Tổng hợp 20 đề thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay nhất có đáp án
Tổng hợp 20 đề thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay nhất có đáp án (Đề số 19)
-
3172 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Liên Xô tan rã đưa đến hệ quả nào?
Đáp án B
Với “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại và trật tự hai cực Ianta sụp đổ. Thế “hai cực” của hai siêu cường không còn nữa và Mĩ là “cực” duy nhất còn lại.
Chọn: B
Chú ý:
Đề của trường có chưa hợp lí ở đề bài nên TS247 đã có sự thay đổi cho phù hợp
Câu 2:
Sự khác biệt cơ bản giữa chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới đã qua là
Đáp án A
- Các cuộc chiến tranh thế giới đã qua (Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945): là sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các nước tham chiến.
- Chiến tranh lạnh: dù có xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ, diễn ra ở nhiều lĩnh vực nhưng lại là cuộc chiến tranh không tiếng súng – không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 3:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực
Đáp án B
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân
Câu 4:
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN?
Đáp án D
Sau khi giành độc lập, các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, tuy đạt được một số thành tựu bước đầu những chiến lược này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, Buộc các nước này từ những năm 60-70 phải thay đổi chuyển sang chiến lược chiến lược kinh tế hướng ngoại. Sau khi thực hiện chiến lược này, bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này đã có sự biến đổi to lớn. Như vậy, các nước này đã có sự thay đổi chiến lược phát triển phù hợp với tình hình cụ thể của từng nước và xu thế chung của thế giới. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
=> Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới.
Câu 5:
Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là?
Đáp án A
Cách mạng tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: Làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
=> Cách mạng tháng Mười là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 6:
Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
Đáp án D
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.
- Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.
Câu 7:
Sau thất bại trong cuộc nội chiến, chính quyền Tưởng giới Thạch rút chạy ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ vào sự giúp đỡ của nước
Đáp án B
Sau thất bại trong cuộc nội chiến (1946 – 1949), Tưởng Giới Thạch rút chạy ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ sự giúp đỡ của Mĩ.
Câu 8:
Theo “phương pháp Maobattơn”, thực dân Anh chia Ấn Độ thành những quốc gia nào?
Đáp án B
Theo “phương pháp Maobattơn”, thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia theo cơ sở tôn giáo:
- Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo.
- Pakixtan của người theo Hồi giáo.
Câu 9:
Từ năm 1967 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX quan hệ chủ đạo giữa Việt Nam với ASEAN là
Đáp án D
Từ 1967 - giữa thập niên 80: quan hệ Việt Nam với ASEAN có sự bất đồng, căng thẳng do sự dính níu của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và sau đó là vấn đề Campuchia
Câu 10:
Khó khăn khách quan của nền kinh tế Nhật bản trong những năm 1952 -1973 là
Đáp án D
- Đáp án A, B: là khó khăn với Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1952.
- Đáp án C: là khó khăn chủ quan với Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1973.
- Đáp án D: là yếu tố khách quan tác động đến kinh tế Nhật => Khó khăn khách quan đối với Nhật giai đoạn 1952 – 1973.
Câu 11:
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?
Đáp án A
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra mạnh mẽ chống Mĩ và chế độ độc tài, chủ yếu dưới hình thức đấu tranh vũ trang. Đây cũng là hình thức đấu tranh biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”
Câu 12:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nước nào có nền công nghiệp đứng thứ tư trong thế giới tư bản?
Đáp án C
Đến đầu thập kỉ 70, Cộng hòa Liên bang Đức là cường quóc công nghiệp đứng thứ ba, Anh đứng thứ tư và Pháp đứng thứ năm trong thế giới tư bản.
Câu 13:
Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phân hóa thành những tổ chức nào sau đây?
Đáp án D
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành những tổ chức cộng sản:
- Tháng 6-1929: đại biểu các tổ chức cơ sở ở Bắc Kì thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
- Tháng 8-1929: các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng
Câu 14:
Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp tư sản ở Việt Nam bị phân hóa thành
Đáp án C
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành hai bộ phận:
- Tư sản dân tộc.
- Tư sản mại bản.
Câu 15:
Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là
Đáp án C
Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:
- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.
- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.
- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Câu 16:
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì đã
Đáp án D
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
Câu 17:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam?
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai
Câu 18:
Đặc điểm nổi bật trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862 là gì?
Đáp án C
Từ năm 1862 trở đi, triều đình Huế tỏ thái độ hòa hoãn với Pháp, vừa sợ Pháp vừa sợ dân, kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), công nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp => Cuộc kháng chiến của nhân dân ta lúc này là kết hợp chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng
Câu 19:
Ở giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là
Đáp án A
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
Câu 20:
Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương nặng về
Đáp án B
Một trong những mặt hạn chế của Luận cương chính trị là: chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Câu 21:
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
Đáp án C
Trong những năm đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, …) -> Năm 1925: công nhân bước đầu đấu tranh chính trị + kinh tế (bước đầu chuyển sang tự giác) => Năm 1930: giai cấp công nhân mới chuyển sang đấu tranh tự giác hoàn toàn, đấu tranh vì mục tiêu chính trị (chống Pháp, giành độc lập dân tộc).
Câu 22:
Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam?
