Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra cuối học kì 1 Văn 10 có đáp án

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Văn 10 có đáp án

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Văn 10 có đáp án - Đề 1

  • 2819 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Qua bài thơ, anh/chị hiểu nghĩa của từ “chân quê” như thế nào?

Xem đáp án
- Nghĩa của từ “Chân quê”: vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, giản dị và chân chất.

Câu 3:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Xem đáp án

- Nhân vật trữ tình: “anh” – một chàng trai thôn quê.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy; mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống và cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên.

Câu 4:

Trình bày suy nghĩ của anh/chị rút về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Xem đáp án

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.

+ Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà.

Câu 5:

Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc về nghệ thuật của một bài thơ anh/chị yêu thích.
Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề và nghệ thuật của một bài thơ em yêu thích.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu bài thơ và nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Xác định chủ đề của bài thơ.

- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề thơ (thời gian, không gian, nội dung)

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm