Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 5: (có đáp án) Các quốc gia cổ đại phương Tây (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 5: (có đáp án) Các quốc gia cổ đại phương Tây (phần 2)
-
292 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời trong khoảng thời gian nào?
Đáp án D
Từ khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, ở khu vực Địa Trung Hải đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rôma
Câu 2:
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội cổ đại phương Tây bao gồm
Đáp án A
Xã hội cổ đại phương Tây gồm hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ
Câu 3:
Cuộc đấu tranh nào là minh chứng điển hình về sự phản kháng của nô lệ đối với chủ nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây?
Đáp án C
Khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo, nổ ra vào các năm 73-71 TCN ở Rô-ma là minh chứng rõ nét về sự phản kháng của nô lệ đối với chủ nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây, khiến cho giới chủ nô phải kinh hoàng
Câu 4:
Loại công cụ nào ở vùng Địa Trung Hải đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển?
Đáp án C
Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải đã bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ có công cụ bằng sắt mà diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả trên những vùng đất khô, rắn
=> Công cụ bằng sắt là loại công cụ giúp thúc đẩy sản xuất phát triển
Câu 5:
Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là
Đáp án D
Do quy định bởi điều kiện tự nhiên ở Địa Trung Hải không thích hợp cho trồng lúa mà chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nhờ có công cụ bằng sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mĩ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt tạo điều kiện cho phát triển thương nghiệp, nhất là ngoại thương. Chính vì thế, cơ sở kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Tây là thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 6:
Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây không mang đặc điểm nào sau đây?
Đáp án D
Trong xã hội cổ đại nô lệ phương Tây, nô lệ là:
- Lực lượng sản xuất chính, tạo ra toàn bộ của cải trong xã hội, làm giàu cho chủ nô
- Nô lệ còn có mặt ở tất cả các lĩnh vực để phục vụ cho những nhu cầu về vật chất, tinh thần của chủ nô như làm đấu sĩ mua vui
- Lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nô, không có quyền còn người, quyền lập gia đình, bị coi là “công cụ biết nói”.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 7:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của giai cấp chủ nô trong xã hội cổ đại phương Tây?
Đáp án C
Đặc điểm của giai cấp chủ nô:
- Là bộ phận giàu có nhất trong xã hội, sống sung sướng, nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ
- Nắm mọi quyền hành chính trị nhà nước, chỉ cần làm chính trị và hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
=> Loại trừ đáp án: C
Câu 8:
Đặc trưng cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ ở phương Tây là
Đáp án B
Xã hội chiếm hữu nô lệ là
- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Trong đó:
- Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
- Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.
=> Xã hội chiếm nô là một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ, một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên thô bạo nhất của xã hội có giai cấp
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phải điểm khác biệt cơ bản giữa các quốc gia cổ đại phương Đông với phương Tây?
Đáp án D
Mặc dù những giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông với phương Tây có sự khác biệt nhưng về cơ bản vẫn được phân chia thành 2 thành phần cơ bản là giai cấp thống trị và bị trị
Câu 10:
Nguyên nhân cơ bản quy định sự khác biệt về thời gian ra đời, đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây so với các phương Đông là
Đáp án A
Nguyên nhân cơ bản quy định sự khác biệt về thời gian ra đời, đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây so với các phương Đông là điều kiện tự nhiên. Cụ thể:
- Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở khu vực Địa Trung Hải, đất đai khô rắn => công cụ bằng đá, đồng không thể canh tác được và phải đợi công cụ bằng sắt ra đời => thời gian ra đời muộn hơn so với phương Đông
- Đất đai khô rắn không thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng nhưng có thể phát triển các cây lưu niên như nho, cam, chanh, ô liu; đường bờ biển có nhiều vũng vịnh kín gió => thuận lợi cho phát triển thủ công nghiệp và mậu dịch hàng hải => Công- thương nghiệp là nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây
Câu 11:
Sự khác biệt cơ bản giữa chế độ nô lệ ở các quốc gia cổ đại phương Đông so với các quốc gia cổ đại phương Tây là
Đáp án B
- Chế độ nô lệ ở phương Đông là: chế độ nô lệ gia trưởng: là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc. Trong chế độ này, nô lệ không phải là lực lượng lao động chính, sản xuất ra của cải, hàng hóa cho chủ mà hầu hết làm công việc trong nhà. Về địa vị xã hội, họ tự do hơn so với nô lệ ở phương Tây.
- Chế độ nô lệ ở phương Tây là: chế độ nô lệ cổ điển: được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Họ bị đối xử tàn nhẫn, coi là “công cụ biết nói”