Đáp án B
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học, điều đó thể hiện rõ nét qua chủ trương, đường lối và chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng cũng như hạn chế của bản thân giai cấp tư sản. Đây cũng là hạn chế minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 23:
Sau thất bại ở Đà Nẵng năm 1858, thực dân Pháp có âm mưu gì?
Đáp án D
Khi không chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định.
Câu 24:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vùng quyền tự do độc lập ấy” là nội dung của văn kiện nào dưới đây?
Đáp án A
Đoạn trên thuộc nội dung của “Tuyên ngôn độc lập” (2-9-1945).
Câu 25:
Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào do Mĩ thực hiện ở miền nam Việt Nam?
Đáp án A
Dồn dân lập ấp chiến lược được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 26:
Cho các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở Việt Nam (1954-1975)
1. Chiến tranh đặc biệt.
2. Việt Nam hóa chiến tranh.
3. Chiến tranh cục bộ.
Hãy sắp xếp các chiến lược trên theo đúng trình tự thời gian
Đáp án D
1. Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965)
3. Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968)
2. Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973)
Câu 27:
Chiến thắng Bình Giã (12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
Đáp án A
Chiến thắng Bình Giã (12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), làm phá sản về cơ bản chiến lược chiến tranh này
Câu 28:
Điểm mới trong kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) của thực dân Pháp là gì?
Đáp án B
- Kế hoạch Rơve (1949): Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La) => tập trung vào vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, co về vùng châu thổ, giữ vững vùng ngũ giác Việt Trì - Thái Nguyên - Lạng Sơn - Hải Phòng - Hoà Bình; mở rộng chiếm đóng đến Phát Diệm.
- Kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi (1950): chủ yếu tập trung vào vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ bằng cách thiết lập “vành đai trắng” nhằm ngăn chặn chủ lực của ta, kiểm soát việc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.
Câu 29:
Tháng 1 – 1946 đã diễn ra sự kiện chính trị trọng đại nào của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
Đáp án A
Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I được tiến hành, đây là sự kiện chính trị trọng đại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 30:
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), thắng lợi nào của quân và dân ta đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” cuộc chiến tranh?
Đáp án C
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược - tức là thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam, chuyển sang thực hiện một chiến lược mới
Câu 31:
Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung hai Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và tháng 5-1941 là gì?
Đáp án B
Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 đều đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mở đầu và hoàn thiện quá trình chuyển hướng quá trình chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.
Câu 32:
Bài học kinh nghiệm quan trọng nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936-1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
Đáp án D
Phong trào 1936 – 1939:
- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.
- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.
=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Chọn: D
Câu 33:
Bài học chủ yếu nào dưới đây được rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
Đáp án C
Trước tình thế Trung Hoa Dân Quốc và Pháp kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, Đảng ta đã chọn giải pháp “Hòa để tiến” – kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm đẩy lực lượng quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài chống Pháp.
=> Đảng ta đã rất thành công trong nghệ thuật phân hóa và cô lập kẻ thù, ta đã tách hai lực lượng chống phá cách mạng làm hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là bài học chủ yếu, quan trọng nhất được rút ra từ kết quả của Hiệp định này
Câu 34:
Vì sao trong phong trào dân chu 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh?
Đáp án B
Hội nghị tháng 7/1936 đã dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (tình hình thế giới) và tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh.
Câu 35:
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam ra đời nhằm thay thế cho chiến lược nào?
Đáp án A
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 36:
Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
Đáp án C
Chiến thắng quân sự đầu tiên của nhân dân Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ là chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc càn quét của hơn 2000 binh lính và quân đội Mĩ dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn, được pháp binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. Chiến thắng quân sự mở đầu này đã chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Câu 37:
Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí kết với Pháp vì lí do nào dưới đây?
Đáp án B
Trước tình thế Trung Hoa Dân Quốc và Pháp kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, Đảng ta đã chọn giải pháp “Hòa để tiến” – kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm đẩy lực lượng quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Câu 38:
Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho đấu tranh ngoại giao?
Đáp án C
Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao => Bài học cho cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay là cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa quân sự, chính trị và ngoại giao
Câu 39:
Nguyên nhân nào là cơ bản quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Đáp án A
- Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
- Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Câu 40:
Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân ta là
Đáp án C
Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi quy định bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thuận lợi, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là do cách mạng có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Từ việc hòa Tưởng đánh Pháp trước 6/3/1946 đến việc hòa Pháp để đuổi Tường sau 6/3/1946 đến trước 19-12-1946.
- Khi quân Pháp có những hãnh động khiêu khích quá đáng, Đảng ta đã nhanh chóng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tổ chức cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đẻ giam chân địch trong thành phố đến viêc tổ chức phản công Pháp trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, và giành lấy thế chủ động trên Đảng cũng tập trung xây dựng hâu phương phát triển về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, đê ra phương châm của cuốc kháng chiến để thực hiện sao cho đúng.
- Cuối cùng, Đảng ta đã quyết định mở chiến dich Điện Biên Phủ nhằm phá tan hoàn toàn kế hoạc Nava của Pháp với phương ban đầu là “đánh nhanh thắng nhanh” sau chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”. Thất bại tại chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháo phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Giơnevơ.