu điện thế mạch ngoài (hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện):

U=IRI=UR=2,5(A)

Lại có : I=ER+rE=I(R+r)=12,25(V) 

Chọn B


Câu 3:

Khi mắc điện trở R1 = 5 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì hiệu điện thế mạch ngoài là U1 = 10 V, nếu thay R1 bởi điện trở R2 = 11 Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài là U2= 11 V. Tính suất điện động của nguồn điện.

Xem đáp án

Khi mắc điện trở R1 vào hai cực của nguồn điện thì: I1=U1R1=2(A)E=U1+I1r=10+2r    (1)

Khi mắc điện trở R2 vào hai cực của nguồn điện thì: I2=U2R2=1(A)E=U2+I2r=11+r    (2)

Từ (1) và (2) ta có: E=12(V)r=1Ω 

Chọn A


Câu 5:

Khi mắc song song hai điện trở giống nhau vào nguồn điện thì tiêu thụ công suất 40 W. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở nói trên vào nguồn điện đó thì tiêu thụ công suất bằng bao nhiêu? Biết nguồn điện có điện trở không đáng kể.

Xem đáp án

Khi mắc hai điện trở R song song vào nguồn điện ta có: RN1=R.RR+R=0,5RP1=I12RN1=ERN1+r2RN1

Vì r = 0 nên: P1=E2RN140=E2RE2R=20

Khi mắc hai điện trở R nối tiếp vào nguồn điện ta có: RN2=R+R=2RP2=I22RN2=ERN+r2RN

Vì r = 0 nên: P2=E2RN2=E22R(i)P2=10

Chọn A


Câu 6:

Mắc vôn kế V1 có điện trở R1 vào hai cực của nguồn điện (E, r) thì vôn kế chỉ 8V. Mắc thêm vôn kế V2 có điện trở R2 nối tiếp với V1 vào hai cực của nguồn điện thì V1 chỉ 6V và V2 chỉ 3V. Tính suất điện động của nguồn.

Xem đáp án

Nếu các vôn kế lí tưởng (Rv vô cùng lớn) thì khi đó số chỉ của vôn kế bằng suất điện động của nguồn.

Vì số chỉ khi dùng V1 và khi dùng V1, V2 khác nhau nên vôn kế không lí tưởng.

Ta có: UV1=8=I1R1=E.R1R1+r   (1)U'V1+U'V2=6+3=I(R1+R2)9=E.(R1+R2)(R1+R2)+r   (2)

Vì UV1=6UV2=3R1=2R2(2)9=E.1,5R11,5R1+r(1)98=1,5(R1+r)1,5R1+r

r=0,5R1(1)E=12V  

Chọn B


Câu 7:

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 9V và điện trở trong r = 1 Ω. Các điện trở ngoài R1 = R2 = R3 = 3 Ω, R4 = 6 Ω.Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R4.

Xem đáp án

Ta có: R23=R2+R3=6ΩRAB=R1.R23R1+R23=2Ω

Tổng trở của mạch ngoài: Rng=RAB+R4=8Ω

Cường độ dòng điện trong mạch chính: I=ERng+r=1(A)I4=1(A) 

Chọn A


Câu 9:

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E = 30 V, r = 1 Ω, R1 = 12 Ω, R2 = 36 Ω, R3 = 18 Ω, RA = 0 Ω. Tìm chỉ số ampe kế.

Xem đáp án

Điểm D và G có cùng hiệu điện thế nên chập D và G lại mạch như hình vẽ.

Tổng trở mạch ngoài: Rng=R1+R2.R3R2+R3=24Ω

Dòng điện trong mạch chính: I=ERng+r=3025=1,2(A)

Ta có: I1 = I23 = I  = 1,2 (A)

Hiệu điện thế giữa hai điểm D và B: UDB=U23=I.R23=14,4(V)

Hiệu điện thế giữa hai đầu R2U2=U23=14,4(V)

Dòng điện qua R2I2=U2R2=14,436=0,4(A)

Dựa vào mạch gốc ta thấy: I1=I2+IAIA=I1I2=1,20,4=0,8(A) 

Chọn B


Câu 10:

Để xác định vị trí chỗ bị chập của một dây đôi điện thoại dài 4km, người ta nối phía đầu dây với nguồn điện một chiều có suất điện động 15V và điện trở trong không đáng kể; một ampe kế có điện trở không đáng kể mắc trong mạch ở phía nguồn điện thì thấy khi đầu dây kia bị tách ra thì ampe kế chỉ 1A, nếu đầu dây kia bị nối tắt thì ampe kế chỉ 1,8A. Tìm điện trở của phần dây bị chập. Cho biết điện trở của một đơn vị dài của dây là p=1,25 Ω /Km.

