(2023) Đề thi thử Sinh học Trường THPT Nguyễn Trãi, Bắc Ninh có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học Trường THPT Nguyễn Trãi, Bắc Ninh có đáp án
-
124 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp:
Rễ là cơ quan thực hiện chức năng hút nước từ đất
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
Trong thế giới động vật, có 6 loài nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai) có dạ dày 4 ngăn; các loài động vật còn lại có dạ dày 1 ngăn
Cách giải:
Bò có dạ dày 4 ngăn
Chọn C.
Câu 3:
Phương pháp:
AND là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các nucleotide
Cách giải:
Nucleotide là đơn phân cấu tạo nên ADN
Chọn B.
Câu 4:
Phương pháp:
Gọi f là tần số hoán vị gen ( f £ 0,5 ), ta có:
- Tỉ lệ giao tử hoán vị: \(\frac{f}{2}\left( { \le 0,5} \right)\)
- Tỉ lệ giao tử liên kết: \(\frac{{1 - f}}{2}\left( { \ge 0,25} \right)\)
Cách giải:
- Ab là giao tử liên kết, ta có:
\(\frac{{1 - f}}{2}\)= 36% → f = 28%
Chọn C.
Câu 5:
Phương pháp:
Hình ảnh dưới đây cho biết đường kính của các mức xoắn:
Cách giải:
Sợi cơ bản có đường kính 11 nm
Chọn D.
Câu 6:
Phương pháp:
AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân gồm 4 loại nucleotit: Adenin, Timin, Guanin, Xitozin
Cách giải:
Uraxin là đơn phân cấu tạo nên ARN, không phải là đơn phân cấu tạo nên AND.
Chọn B.
Câu 7:
Phương pháp:
Thí nghiệm Miller và Urey nó bao gồm việc sản xuất các phân tử hữu cơ bằng cách sử dụng các phân tử vô cơ đơn giản trong điều kiện thành phần khí quyển của Trái Đất nguyên thủy bao gồm các khí: CH4,CO, H2O,NH3…
Cách giải:
Trong khí quyển nguyên thủy mới chỉ có các khí như CH4, CO, H2O, NH3,… chưa có khí oxi hoặc có thì chỉ rất ít không đáng kể.
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp:
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ
Cách giải:
A→ Cách li sau hợp tử
B, C, D → Cách li trước hợp tử
Chọn A.
Câu 9:
Phương pháp:
Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành hoặc còn tồn tại nhưng không thực hiện chức năng
Cách giải:
A,C,D → là cơ quan thoái hóa vì nó phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, mất chức năng ban đầu và chỉ còn lại vết tích
B→ Không phải là cơ quan thoái hóa vì đuôi chuột túi vẫn phát triển ở cơ thể trưởng thành và có chức năng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy.
Chọn B.
Câu 10:
Phương pháp:
Phân tích trình tự nuclêôtit của cùng một loại gen ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài
Cách giải:
Phương pháp xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài: Phân tích trình tự các aa của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác nhau. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các aa hay trình tự các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại
Chọn A.
Câu 11:
Phương pháp:
P(A) + q(a) = 1
Cấu trúc quần thể cân bằng: P2AA: 2Pq Aa : q2aa
Cách giải:
P(A) = 0,6 → q(a) = 0,4
→ Kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ: 2 ´ P(A) ´ q(a) = 2 ´ 0,4 ´ 0,6 = 0,48
Chọn A.
Câu 12:
Phương pháp:
Một giống cây trồng có thể tạo ra nhiều giống mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen nhờ phương pháp nuôi cấy hạt phấn
Cách giải:
Qúa trình nuôi cấy hạt phấn:
Cây trồng (2n) các loại giao tử (hạt phấn) khác nhau (n) cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
Chọn A.
Câu 13:
Phương pháp:
Di – nhập gen diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể
Chọn A.Câu 14:
Phương pháp:
Quan sát hình ảnh sau:
- Hình ảnh mô tả hoạt động của operon Lac trong môi trường có và không có Lactose
Hình 8.4. Operon lactose và hoạt động của nó
Cách giải:
- Như vậy nhìn vào hình ảnh ta thấy, trong môi trường có hay không có Lactose thì gen điều hoà R vẫn tổng hợp prôtêin ức chế
Chọn D.
Câu 15:
Phương pháp:
Nhân tố sinh thái vô sinh là các yếu tố môi trường vật lý và hóa học không có nguồn gốc từ các sinh vật
Cách giải:
A→ Nhân tố vô sinh
B,C,D→ Nhân tố hữu sinh
Chọn A.
Câu 16:
Phương pháp:
A liên kết với T bằng 2 liên kết H
G liên kết với X bằng 3 liên kết H
Cách giải:
A→ Giảm 1 liên kết H
B→ Giảm 2 liên kết H
C→ Tăng 1 liên kết H
D→ Tăng 3 liên kết H
Chọn A.
