Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Bài 9: Kinh tế Châu Phi

  • 17165 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát các ảnh, kết hợp với hiểu biết của em, hãy kể tên các hoạt động kinh tế chủ yếu ở châu Phi. Vì sao ở châu Phi có các hoạt động kinh tế này?

Xem đáp án

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu ở châu Phi:

    + Trồng trọt, chăn nuôi trên các ốc đảo

    + Khai thác tài nguyên thiên nhiên như: vàng, nhôm, sắt,....

- Nguyên nhân:

    + Nơi đây có giàu tài nguyên thiên nhiên.

    + Đặc điểm tự nhiên phù hợp cho việc gieo trồng, chăn nuôi


Câu 2:

Đọc thông tin dưới đây, hãy :

    + Nêu ngắn gọn đặc điểm chung về kinh tế của châu Phi.

    + Trình bày những điều kiện để kinh tế châu Phi đạt mức tăng trưởng khá hơn.

Xem đáp án

- Đặc điểm: Phần lớn các quốc gia ở châu Phi có kinh tế chậm phát triển, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu; giao thông kém phát triển.

- Điều kiện:

    + Tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế như tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu mỏ, khí đốt, đất đai màu mỡ,...)

    + Nguồn nhân lực trẻ (60% dưới tuổi 25)

    + Nhận được vốn đầu tư ở nước ngoài.


Câu 3:

Đọc thông tin và quan sát hình 5, hãy :

- Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp châu Phi (ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nông nghiệp; sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực; đặc điểm ngành chăn nuôi).

- Nêu tên các nông sản, sự phân bố của chúng bằng cách hoàn thành nội dung bảng sau :

Bảng 1: Phân bố nông sản chính ở châu Phi

Loại nông sản Phân bố (quốc gia, khu vực)
Cây công nghiệp
- Ca cao
- ...
- Một số nước ở Tây Phi ven biển Ghi-nê
Cây lương thực
- Lúa mì
- ...
 
Cây ăn quả
- Nho
- ...
 
Chăn nuôi
- Bò
- ...
 

 

Xem đáp án

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp.

- Sản xuất cây công nghiệp được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá, nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.

- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy là chủ yếu, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón,dựa vào sức người năng suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu.

- Ngành chăn nuôi:

    + Kém phát triển, hình thức chủ yếu là chăn thả.

    + Nuôi ở thảo nguyên hoặc bán hoang mạc

    + Phụ thuộc vào tự nhiên

- Hoàn thành Bảng 1:

Loại nông sản Phân bố (quốc gia, khu vực)
Cây công nghiệp
- Ca cao
- ...
- Một số nước ở Tây Phi ven biển Ghi-nê
Cây lương thực
- Lúa mì
- ...
- Ven địa Trung hải, Nam Phi, Ai Cập
Cây ăn quả
- Nho
- ...
- Ven địa Trung hải, Nam Ph
Chăn nuôi
- Bò
- ...
- Ni-giê-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a, Nam Phi

Câu 4:

Đọc thông tin và quan sát hình 6, hãy :

- Giải thích vì sao châu Phi giàu khoáng sản nhưng công nghiệp còn chậm phát triển.

- Hoàn thành nội dung bảng sau :

Bảng 2. Phân bố một số ngành công nghiệp ở châu Phi

Ngành công nghiệp Phân bố (quốc gia)
Khai thác khoáng sản  
Luyện kim màu  
Cơ khí  
Dầu, khí  
Dệt  

 

Xem đáp án

- Châu Phi giàu khoáng sản nhưng công nghiệp còn chậm phát triển là do:

    + Trình độ dân trí thấp,

    + Thiếu lao động có trình độ,

    + Quản lý yếu kém.

    + Cơ sở vật chất lạc hậu.

    + Thiếu vốn, phụ thuộc vào nước ngoài…

- Hoàn thành Bảng 2:

Ngành công nghiệp Phân bố (quốc gia)
Khai thác khoáng sản Cộng hòa Nam phi, An-giê-ri; Công-gô
Luyện kim màu Cộng hòa Nam phi;ca-mơ-ring;đăm-bi-a
Cơ khí Cộng hòa Nam phi, Ai Cập; An-giê-ri
Dầu, khí Li-bi; phía tây; An-giê-ri
Dệt Cộng hòa Nam Phi; Ai cập; Ma-rốc

Câu 5:

Đọc đoạn hội thoại, quan sát hình 7 và liên hệ với kiến thức đã học, hãy:

- Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của châu Phi.

- Giải thích vì sao hoạt động kinh tế đối ngoại của hầu hết các nước châu Phi lại đơn giản.

Xem đáp án

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:

    + Các mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm cây công nghiệp, khoáng sản chưa chế biến.

    + Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

- Hoạt động kinh tế châu Phi chủ yếu dựa vào:

    + Việc xuất khẩu các cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản.

    + Nhập khẩu các sản phẩm, máy móc, lương thực.

=> Hoạt động kinh tế đối ngoại của châu Phi tương đối đơn giản.


Câu 7:

Chọn câu đúng và ghi chữ cái đầu câu vào vở, sửa những câu chưa đúng cho phù hợp với nội dung bài học.

a) Nền kinh tế châu Phi phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến diện.

b) Nền kinh tế châu Phi phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.

c) Công nghiệp châu Phi chiếm vị trí chủ đạo.

d) Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền theo quy mô nhỏ.

e) Phần lớn các nước châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển.

f) Kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi phát triển nhanh với các mặt hàng đa dạng.

g) Sản phẩm xuất khẩu của các nước châu Phi là máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.

h) Các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

Xem đáp án

a. Đ

b. Đ

c. S=> do: Nông nghiệp châu Phi chiếm vị trí chủ đạo

d. S=> do: Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền với quy mô lớn

đ. Đ

e. S=> do: Kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi phát triển chậm với các mặt hàng tương đối đơn giản

g. S=> do: Sản phẩm nhập khẩu của các nước châu Phi là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực hoặc sản phẩm xuất khẩu của các nước châu Phi là các sản phẩm cây công nghiệp, khoáng sản chưa chế biến

h. S=> do: Các cảng biển quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất.


Câu 8:

Sưu tầm thông tin về nền văn minh sông Nin rực rỡ do người Ai Cập xây dựng ở thời Ai Cập cổ đại.

Xem đáp án

Sưu tầm:

  Sông Nile - dòng sông của sự sống, bởi nó đã mang nguồn sống đến nuôi dưỡng và bảo vệ mảnh đất Ai Cập đầy huyền bí này. Với nguồn nước dồi dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen", góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại. Sự hòa quyện giữa khung cảnh sa mạc gió cát huyền bí cùng điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự xuất hiện của sông Nile dường như trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra những câu chuyện thần thoại về các vị thần đầy thú vị ở Ai Cập.

  Từ hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại luôn tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sống không chỉ bởi nó mang tới nguồn sống nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn. Nước sông Nile đã giúp họ chống lại các hiện tượng xói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập. Người dân sẽ không thể định cư trên mảnh đất huyền thoại này nếu như không có sông Nile, chính vì vậy họ coi sông Nile như một vị thần linh thiêng và hàng năm họ lại tổ chức ngày lễ mừng sông Nile dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng thành kính nhất. Dòng chảy sông Nile hàng ngàn năm đã trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra vô số những câu chuyện thần thoại về các vị thần Ai Cập cổ đại đầy thú vị.

  Một trong số những câu chuyện bí ẩn nổi tiếng ở sông Nile là truyền thuyết kể về cái chết của thần Osiris. Tương truyền, Ngài bị xé tan thành 14 mảnh dưới bàn tay của em trai mình trong cuộc chiến tranh giữa các vị thần lúc bấy giờ. Người vợ xót thương lặng đi tìm lại những mảnh vụn thi thể của chồng quấn trong lớp vải giấu dưới lòng sông Nile. Osiris bất ngờ phục sinh sau 70 ngày, cũng nhờ dòng nước sông Nile chảy lên khắp lớp vải thấm vào từng mảnh thịt vỡ.

  Osiris được vinh danh trở thành vị vua cai quản cõi chết bởi khả năng tái sinh và cũng là người có khả năng điều khiển cả dòng sông Nile rộng lớn. Cũng chính nhờ Osiris đưa nước sông Nile dâng cao qua hai bên bờ sông chảy đến tưới ướt khắp vùng đất Ai Cập khô cằn đang dần bị sa mạc hóa, những nơi có nước sông tràn qua đều bỗng rộ hé mầm non, hiện vô số những cây lương thực. Và từ đó đến nay, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người dân Ai Cập lại mừng vui ca hát và tổ chức lễ hội Sông Nile như bày tỏ sự biết ơn, kính trọng vị thần Osiris. Osiris thường được miêu tả đặc trưng với làn da màu xanh cùng màu với con sông Nile như tượng trưng cho sự tái sinh.

  Ngày nay, sau mỗi mùa nước lên, sông Nile để lại trên những cánh ruộng đồng bạt ngàn lớp phù sa vô cùng màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa đen luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến bất ngờ.

  Có thể khẳng định Sông Nile chính là “món quà” mà Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước Ai Cập.


Bắt đầu thi ngay