Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 7)
-
5603 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện
Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: nền nhiệt cao, mưa lớn trên vùng đá thấm nước (đá vôi) = thường hình thành các dạng địa hình mới: hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
Chọn B.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 12
Cách giải:
Xác định kí hiệu hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình ở Nam Bộ
Chọn C.
Câu 3:
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là
Phương pháp: Kiến thức bài 27- Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Cách giải:
Hai bể dầu có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là Nam Côn Sơn và Cửu Long
Chọn C.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết các dãy núi trong vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc có hướng chính là
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lý trang 4-5
Cách giải:
- Xác định vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc
=> Hướng núi chính của 2 vùng núi trên là Tây Bắc - Đông Nam
Chọn D.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết khu vực Đông Bắc có các cánh cung nào?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6-7
Cách giải:
Xác định kí hiệu các cánh cung
Các cánh cung của vùng núi Đông Bắc là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
Chọn D.
Câu 6:
Sự khác nhau rõ nét nhất của vùng núi Trường Sơn Nam so với Trường Sơn Bắc là
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm: gồm khối núi cổ Kon Tum và cao nguyên (Lâm Viên, Mơ Nông,...), hướng vòng cung, bất đối xứng giữa 2 sườn.
Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm: cao hai đầu, thấp trũng ở giữa, hướng Tây Bắc - Đông Nam
=> Vùng núi Trường Sơn Nam khác vùng núi Trường Sơn Bắc là gồm các khối núi và cao nguyên
Chọn B.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng đỉnh lũ của sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 10
Cách giải:
Xác định biểu đồ lưu lượng nước theo các tháng của sông Mê Công, sông Hồng, sông Đà Rằng Tháng đỉnh lũ Mê Công, Hồng, Đà Rằng lần lượt là 10, 8, 11.
Chọn A.
Câu 8:
Căn cứ vào vùng Tây Bắc? Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết đâu là các dãy núi thuộc
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6-7
Cách giải:
- Loại A: núi Tây Côn Lĩnh thuộc vùng núi Đông Bắc
- Loại C: núi Pu Tha Ca thuộc vùng núi Đông Bắc
- Loại D: núi Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca thuộc vùng núi Đông Bắc
- B đúng: Các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc là: Pu Si Lung, Pu Đen Đinh, Khoan La San.
Chọn B.
Câu 9:
Các dải địa hình phổ biến ở đồng bằng Duyên hải miền Trung lần lượt từ đông sang tây là
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Các dải địa hình ở đồng bằng Duyên hải miền Trung từ đông sang tây lần lượt là: đầm phá, cồn cát, vùng thấp trũng, đồng bằng đã được bồi tụ.
Chọn A.
Câu 10:
Đồng bằng châu thổ sông nước ta gồm
Phương pháp: Kiến thức bài 6- Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Đồng bằng châu thổ là đồng bằng được bồi đắp phù sa từ sông. ở đồng bằng châu thổ nước ta gồm đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Chọn B.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết bán đảo Sơn Trà thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 4-5
Cách giải:
Xác định bán đảo Sơn Trà ở thuộc thành phố Đà Nẵng
Chọn C.
Câu 12:
Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố
Phương pháp: Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Cách giải:
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu. Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có sự phân mùa 3 sản xuất nông nghiệp cũng có sự phân mùa (còn gọi là tính mùa vụ)
Chọn C.
Câu 13:
Thảm thực vật ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở
Phương pháp: Kiến thức bài 12-Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta – xuất hiện thảm thực vật ôn đới, ở dãy Hoàng Liên Sơn.
Chọn D.
Câu 14:
Khu vực từ Đà Nẵng trở vào Nam về mùa đông có thời tiết đặc trưng là
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Vào mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào chịu ảnh hướng của tín phong Bắc Bán Cầu với tính chất khô, nóng » thời tiết đặc trưng ở khu vực này là khô, nóng
Chọn A.
Câu 15:
Ở nước ta hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô tập trung chủ yếu ở vùng
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 10, bài 15
Cách giải:
Hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô ưa khí hậu nóng, ít mưa
Nước ta khu vực cực Nam Trung Bộ do song song với hướng gió ít mưa sinh vật chủ yếu là xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô.
Chọn C.
Câu 16:
Sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới?
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ là vùng núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có tính phân bậc rõ nét theo độ cao = thuận lợi để phát triển các cây trồng ưa lạnh như cận nhiệt (chè), ôn đới (hồi, quế, mận, mơ...)
Chọn D.
Câu 17:
Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta thường nghèo, nhiều cát là do
Phương pháp: kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Đồng bằng ven biển miền Trung được hình thành chủ yếu do tác động của biển ở đất chủ yếu là đất cát, nghèo dinh dưỡng.
Chọn D.
Câu 18:
Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nước ta theo các vùng miền, từ Bắc vào Nam là do sự chi phối của yếu tố
Phương pháp: Kiến thức bài 11 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Do lãnh thổ kéo dài kết hợp với dãy Bạch Mã đâm ngang ra sát biển chắn gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu xuống phía Nam =>Thiên nhiên có sự phân hóa khác nhau giữa miền Bắc, Nam
Ở vùng núi nước ta, sự kết hợp của bức chắn địa hình cùng với hoàn lưu khí quyển cũng tạo nên sự phân hóa theo chiều đông - tây (giữa Đông Bắc với Tây Bắc, Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn)
Chọn D.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao, nước ta đang khai thác ở thềm lục địa của Biển Đông là
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 8
Cách giải:
Khoáng sản được khai thác ở thềm lục địa của Biển Đông và mang lại giá trị kinh tế cao là Dầu Khí.