Câu 17:
Trong quá trình quang hợp, giả sử cây tổng hợp được 360g glucôzơ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây đã sử dụng 12 mol CO2.
II. Cây đã quang phân li 432g nước.
III. Cây đã giải phóng 384g O2.
IV. Glucôzơ được tạo ra ở chất nền lục lạp.
Phương pháp:
Phương trình QH: 6CO2+12H2O→C6H12O6 +6O2 +6H2O
B1: Tính số mol glucose
B2: Tính số mol các chất khác theo PTQH
B3: Tính khối lượng các chất khi đã biết số mol
Cách giải:
- Số mol glucose: \({n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = \frac{{360}}{{12 \times 6 + 12 \times 1 + 16 \times 6}} = 2\,\,\left( {mol} \right)\)
- Theo PTQH: \({n_{C{O_2}}} = 6{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = 6 \times 2 = 12\left( {mol} \right)\) → I đúng
- Số mol nước quang phân ly: \({n_{C{O_2}}} = 12{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = 24\left( {mol} \right)\)
→ Khối lượng nước quang phân li là: 24´ 18 = 432 (g) → II đúng
- Số mol O2 giải phóng: \({n_{{O_2}}} = {n_{C{O_2}}} = 12\left( {mol} \right)\)
→ Khối lượng O2 giải phóng là: 12´ 32 = 384(g)→ III đúng
- Glucose tạo ra trong pha tối của quang hợp. Pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp. Vậy nên glucose được tạo nên ở chất nền lục lạp→IV đúng
Chọn D.
Câu 18:
Ở người, có bao nhiêu trường hợp sau đây làm tăng huyết áp?
I. Mang vật nặng.
II. Hồi hộp chờ đợi.
III. Thành mạch bị xơ cứng.
IV. Tim đập nhanh hơn lúc bình thường.
Phương pháp:
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch
- Huyết áp tăng khi:
+ Tăng lực co bóp của tim
+ Tăng nhịp tim, nhịp thở
+ Thành mạch giảm sự đàn hồi
+ Độ quánh của máu tăng…
Cách giải:
I→Đ: Khi mang vật nặng, cơ thể cần nhiều năng lượng → quá trình hô hấp diễn ra mạnh để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động do đó cần nhiều O2 → tăng nhịp tim, nhịp thở → tăng huyết áp
II→Đ: Hồi hộp chờ đợi là trạng thái kích thích cơ thể tiết adrenaline, chất này làm tăng nhịp tim→ tăng huyết áp
III→Đ: Thành mạch bị xơ cứng → tính đàn hồi giảm → lực tác động của máu lên thành mạch tăng → huyết áp tăng
IV→Đ: Tim đập nhanh → huyết áp tăng
Chọn D.
Câu 19:
Phương pháp:
- Đột biến làm thay đổi số lượng NST gọi là đột biến số lượng NST
- Gồm : đột biến dị bội và đột biến đa bội
Cách giải:
A→ Đây là một dạng đột biến gene, nên không làm thay đổi số lượng NST
B,C,D→ Đây là các dạng đột biến số lượng NST
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp:
B1: Viết giao tử của P
+ Cơ thể lưỡng bội giảm phân tạo ra các giao tử đơn bội
+ Cơ thể tứ bội giảm phân tạo các giao tử lưỡng bội, được viết theo quy tắc hình chữ nhật:
VD: Viết giao tử của kiểu gen Aaaa theo quy tắc hình chữ nhật:
Giao tử được viết theo 4 cạnh và 2 đường chéo của hình chữ nhật
B2: Tiến hành phép lai
B3: Tính tỉ lệ kiểu hình lặn, từ đó suy ra tỉ lệ kiểu hình trội ( lấy 1 trừ đi KH lặn)
Cách giải:
P |
Giao tử |
TLKH |
AAaa ´ AAaa |
(1AA; 4Aa; 1aa) ´ (1AA; 4Aa; 1aa) |
35A_; 1aaaa |
Aa ´ Aaaa |
(1A; 1a) ´ (1Aa; 1aa) |
3A_;1aa |
AAaa ´ Aa |
(1AA; 4Aa; 1aa) ´ (1A; 1a) |
11A_;1aaa |
AAAa ´ aaaa |
(1AA; 1Aa) ´ (a) |
1A_;1aa |
Chọn B.
Câu 21:
Khi nói về lịch sử phát triển của loài người, những phát biểu nào sau đây đúng?
