Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải
Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 6)
-
3439 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là:
Chọn đáp án A
Câu 4:
Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
Chọn đáp án B
Theo SGK lớp 11. Có vài loại phân bón các bạn nên nhớ là :
+ Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.
+ Phân bón amophot là hỗn hợp của NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
+ Phân Ure có công thức là (NH2)2CO
Câu 5:
Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau:
Chọn đáp án B
+ Khí X không thể là NH3 và HCl vì hai khí này tan rất nhiều trong nước.
+ Với N2 muốn điều chế cần có nhiệt độ (nguồn nhiệt)
+ Vậy chỉ có CO2 hợp lý :
Ví dụ
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 6:
Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(8) Cho khí F2 vào nước nóng.
(9) Nhiệt phân Cu(NO3)2.
(10) Sục khí Clo vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
Chọn đáp án D
Phản ứng tạo đơn chất là: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Câu 7:
Trong nhiệt kế chứa thủy ngân rất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ người ta thường dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân là tốt nhất?
Chọn đáp án B
Vì Hg có tính chất rất đặc biệt là tác dụng với S ở nhiệt độ thường tạo sản phẩm HgS không độc
Câu 9:
Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?
Chọn đáp án A
Phương pháp điện phân (nóng chảy) được dùng để điều chế các kim loại mạnh (Na, Al)
Câu 12:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án A
Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.Sai (Ví dụ Be và Mg không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường)
Câu 13:
Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường; tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:
Chọn đáp án D
Câu 17:
Crom và sắt tác dụng với chất nào sau đây đều tạo ra hợp chất có mức oxi hóa +2?
Chọn đáp án C
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
1. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH.
2. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr.
3. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
4. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42- .
5. CrO3 là một oxit axit.
6. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành muối Cr3+.
Số phát biểu đúng là:
Chọn đáp án B
1. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH → Đúng
2. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr → Sai thành Cr2+
3. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 → Đúng theo SGK lớp 12.
4. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42- → Đúng
5. CrO3 là một oxit axit. → Đúng
6. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành muối Cr3+ → Sai tạo Cr2+
Câu 20:
Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?
Chọn đáp án A
Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là :
Al, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr(OH)3.
Chú ý : Cr2O3 chỉ tác dụng với NaOH đặc.
Câu 30:
Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là
Chọn đáp án B
Câu 32:
Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở (đều chứa C, H, O) và có cùng phân tử khối là 60. Cả ba chất đều phản ứng với Na giải phóng H2. Khi oxi hóa X (có xúc tác thích hợp) tạo ra X1 – có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Y tác dụng được với NaOH còn Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z lần lượt là:
Chọn đáp án B
Z có khả năng tráng bạc → loại D ngay.
Z có khả năng tác dụng với Na → Loại A ngay.
X1 có khả năng tráng bạc → Loại C ngay.
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án D
Chú ý : Phenol có tính axit nhưng rất yếu và không làm đổi màu quỳ tím
Câu 34:
axit Benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic làA. CH3COOH B. HCOOH C. C6H5COOH D. (COOH)2
Chọn đáp án C
Câu 35:
Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì … có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:
Chọn đáp án C
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án A
Chú ý : Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ thể hiện tính oxi hóa tính khử
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3 H5.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án D
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol → Đúng. Theo SGK lớp 12.
(b) Đúng. Theo SGK lớp 12.
(c) Đúng. Theo SGK lớp 12.
(d) Sai. Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3 H5
Câu 38:
Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
Chọn đáp án C
Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là những hợp chất của este gồm :
HCOOC3H7 (Có hai đồng phân), CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3.
Câu 41:
Để thu được poli(vinylancol): [-CH2-CH(OH)-]n người ta tiến hành :
Chọn đáp án B
Chú ý : Không tồn tại ancol CH2=CH-OH.
Câu 42:
Cho các dãy chuyển hóa:
Glyxin X;
Glyxin Y
các chất X và Y
Chọn đáp án D
Chú ý : Không thể tồn tại hợp chất ClH3NCH2COONa
Câu 45:
Cho các phát biểu sau:
* Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
* Phenol không tham gia phản ứng thế.
* Nitro benzen phản ứng với HNO3 bốc khói (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
* Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím.
* Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen.
* Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là các chất khí ở điều kiện thường.
* Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinylclorua).
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C
* Đúng, theo SGK lớp 11.
* Sai, Phenol không tham gia phản ứng thế. → Có phản ứng thế.
* Đúng, theo SGK lớp 11.
* Đúng, theo SGK lớp 12, đây là phản ứng đặc trưng (biure)
* Đúng, theo SGK lớp 11.
* Đúng, theo SGK lớp 12.
* Sai, Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinylclorua) → Trùng hợp.
Câu 47:
Cho sơ đồ phản ứng:
X (C3H6O) Y Z C3H8
Số chất X mạch hở, bền thỏa mãn sơ đồ trên là
Chọn đáp án D
Câu 48:
Cho dãy các chất: CH4; C2H2; C2H4; C2H5OH; CH2=CH-COOH; C6H5NH2 (anilin); C6H5OH (phenol); C6H6 (benzen); CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
Chọn đáp án B
Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là : C2H2, C2H4, CH2=CH-COOH; C6H5NH2 (anilin); C6H5OH, CH3CHO.