Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (có đáp án)
-
561 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
Đáp án A.
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản ứng hóa học…
Câu 3:
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
Đáp án D.
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo. Vận động kiến tạo có vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.
Câu 4:
Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) có đặc điểm là
Đáp án C.
Vận động theo phương thẳng đứng
- Là vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất.
- Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
- Tác động:
+ Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
+ Diện tích lục địa hay đại dương được phân bố lại.
Câu 5:
Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là
Đáp án C.
Vận động của Vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng xảy ra rất chậm và trên diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
Câu 6:
Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là
Đáp án D.
Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ. Nguyên nhân của hiện tượng uống nếp là do tác động của lực nằm ngang, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao. Hệ quả của hiện tượng uống nếp là đá bị xô ép, uốn cong, tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.
Câu 7:
Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
Đáp án A.
Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam (Trung Quốc) chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ => Thung lũng sông Hồng là một bộ phận thuộc đứt gãy sông Hồng.
Câu 8:
Ở nhiều đảo đá tại vịnh Hạ Long thường gặp những vết lõm sâu chảy dài trên vách đá đánh dấu nước biển ở những thời kỳ địa chất xa xôi đó là dấu vết của
Giải thích: Ở nhiều đảo đá tại vịnh Hạ Long thường gặp những vết lõm sâu chảy dài trên vách đá đánh dấu nước biển ở những thời kỳ địa chất xa xôi đó là dấu vết của vận động nâng lên, hạ xuống sinh ra hiện tượng biển thoái và biển tiến.
Đáp án: A
Câu 9:
Dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng được hình thành do kết quả của hiện tượng
Đáp án C.
Dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng là địa lũy điển hình nằm kẹp giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.
Câu 10:
Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của
Đáp án D.
Vận động kiến tạo làm nâng lên hoặc hạ thấp địa hình: nơi địa hình hạ thấp -> mực nước biển dâng cao -> gây ra hiện tượng biển tiến và ngược lại.
Câu 11:
Ở nước ta, khu vực nào sau đây có hoạt động động đất mạnh nhất
Đáp án A
Giải thích: Ở nước ta, khu vực nào sau đây có hoạt động động đất mạnh nhất Tây Bắc.
Câu 12:
Ở ven biển nước ta, động đất tập trung ở vùng nào sau đây?
Đáp án C
Giải thích: Ở ven biển nước ta, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 13:
Ở Đông Nam Á, động đất, núi lửa tập trung chủ yếu ở quốc gia nào sau đây?
Đáp án D
Giải thích: Ở Đông Nam Á, động đất, núi lửa tập trung chủ yếu ở Inđônêxia.