Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
-
543 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:
“Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.
Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.
Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo ……
Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy ….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh!”
(Hành trang cuộc sống - Quà tặng cuộc sống)
Các phép liên kết về mặt hình thức được sử dụng trong văn bản:
- Phép lặp: lặp từ “ông”, “cô bé”, “bản đồ hoàn chỉnh”
- Phép thế:
+ “ông”, “ông ta”, “cha” thay thế cho “ông bố”
+ “cô bé” thay thế cho “cô con gái nhỏ”
+ “nó”, “chúng” thay thế cho “trang in bản đồ thế giới”
- Phép nối: nhưng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Xác định các phép liên kết về hình thức trong đoạn văn sau?
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Nguyễn Đình Thi)
Các phép liên kết về hình thức trong đoạn văn trên đó là:
- Phép liên tưởng: nghệ thuật – nghệ sĩ – tác phẩm
- Phép lặp từ ngữ: tác phẩm
- Phép nối: nhưng
- Phép thế: nghệ sĩ – anh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Đoạn văn sau sử dụng những phép liên kết câu nào?
Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
Xét về mặt hình thức, đoạn văn trên sử dụng các phép liên kết sau:
- Phép thế: anh Sáu – anh; con – nó
- Phép lặp: đôi mắt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Xét sự liên kết về mặt hình thức các câu văn sau:
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.”
Các câu văn trên có sự dụng phép thế: sự thông minh, nhay bén với cái mới – Bản chất trời phú ấy.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Xét về mặt hình thức, các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.”
(Nguyễn Thế Hội)
Xét về hình thức, các câu trên được liên kết với nhau bằng phép liên tưởng: Lưng – cánh – đầu – mắt – thân
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Các câu văn sau mắc lỗi liên kết về nội dung, hãy chỉ ra lỗi đó:
Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt. Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn. Thế mà một số bạn lớp ta còn tỏ ra chểnh mảng học tập.
Các câu trong đoạn không cùng hướng về một chủ đề. Câu thì đánh giá tốt tình hình học tập của lớp, câu thì đánh giá không tốt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Các câu văn sau mắc lỗi liên kết về nội dung, hãy chỉ ra lỗi đó:
“Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Các bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động phong trào ủng hộ đồng bài bị thiên tai.”
Các câu trong đoạn không cùng hướng về một chủ đề. Câu thì nêu sự thay đổi, câu lại nêu sự không thay đổi của cách ăn mặc. Thêm vào đó, câu cuối không ăn nhập gì về nội dung với những câu trên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Xét về mặt hình thức, các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân.”
(Hồ Chí Minh)
Về mặt hình thức, các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau nhờ:
- Phép lặp từ ngữ: nhân dân, không gì …. bằng
- Phép liên tưởng: nhân nghĩa – thiện nghĩa; bầu trời – thế giới – xã hội; quý – mạnh – tốt đẹp – vẻ vang
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Xét về mặt hình thức, các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
(R. Ta-go, Mây và sóng)
Về mặc hình thức, các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau nhờ:
+ Phép lặp: mẹ, họ, được, chơi, con, mây, phép
+ Phép thế: họ (thế cho những người “trên mây”);
+ Phép nối: nhưng’, liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thiên nhiên (bình minh, vầng trăng, trái đất, trời, mây).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Xét về mặt hình thức, các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến cho tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dùa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, là nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo,
Về mặc hình thức, các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau nhờ:
- Phép lặp từ ngữ: cây dừa – dừa. gắn bó
- Phép liên tưởng: cây – thân – lá – cùi – sọ - vỏ; máng – tranh – vách – chõ – đồ xôi – khuya áo – gáo – muôi – dây; để uống – để kho cá – nấu canh – làm nước – mắm – ăn sống – làm mứt – làm bánh kẹo …
Đáp án cần chọn là: D