Thi Online (2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa có đáp án (lần 2)
Thi Online (2023) Đề thi thử Lịch Sử THPT Triệu Sơn, Thanh Hóa có đáp án (lần 2)
-
631 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giai đoạn 1950 – 1970, Liên Xô vượt qua Mĩ trong lĩnh vực
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.
Cách giải:
Giai đoạn 1950 – 1970, Liên Xô vượt qua Mĩ trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân.
Chọn D.
Câu 2:
Một trong số những tỉnh giành chính quyền đầu tiên trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Cách mạng tháng Tám 1945.
Cách giải:
Một trong số những tỉnh giành chính quyền đầu tiên trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là Bắc Giang.
Chọn A.
Câu 3:
Một trong những nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Một trong những nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
Chọn B.
Câu 4:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mĩ thông qua Kế hoạch
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Tây Âu.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mĩ thông qua Kế hoạch phục hưng châu Âu.
Chọn C.
Câu 5:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào sau đây vào Việt Nam không theo thỏa thuận của Hội nghị Pốt-xđam?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc là 20 vạn Trung Hoa Dân quốc, từ vĩ tuyến 16 vào Nam là 1 vạn quân Anh ....quân Nhật đang chờ giải giáp ở Việt Nam. Quân Pháp là lực lượng có mặt không theo thỏa thuận của HN Pốt-xđam.
Chọn D.
Câu 6:
Đại hội Đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) đã bầu Hồ Chí Minh làm
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951).
Cách giải:
Đại hội Đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng.
Chọn C.
Câu 7:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là quốc gia
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nước Mĩ.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là quốc gia thắng trận, thu lợi từ chiến tranh.
Chọn B.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là một trong những xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991)?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm là một trong những xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991).
Chọn C.
Câu 9:
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có mục đích nào sau đây?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có mục đích nhân dân đứng lên tự bảo vệ cuộc sống và xóm làng.
Chọn A.
Câu 10:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực châu Phi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong thế kỉ XX là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung châu Phi.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực châu Phi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong thế kỉ XX là Angiêri.
Chọn B.
Câu 11:
Năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng thực hiện cuộc khởi nghĩa
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam Quốc dân đảng.
Cách giải:
Năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng thực hiện cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp đấu tranh chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào cách mang 1930 - 1931.
Cách giải:
Phương pháp đấu tranh chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là bí mật, bất hợp pháp.
Chọn C.
Câu 13:
Biện pháp chủ yếu mà thực dân Pháp áp dụng để tăng ngân sách Đông Dương (1912 –1930) là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào dân tộc, dân chủ 1919 - 1930.
Cách giải:
Biện pháp chủ yếu mà thực dân Pháp áp dụng để tăng ngân sách Đông Dương (1912 – 1930) là tăng nguồn thu từ thuế.
Chọn B.
Câu 14:
Trong giai đoạn 1945 – 1975, cách mạng Lào trải qua hai giai đoạn lần lượt là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nước Lào.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1945 – 1975, cách mạng Lào trải qua hai giai đoạn lần lượt là kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ.
Chọn D.
Câu 15:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945), một trong những quốc gia nào sau đây ở châu Âu trở thành trung lập?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta.
Cách giải:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945), Phân Lan trở thành quốc gia trung lập.
Chọn B.
Câu 16:
Sự thất bại của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để lại bài học phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Chọn A.
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược không phản ánh đúng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Chọn A.
Câu 18:
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh.
Cách giải:
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh là sự phát triển của các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chọn A.
Câu 19:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
Chọn B.
Câu 20:
Quyết định nào của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động tích cực đến cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
Quyết định Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động tích cực đến cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Chọn B.
Câu 21:
Nội dung nào không phải là sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, B, D loại vì ba phương án trên là sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn C.
Câu 22:
Yếu tố nào sau đây quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
Phương pháp: Giải thích
Cách giải:
Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương ĐCSĐD (7-1936) là yếu tố quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939. Vì nếu chỉ có 3 điều kiện khách quan nêu trên mà không có sự chỉ đạo của Đảng thì không thể có phong trào 1936-1939 ở Việt Nam.
Chọn C.
Câu 23:
Từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Tây Âu và Nhật Bản đều áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Tây Âu và Nhật Bản đều áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Chọn D.
Câu 24:
Nội dung nào sau đây thể hiện tính đúng đắn của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?
Phương pháp: Loại trừ phương án.11
Cách giải:
Xác định tổ chức giữ vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện tính đúng đắn của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
Chọn D.