Xem đáp án

Gọi L là chiều dài của dây điện thoại, x là khoảng cách từ chỗ hỏng đến nguồn (x4km), R là điện trở của phần dây bị chập tại chỗ bị hỏng.

Khi đầu dây kia bị tách (trong mạch điện tương đương với khoá K mở)

Ta có: E=(2xρ+R)I12,5x+R=15                                            (1)

Khi đầu dây kia bị nối tắt (trong mạch điện tương đương với khoá K đóng)

Ta có: E=2xρ+R.2(Lx)ρR+2(Lx)ρI2                                                   (*)

Thay L=4km,ρ=1,25Ω/Km,I2=1,8A và (*) ta được: 3,75x227,5xR+50=0                  (2)

Từ (1) và (2) 3,75x225x+35=0               (3)

Giải (3) x=2km. Thay vào (1) R=10Ω

Chọn D


Câu 11:

Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có E = 12V, r = 2 Ω. Các điện trở R1= 1 Ω, R2 = 2 Ω, R3 = 3 Ω, C1 = 1μF, C2 = 2 μF

Cường độ dòng điện do nguồn tạo ra trong mạch có giá trị là:

Xem đáp án

Dòng điện một chiều không qua tụ nên mạch điện được vẽ lại như hình.

Tổng trở mạch ngoài: Rng=R1+R2+R3=6Ω

Dòng điện mạch chính (nguồn)

I=ERng+r=1,5(A)  

Chọn A


Câu 12:

Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có E = 12V, r = 2 Ω. Các điện trở R1= 1 Ω, R2 = 2 Ω, R3 = 3 Ω, C1 = 1μF, C2 = 2 μF

Điện tích trên các tụ điện C1 và C2 có giá trị lần lượt là:

Xem đáp án

Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ C1 là: UMA=U2+U1=I(R2+R1)=4,5(V)

Điện tích tụ C1 tích được: Q1=C1UMA=4,5.1=4,5(μC)

Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ C2 là: UBN=U2+U3=I(R2+R3)=7,5(V)

Điện tích tụ C2 tích được Q2=C2UBN=7,5.2=15(μC) 

Chọn A


Câu 13:

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 6V, và điện trở trong r = 0,5 Ω. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = 2 Ω, R3 = R5 = 4 Ω, R4 = 6 Ω. Điện trở của ampe kế không đáng kể. Tìm số chỉ của ampe kế.

Xem đáp án

Vì ampe kế có điện trở không đáng kể nên C và D có cùng điện thế nên chập C và D vẽ lại mạch điện như hình vẽ. Ta có: R24=R2.R4R2+R4=1,5ΩR35=R3.R5R3+R5=2Ω 

Do đó: RAB=R24+R35=3,5Ω

Tổng trở mạch ngoài: Rtd=R1+RAB=5,5Ω

Dòng điện trong mạch chính: I=ERtd+r=1(A)I1=1(A)

Ta có: I24=I35=I=1(A)U2=U4=U24=I24.R24=1,5VU3=U5=U35=I35.R35=2V

Do đó: I2=U2R2=0,75(A)I4=I24I2=0,25(A)I3=U3R3=0,5(A)I5=I35I3=0,5(A)

Nhận thấy: I2=0,75(A)>I3=0,5(A) dòng điện từ R2 chia làm hai nhánh, một nhánh ampe kế và một nhánh qua R3. Hay dòng điện qua ampe kế theo chiều C đến D và số chỉ của ampe kế khi đó là: IA=I2I3=0,25(A)  

Chọn B


Câu 14:

Có mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 12V và có điện trở trong r = 0,5 Ω. Các điện trở mạch ngoài R1 = 4,5 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = 3 Ω

Xác định số chỉ của ampe kế khi K mở.

Xem đáp án

Khi K mở mạch gồm R1 nối tiếp R2 nối tiếp R3

Tổng trở mạch ngoài là: Rtd=R1+R2+R3=11,5Ω

Dòng điện trong mạch: I=ERtd+r=1(A)IA=1(A)

Chọn D


Câu 18:

Có mạch điện như hình vẽ. Các điện trở mạch ngoài R1 = 6 Ω, R2 = 5,5 Ω. Điện trở của ampe kế và khoá K không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Khi K mở vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,75V, số chỉ của ampe kế khi đó bằng:

Xem đáp án

Khi khoá K mở, trong mạch không có dòng điện. Ta có: UV=E=6V

Khi đóng K, trong mạch có dòng điện: I=ER1+R2+r=611,5+r

Số chỉ vôn kế V chính là hiệu điện thế hai cực của nguồn nên:

U'V=E'I.r5,75=6611,5+r.rr=0,5ΩI=0,5A

Số chỉ của ampe kế A chính là dòng điện trong mạch chính nên IA=I=0,5A

Chọn A


Câu 19:

Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ R1 = 8 Ω; R2 = 3 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 4 Ω;  E = 15V, r = 1 Ω, C = 3μF, Rv vô cùng lớn.Xác định cường độ dòng điện chạy qua điện trở R3.