Chọn B.
Câu 20:
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm chung là
Phương pháp: Kiến thức bài 7 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều được bồi đắp từ phù sa sông
Chọn A.
Câu 21:
Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào nửa sau mùa hè là
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Nửa sau mùa hè, nhiệt độ ở ĐB Bắc Bộ cao => hình thành áp thấp => hút gió Tây Nam chuyển hướng thành gió Đông Nam từ biển thổi vào và gây mưa
Chọn B.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 6,7
Cách giải:
Xác định kí hiệu các hướng núi
Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn
=> Dãy núi không chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là Đông Triều.
Chọn B.
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 4-5
Cách giải:
Biển Đông là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Chọn A.
Câu 24:
Lãnh thổ Việt Nam là nơi
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 2+ bài 9 – Vị trí địa lí; Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Việt Nam nằm ở phía Đông của Châu Á, nơi gió mùa hoạt động mạnh Đây là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa với hướng và tính chất ngược nhau.
Chọn A.
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây có điểm cực Đông của nước ta
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 4-5
Cách giải:
Xác định điểm cực Đông => thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Chọn C.
Câu 26:
Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện nay là
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Nước ta nhiệt cao, lượng mưa lớn trên nền địa chất bở rời, mất lớp phủ thực vật = bị xâm thực ở đồi núi và bồi tụ nên đồng bằng = làm biến đổi về mặt địa hình nước ta
Chọn A.
Câu 27:
Vùng núi cao nhất nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Vùng núi cao nhất nước ta là Tây Bắc với dãy Hoàng Liên Sơn
Chọn B.
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng
Phương pháp: Kiến thức nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
A đúng: Lượng bốc hơi tăng từ Bắc (Hà Nội – 989 mm) vào Nam (1686 mm - TPHCM)
B sai: Cân bằng ẩm cao nhất ở Huế, thấp nhất TP HCM
C sai: Huế có lượng mưa, cân bằng ẩm lớn nhất, lượng bốc hơi thấp hơn TPHCM
D sai: Lượng mưa cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội
Chọn A.
Câu 29:
Cho biểu đồ
NHIỆT LƯỢNG, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?
Phương pháp: Kỹ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
A sai: nhiệt độ trung bình năm đạt 23,50C
B sai: Lượng mưa cao nhất 318mm, gấp tháng thấp nhất là lần
C đúng: Biên độ nhiệt =28,9-16,4 = 12,50C
D sai: Lượng mưa trung bình năm đạt 1664,4 mm
Chọn C.
Câu 30:
Lãnh thổ Việt Nam nằm chủ yếu trong khu vực khí hậu
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến => tính chất nhiệt đới
Nước ta nằm ở phía Đông Châu Á => chịu ảnh hưởng gió mùa
=> Nước ta chủ yếu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
Chọn D.
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nước ta có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất là
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 10
Cách giải:
Hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất là sông Hồng 21,91%
Chọn A.
Câu 32:
Ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông đến khí hậu nước ta không phải là
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
A, B, C tác động của biển Đông đến khí hậu: tính chất hải dương, dịu bớt tính chất khắc nghiệt trong mùa hè, tính chất khắc nghiệt trong mùa đông
D: tác động đến sự đa dạng sinh vật
Chọn D.
Câu 33:
Gió Tín phong ở nước ta có đặc điểm
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Gió Tín Phong ở nước ta hoạt động quanh năm và bị gió mùa lấn át nên chỉ hoạt động mạnh vào thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Chọn D.
Câu 34:
Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải: Điều kiện để sản xuất muối là nhiệt độ cao, ít cửa sông đổ ra biển
=> Vùng biển thuận lợi nhất để làm nghề muối là Nam Trung Bộ
Chọn C.
Câu 35:
Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là
Phương pháp: Liên hệ Kiến thức bài 9,10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc trước khi xâm nhập vào nước ta di chuyển qua lục địa Trung Quốc
=> tính chất lạnh, hanh, khô
Chọn C.
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Lào và Trung Quốc?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 4-5
Cách giải:
Xác định ranh giới Việt Nam với Lào, Trung Quốc – Tỉnh giáp Lào và Trung Quốc là Điện Biên.
Chọn B.
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết Tây Bắc có các cao nguyên nào?
Phương pháp: Sử dụng Atlat 6-7
Cách giải:
Xác định kí hiệu các cao nguyên Xác định vùng Tây Bắc – Tây Bắc có các cao nguyên: Sín Chài, Sơn La, Mộc Châu
Chọn C.
Câu 38:
Hướng thổi chiếm ưu thế của gió Tín phong nửa cầu Bắc từ dãy Bạch Mã trở vào nam từ tháng XI đến tháng IV năm sau là
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Từ dãy Bạch Mã trở vào, gió tín phong BBC hoạt động mạnh theo hướng ĐB với tính chất khô, nóng.
Chọn D.
Câu 39:
Được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Bộ phận được coi như lãnh thổ trên đất liền là nội thủy
Chọn A.
Câu 40:
Đồng bằng nước ta được chia thành 2 loại
Phương pháp: Kiến thức bài 7- Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Ở nước ta đồng bằng được chia thành 2 loại là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp và đồng bằng ven biển do tác động chủ yếu của biển
Chọn A.