Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 2)

  • 3191 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta không phải chủ yếu dựa vào:

Xem đáp án

Đáp án B

Ở nước ta, nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, biểu hiện rõ nhất ở sự phân hóa tài nguyên đất, khí hậu  và nguồn nước dồi dào, tài nguyên sinh vật phong phú.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao có sự phân hóa rõ rệt theo chiều bắc – nam và theo chiều cao địa hình => cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đa dạng cây trồng, vật nuôi.

- Sự phân hóa các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng ( trung du trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc), đồng bằng trồng cây ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ, nuôi trồng thủy sản….)

- Nguồn nước dồi dào là nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Tài nguyên sinh vật phong phú thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tiến hành lai tạo giống…

=> Đáp án A, C, D đúng.

- Người lao động có kinh nghiệm sản xuất nông  - lâm – ngư nghiệp không phải là nhân tố chủ yếu cho sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.

Chú ý:

Xác định từ khóa: nông nghiệp nhiệt đới => các nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng nhất.


Câu 2:

Địa hình ở phía tây thượng nguồn sông Mã là:

Xem đáp án

Đáp án A

Sông Mã chảy qua vùng núi Bắc Trung Bộ nên phía Tây thượng nguồn sông Mã là các dãy núi có độ cao trung bình dọc biên giới Việt – Lào.


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất mặn nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Đất mặn tập trung nhiều ở Đồng Bằng sông Cửu Long đặc biệt dọc ven biển Đông và vịnh Thái Lan (Atlat trang 11)


Câu 4:

Công nghiệp năng lượng của nước ta gồm các phân ngành:

Xem đáp án

Đáp án C

Nước ta, công nghiệp năng lượng gồm khai thác nguyên nhiên liệu là khai thác than, khai thác dầu và sản xuất điện


Câu 5:

 

Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ này?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, từ 2000 đến 2015

- Sản lượng than sạch tăng nhanh từ 21509 nghìn tấn lên 45456 nghìn tấn nhưng còn biến động.

- Sản lượng dầu thô có tăng nhẹ nhưng còn biến động

- Sản lượng điện phát ra tăng nhanh, liên tục từ 26893triệu kWh lên 152940 triệu kWh

=> Nhận xét D:  Sản lượng than sạch và dầu thô biến động, sản lượng điện phát ra tăng liên tục đúng


Câu 6:

Dựa vào Atlat Địa lí trang 20, cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản cao nhất là Bà Rịa-Vũng Tàu (3612 nghìn tấn)


Câu 7:

Trong điều kiện của nền kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên vì:

Xem đáp án

Đáp án A

Trước đây, ở nước ta, nền nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu…Nguyên nhân là do giai đoạn này các điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa mạnh để tác động và làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến (sgk Địa 12 trang 106).


Câu 8:

Dựa vào Atlat Địa lí trang Hành Chính hãy cho biết đi dọc từ Bắc vào Nam có thành phố là tỉnh lị được sắp xếp theo thứ tự nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Các thành phố tỉnh lị từ Bắc đến Nam là: Thanh Hóa – Vinh (Nghệ An) – Hà Tĩnh -  Đồng Hới (Quảng Bình) – Huế - Tam Kì (Quảng Nam) – Quảng Ngãi – Quy Nhơn (Bình Định) – Tuy Hòa (Phú Yên) – Nha Trang (Khánh Hòa) – Phan Rang – Tháp Chàm (Bình Thuận), Phan Thiết (Ninh Thuận)


Câu 9:

Cho biểu đồ: Cơ cấu số lượng vật nuôi Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

 

Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu số lượng vật nuôi của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên năm 2014?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào biểu đồ ta thấy

- Tỉ trọng lợn của Trung du miền núi Bắc Bộ (74%) cao hơn tỉ trọng của trâu và bò cộng lại ( 15,8+10,2 = 26 %)

- Tỉ trọng trâu của Trung du miền núi Bắc Bộ (15,8 %)cao hơn Tây Nguyên (3,5%)

- Tỉ trọng bò của Trung du miền núi Bắc Bộ (10,2%) thấp hơn Tây Nguyên (26,9%)

- Tỉ trọng lợn của Trung du miền núi Bắc Bộ (74%) cao hơn Tây Nguyên (69,6%)


Câu 10:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thống kê 2013)

Để thể hiện diện tích và sản lượng cà phê của nước ta giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

- Đề bải yêu cầu thể hiện diện tích và sản lượng cà phê. Diện tích và sản lượng có mối quan hệ với nhau

- Bảng số liệu: có 2 đơn vị khác nhau (nghìn ha và nghìn tấn)

=> Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiệ diện tích và sản lượng cà phê của nước ta giai đọn 2005 – 2012 là biểu đồ kết hợp cột – đường


Câu 11:

Địa hình của Duyên hải miền Trung gây nhiều khó khăn cho loại hình giao thông vận tải nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Địa hình duyên hải miền Trung chủ yếu là núi lan ra sát biển, dốc nên khó khan cho giao thông đường sắt và đường ô tô


Câu 12:

Ý nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Biểu hiện đô thị hóa của Việt Nam:

- Trung du miền núi Bắc Bộ có trình độ đô thị hóa thấp hơn so với trung bình cả nước => nhận xét A đúng

- Tỉ lệ dân thành thị của ĐBSH thấp hơn ĐNB => nhận xét B không đúng

- Trung du miền núi Bắc Bộ nơi có số lượng đô thị lớn nhất => nhận xét C không ssu

- Tỉ lệ dân thành thị đạt 26,9 %  thấp hơn nông thôn, năm 2005 => nhận xét D không đúng


Câu 13:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến công nghiệp xay xát của nước ta phát triển mạnh?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh nhờ vào nguồn nguyên nhiên liệu ổn định là lương thực do nước ta chủ yếu phát triển ngành trồng cây lương thực có hạt.


Câu 14:

Điều nào sau đây là sai khi nói về việc sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Nền kinh tế ngoài quốc doanh thu hút  mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Các ngành nông – lâm- ngư nghiệp chủ yếu do nhà nước quản lý.

=> Nhận xét A: Nền kinh tế ngoài quốc doanh thu hút đa số lao động vào các ngành nông – lâm – ngư nghiệp là không đúng


Câu 15:

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt chủ yếu nhằm:

Xem đáp án

Đáp án A

- Nhận xét B và D là mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế => loại B và D.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ góp phần khai thác hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tận dụng nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế  từ đó sẽ phát triển cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn.


Câu 16:

Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án A

Nhà nước đã đề ra đường lối đổi mới trong việc phát triển kinh tế từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế để có thê hội nhập, phát triển


Câu 17:

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979 – 2014

                                                             

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản thống kê 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

- Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta trong giai đoạn 1979-2014 giảm từ 2,16 %  xuống 1,08%, tuy nhiên tốc độ giảm còn chậm => nhận xét A giảm nhanh là không đúng

- Năm 2014, tỉ lệ gia tăng dân số giảm 2,161,08 = 2 lần so với năm 1979 => nhận xét B giảm hơn 2 lần là không đúng.

- Giai đoạn 1989-1999, dân số tăng nhanh nhất, tăng 11,9 triệu người => nhận xét C đúng

- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn  1979-2014 => nhận xét C dân số nước tâ không ổn định trong giai đoạn 1979 – 2014 là không đúng


Câu 18:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nước ta có bao nhiêu trung tâm công nghiệp có qui mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng?

Xem đáp án

Đáp án D

Có 4 trung tâm công nghiệp có quy mô trên 40 nghìn tỉ đồng gồm: Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa – Vũng Tàu


Câu 19:

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ:

Xem đáp án

Đáp án C

Ở Tây Nguyên, nền nông nghiệp hang hóa đang phát triển mạnh, sản xuất chủ yếu phục vụ  nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước nên để vừa nâng cao chất lượng, giá trị hang hóa => đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm


Câu 20:

“Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây” là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Độ cao trên 2600m, nhiệt độ xuống thấp, mùa đông dưới 0°C nên thực vật không thể phát triển được => chủ yếu là rêu, địa y


Câu 21:

Địa hình thấp và bằng phẳng của đồng bằng sông Cửu Long gây trở ngại nào cho sản xuất nông nghiệp vào vụ hè thu?

Xem đáp án

Đáp án B

Đồng bằng Sông Cửu Long có địa hình thấp trũng, nhiều vùng bị ngập nước quanh năm làm cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn => ảnh hưởng đến diện tích canh tác nông nghiệp và năng suất cây trồng vật nuôi


Câu 22:

Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ cấu trúc địa chất – địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ khá phức tạp?

Xem đáp án

Đáp án B

Địa hình miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ gồm: khối núi cổ KonTum, cực Nam Trung Bộ, các sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan ở Tây Nguyên, đồng bằng châu thổ, ven biển => biểu hiện của sự phức tạp trong cấu trúc địa chất của vùng


Câu 23:

Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra:

Xem đáp án

Đáp án C

Các nước đang phát triển, trình độ dân trí thấp, kinh tế kém phát triển, phong tục tập quán kết hợp cơ cấu dân số trẻ nên tỉ suất sinh cao => bùng nổ dân số


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây không đúng với việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Để khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới => phải phát triển nền nông nghiệp hàng hóa , tức là đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu của trong và ngoài nước


Câu 25:

Ý nào sau đây không đúng về gia tăng dân số thành thị ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Sự gia tăng dân số thành thị thể hiện:

- Mức độ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn trung bình cả nước nhưng gia tăng cơ học phát triển nhanh đặc biêt là do di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.

- Dân số thành thị càng tăng => diện tích các đô thi mở rộng.


Câu 26:

Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án D

Địa hình miền Bắc-Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là núi thấp, hướng chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn…), thung lung sông lớn với đồng bằng mở rộng (ĐBSH)


Câu 27:

Điểm khác biệt cơ bản nào về điều kiện tự nhiên khiến Đồng bằng sông Cửu Long vượt trội so với đồng bằng sông Hồng trong vai trò cung cấp lương thực thực phẩm cho cả nước?

Xem đáp án

Đáp án B

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn đồng bằng sông Hồng => diện tích đất canh tác lớn hơn => ĐBSCL phát triển mạnh nên nông nghiệp, có vai trò lớn trong cung cấp lương thực, thực phẩm lớn cho cả nước


Câu 28:

Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa là do

Xem đáp án

Đáp án A

Nước ta có lượng mưa lớn, tập trung kết hợp với ¾ diện tích là đồi núi, độ dốc lớn, nên lưu lượng nước và phù sa hàng năm lớn


Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết các loại đất feralit trên đá phiến, đá vôi, đá mẹ khác chiếm phần lớn diện tích ở vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Trung du miền núi Bắc Bộ tập trung nhiều loại đất feralit trên đá phiến, đá vôi, đá mẹ khác (Atlat trang 11)


Câu 30:

Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi Duyên hải miền Trung?

Xem đáp án

Đáp án D

Địa hình miền Trung hẹp ngang, nhiều dãy núi lan ra sát biển nên sông nhỏ, ngắn và dốc => lũ lên nhanh, rút rất nhanh,  chế độ nước sông thất thường phụ thuộc vào chế độ mưa và có sự phân hóa theo mùa (mùa lũ tập trung vào thời kì thu – đông).

=> Nhận xét lũ lên nhanh và kéo dài là không đúng với chế độ nước sông ngòi miền Trung


Câu 31:

Phát biểu nào sau đây không đúng về Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án D

Đông Nam Á tiếp giáp và nằm trên vùng biển Thái Bình Dương => không nằm gần vành đai núi lửa Đại Tây Dương


Câu 32:

Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của:

Xem đáp án

Đáp án C

Vào đầu mùa hạ, giá Tây Nam từ vịnh Bengan thổi vào gặp bức chắn địa hình gây hiệu ứng phơn khô nóng cho duyên hải miền Trung làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông so với Tây Nguyên, Nam Bộ và 1 số vùng khác của cả nước.


Câu 33:

Trong qui hoạch công nghiệp (năm 2001), Hà Tĩnh thuộc vùng công nghiệp số:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quy hoạch vùng công nghiệp, Hà Tình nằm trong cùng công nghiệp số 2 là vùng ĐBSH


Câu 34:

Dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ:

Xem đáp án

Đáp án C

Dãy Trường Sơn tạo bức chắn địa hình với gió Tây Nam làm gió này bị biến tính trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn đầu hạ, và làm cho mùa mưa lệch sang thu đông.


Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp độ cao của các dãy núi từ cao đến thấp?

Xem đáp án

Đáp án A

Quan sát Atlat Đia lí xác định độ cao các đỉnh núi: núi Tây Côn lĩnh 2419m, Kiều Liêu Ti 2402m, puthaca 2274m, Yên Tử 1068m


Câu 36:

Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc:

Xem đáp án

Đáp án C

Việc  tăng cường chuyên môn hóa sản xuất kết hợp đẩy mạnh hoạt động giao thông vận tải và áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến sẽ giúp khai thác tốt hơn tính mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta. Việc trao đổi nông sản giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả. => Nhận xét A, B, D đúng

Sử dụng nhiều cộng nghệ bảo quản để góp phần bảo quản chất lượng nông phẩm, nó không có vai trò trong việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ trong nông nghiệp. => nhận xét C không đúng


Câu 37:

Các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ không nhằm mục đích

Xem đáp án

Đáp án A

Các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung Bộ góp phần mở cửa giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới qua đường biển, mở rộng vùng hậu phương cung cấp nguyên nhiên liệu của Tây Nguyên từ đó nâng cao vai trò, vị thế của vùng duyên hải với Tây Nguyên.

Để thúc đẩy giao lưu với Đông Nam Bộ phải phát triển các tuyến đường Bắc – Nam, phát triển các tuyến đường ngàng không nhằm mục đích thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ


Câu 38:

Để phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn, cơ sở đầu tiên cần chú ý là:

Xem đáp án

Đáp án A

Nguồn thức ăn chính của gia súc là các đồng cỏ => để phát triển ngành chăn nuôi gia súc phải phát triển thêm và cải tạo các đồng cỏ


Câu 39:

Điểm nào sau đây không đúng với vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với nền kinh tế đất nước?

Xem đáp án

Đáp án A

Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp, thông qua chế biến làm tăng giá trị sản phẩm tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, có giá trị xuất khẩu, thu ngoại tệ  và làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế quốc dân nhờ vốn đầu tư ít và thời gian quay vòng vốn nhanh. => nhận xét B, C, D đúng

=>  Công nghiệp chế biến thực phẩm chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, nó không có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế quốc dân. => nhận xét A sai


Câu 40:

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG ĐÀN TRÂU, BÒ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012

(Đơn vị: nghìn con)

                                                                   (Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thống kê 2013)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Biểu đồ đường thường thể hiện tốc độ phát triển kinh tế của đối tượng trong thời gian từ 4 năm trở lên.

=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2012  là biểu đồ đường.


Bắt đầu thi ngay