Xem đáp án

Dòng điện một chiều không qua tụ và vôn kế có điện trở rất lớn nên bỏ tụ và vôn kế mạch điện vẽ lại như hình.

Ta có: R23=R2.R3R2+R3=2ΩRAB=R1+R23=10Ω

Rtd=R4+RAB=14Ω

Dòng điện trong mạch chính: I=ERtd+r=1(A)I1=I23=I4=I=1(A)

Ta có: UCB=I23.R23=2(V)U2=U3=UCB=2(V)

Lại có: I2=U2R2=23(A)I3=I23I2=13(A) 

Chọn C


Câu 20:

Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ R1 = 8 Ω; R2 = 3 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 4 Ω;  E = 15V, r = 1 Ω, C = 3μF, Rv vô cùng lớn.Xác định số chỉ của Vôn kế.

Xem đáp án

Dòng điện một chiều không qua tụ và vôn kế có điện trở rất lớn nên bỏ tụ và vôn kế mạch điện vẽ lại như hình.

Ta có: R23=R2.R3R2+R3=2ΩRAB=R1+R23=10Ω

Rtd=R4+RAB=14Ω

Số chỉ vôn kế chính là hiệu điện thế giữa hai đầu cực nguồn điện nên:

UV=EI.r=151.1=14(V)  

Chọn D


Câu 21:

Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ R1 = 8 Ω; R2 = 3 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 4 Ω;  E = 15V, r = 1 Ω, C = 3μF, Rv vô cùng lớn. Xác định điện tích của tụ.

Xem đáp án

Dòng điện một chiều không qua tụ và vôn kế có điện trở rất lớn nên bỏ tụ và vôn kế mạch điện vẽ lại như hình.

Ta có: R23=R2.R3R2+R3=2ΩRAB=R1+R23=10Ω

Rtd=R4+RAB=14Ω

Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện là hiệu điện thế giữa hai điểm A, B. Do đó ta có:

UC=UAB=U1+U2=I1R2+I2R2=8+2=10(V)

Điện tích trên tụ điện: Q=C.UC=3.106.10=30.106(C)=30μC 

Chọn B


Câu 22:

Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ E = 12V, r = 2ΩCho R = 10 Ω. Tính công suất toả nhiệt trên R.

Xem đáp án

Ta có: I=ER+r=1(A)

Công suất toả nhiệt trên R: PR=I2R=ER+r2R=10W 

Chọn A


Câu 23:

Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ E = 12V, r = 2ΩCho R = 10 Ω. Tính công suất của nguồn.

Xem đáp án

Ta có: I=ER+r=1(A)

Công suất của nguồn: Pnguon=E.I=12W

Chọn C


Câu 25:

Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ E = 12V, r = 2ΩTìm R để công suất trên R là lớn nhất? Tính công suất đó?

Xem đáp án

Ta có: I=ER+rP=I2R=ER+r2R=ER+rR2

Theo Cô – si ta có:

R+rR2rR+rRmin=2rPRmax=E24r=18WR=r=2Ω

Chọn A


Câu 26:

Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ E = 12V, r = 2ΩTính R để công suất toả nhiệt trên R là 16 W.

Xem đáp án

Ta có: I=ER+rP=I2R=ER+r2R16=12R+22RR=4ΩR=1Ω Chọn D


Câu 28:

Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó: E1 = 8 V, r1 = 1,2Ω, E2 = 4 V, r2 = 0,4 R = 28,4 Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đo được UAB = 6 V.Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch và cho biết chiều của nó..

 

Xem đáp án

Giả sử dòng điện trong đoạn mạch có chiều từ A đến B. Khi đó E1E2 đều là máy thu.

Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch AB ta có: I=UAB(E1+E2)R+r1+r2=0,2(A)

Vì I < 0 nên dòng điện có chiều từ B đến A

Chọn A


Câu 29:

Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó: E1 = 8 V, r1 = 1,2Ω, E2 = 4 V, r2 = 0,4 R = 28,4 Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đo được UAB = 6 V.Cho biết mạch điện này chứa nguồn điện nào và chứa máy thu nào?

Xem đáp án

E1E2 đều là máy phát vì dòng điện đi ra từ cực dương

Chọn D


Câu 30:

Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó: E1 = 8 V, r1 = 1,2Ω, E2 = 4 V, r2 = 0,4 R = 28,4 Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đo được UAB = 6 V.Hiệu điện thế UACUCB lần lượt là:

 

Xem đáp án

Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C: UAC=E1I.r1=7,76(V)

Hiệu điện thế giữa hai điểm C và B: UCB=E2I(r2+R)=1,76(V) 

Chọn B


Bắt đầu thi ngay