Câu 25:
Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là quần chúng được giác ngộ, tham gia mặt trận dân tộc thống nhất.
Chọn D.
Câu 26:
Nội dung nào sau đây là căn cứ để Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa?
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Tương quan lực lượng giữa ta và địch ở các địa phương khác nhau là căn cứ để Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa.
Chọn A.
Câu 27:
Sách lược đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương từ tháng 9 - 1945 đến tháng 2 - 1946 là
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Sách lược đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương từ tháng 9 - 1945 đến tháng 2 - 1946 là hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp.
Chọn D.
Câu 28:
Điểm chung của các phong trào cách mạng 1936-1939 và 1939-1945 ở Việt Nam là
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Điểm chung của các phong trào cách mạng 1936-1939 và 1939-1945 ở Việt Nam là thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất.
Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939, đã thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Còn trong phong trào 1939 – 1945 thành lập Mặt trận Việt Minh.
Chọn A.
Câu 29:
Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) cho thấy Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Lao động Việt Nam) chỉ tiến hành bạo lực cách mạng khi
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Dân tộc Việt Nam luôn là dân tộc yêu chuộng hoà bình, vì vậy, đàm phán, thương lượng để tránh xung đột luôn được Đảng ta ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi không thể tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hoà bình, Đảng sẽ tiến hành bạo lực cách mạng. Điều này được thể hiện trong thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975).
Chọn B.
Câu 30:
Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga có điểm chung nào sau đây?
Phương pháp: So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga có điểm chung góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
Chọn D.
Câu 31:
Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức ASEAN được qui định trong Hiệp ước Bali (Inđônêxia) tháng 2/1976 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp ước Bali (Inđônêxia).
Cách giải:
Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức ASEAN được qui định trong Hiệp ước Bali (Inđônêxia) tháng 2/1976 là hợp tác, phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Chọn A.
Câu 32:
Sự kiện nào tạo ra sự chuyển biến về chất đối với phong trào công nhân Việt Nam?
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, tư tưởng CN Mác –Lê nin và lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam nhờ đó tạo ra sự biến đổi về chất đối với phong trào công nhân Việt Nam.
Chọn C.
Câu 33:
Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung sự biến đổi trong xã hội Việt Nam (1919 – 1930).
Cách giải:
Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị là quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, kẻ thù của cách mạng.
Chọn A.
Câu 34:
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do NAQ khởi thảo và Luận cương chính trị của Trần Phú soạn thảo là
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do NAQ khởi thảo và Luận cương chính trị của Trần Phú soạn thảo là cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chọn A.
Câu 35:
Nội dung phản ánh đúng về sự thay đổi kẻ thù dân tộc ở nước ta từ năm 1939 – 1945?
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Từ năm 1939 – 1945, phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta có sự thay đổi liên tục về kẻ thù. Trước năm 1940, kẻ thù của toàn thể dân tộc vẫn là thực dân Pháp. Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Việt Nam, Pháp cấu kết, bắt tay với Nhật để đàn áp nhân dân ta. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính, hất cẳng Pháp ra khỏi Đông
Dương. Từ đó, kẻ thù duy nhất của Việt Nam là phát xít Nhật.
Chọn C.
Câu 36:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi đã phản ánh rõ nét đường lối lãnh đạo độc đáo của Đảng ta, ngoại trừ
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi đã phản ánh rõ nét đường lối lãnh đạo độc đáo của Đảng ta, ngoại trừ cách mạng giành chính quyền ở nông thôn trước rồi tiến đánh ở đô thị.
Chọn B.
Câu 37:
Nội dung phản ánh không đúng về việc Chính phủ Việt Nam quyết định kí với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946?
Phương pháp: Loại trừ phương án.
Cách giải:
Từ hòa hoãn, đối thoại với quân Tưởng chuyển sang đối đầu trực tiếp phản ánh không đúng về việc Chính phủ Việt Nam quyết định kí với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946.
Chọn A.
Câu 38:
Ai đã được cử làm tư lệnh kiêm bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cách giải:
Võ Nguyên Giáp được cử làm tư lệnh kiêm bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chọn D.
Câu 39:
Văn kiện lịch sử quan trọng nói về đường lối kháng chiến chống Pháp do Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp.
Cách giải:
Văn kiện lịch sử quan trọng nói về đường lối kháng chiến chống Pháp do Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết là Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Chọn C.
Câu 40:
Kết quả lớn nhất của Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Cách giải:
Kết quả lớn nhất của Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 là quân đội ta giành thế chủ động trên chiến trường.
Chọn D.