1. Sự khác nhau giữa người và vượn người hiện đại chứng tỏ chúng ta không có nguồn gốc chung với vượn người.
2. Quá trình tiến hóa văn hóa khiến con người ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn.
3. Các dẫn liệu hóa thạch cho thấy con người phát sinh ở châu Phi rồi phát tán ra các khu vực khác trên thế giới.
4. Thuyết ra đi từ châu Phi khẳng định loài người H. erectus chỉ xuất hiện ở châu Phi mà không có ở các khu vực khác.
Phương pháp:
- Hầu hết tất cả các loài đều tiến hóa từ một tổ tiên chung
- Quá trình tiến hóa văn hóa khiến con người ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn
- Các dẫn liệu hóa thạch cho thấy con người phát sinh ở châu Phi rồi phát tán ra các khu vực khác trên thế giới.
Cách giải:
1→S: Sự khác nhau chứng tỏ tiến hóa theo các chiều hướng khác nhau
2→Đ
3→Đ
4→S: Thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi sau đó di cư sang các châu lục khác.
Chọn A.
Câu 22:
Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1.
F1: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1.
F2: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1.
F3: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng
Phương pháp:
- Xét sự tăng giảm của từng kiểu gen qua các thế hệ
- Xét sự thay đổi tần số alen qua các thế hệ
Cách giải:
Ta có nhận xét: Cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ biến đổi theo hướng: giảm tỉ lệ kiểu hình lặn (giảm từ 0,7 xuống 0,25), tăng tỉ lệ kiểu hình trội (tăng từ 0,3 lên 0,75) trong đó tỉ lệ của kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp đều tăng→ cá thể mang tỉ lệ kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
Chọn D.Câu 23:
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật phụ thuộc vào mật độ của quần thể.
II. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh.
III. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì có thể sẽ làm biến động số lượng cá thể của quần thể.
IV. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
Phương pháp:
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố trong môi trường có tác động đến quá trình sống của sinh vật. Sự tác động này có thể là tác động gián tiếp hoặc trực tiếp.
- Nhân tố sinh thái chia làm 2 loại:
+ Nhân tố vô sinh (các nhân tố vật lý, hóa học)
+ Nhân tố hữu sinh (con người, sinh vật)
Cách giải:
I và II đúng vì nhân tố hữu sinh phụ thuộc vào mật độ và chịu sự chi phối của mật độ cá thể trong quần thể
III đúng vì tác động của nhân tố sinh thái có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của quần thể, do đó dẫn tới làm biến động số lượng cá thể của quần thể
IV sai vì nhân tố vật lý, hóa học thuộc nhân tố vô sinh
Chọn A.
Câu 24:
Phương pháp:
Trong nuôi cấy hạt phấn, số dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau = số loại giao tử cơ thể đó có thể tạo ra
Cách giải:
Cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo tối đa 4 loại giao tử (n): AB, Ab, aB,ab
→Có 4 dòng cây đơn bội (n) có kiểu gen khác nhau
Chọn D.
Câu 25:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đa số đột biến gen là đột biến lặn và có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
II. Gen trong tế bào chất bị đột biến thì sẽ không được di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
III. Tần số đột biến của mỗi gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
IV. Sử dụng một loại tác nhân tác động vào tế bào thì tất cả các gen đều bị đột biến với tần số như nhau.
Phương pháp:
- Đột biến gen là những biến đổi của gen liên quan đến một hoặc một số gặp nucleotide
Cách giải:
I đúng vì đa số đột biến gen là có hại. Do đó nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình và bị đào thải ngay. Vì thế đa số các đột biến gen xuất hiện là đột biến gen lặn vì nó có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp, các loại này có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
II sai vì gen trong tế bào chất cũng được đi vào giao tử và vẫn có thể được di truyền cho đời sau
III đúng
IV sai vì tần số đột biến của mỗi gen phụ thuộc vào đặc điểm của gen. Các gen khác nhau có tần số đột biến gen khác nhau
Chọn B.
Câu 26:
Phương pháp:
Áp dụng nguyên tắc bổ xung: A=T ; G≡X.
Công thức tính số liên kết hidrogen: H = 2A + 3G
Công thức tính độ dài của gen: \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\)
Cách giải:
Vì alen a dài hơn alen A 0,34nm → Thêm một cặp nucleoti.
B sai. Vì nếu alen A có 3720 liên kết hidro thì chứng đột biến điểm làm tăng 3 liên kết hidro. → Đột biến thêm 1 cặp G-X.
C sai. Vì alen a có 3723 liên kết hidro và có 780 A thì suy ra có 721 số nuclêôtit loại G. → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3002. → Alen a có chiều dài 510,34 nm.
D sai. Vì alen a có 3723 liên kết hidro và có 721 G thì suy ra có 780 số nuclêôtit loại A. → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3002. → Alen a nhiều hơn alen A 1 cặp nucleotit. → Đây là đột biến thêm một cặp nuclêôtit.
Chọn A.
Câu 27:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét 1 gen có 2 alen, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, loài này có 16 loại kiểu hình.
II. Trong các loại đột biến thể ba, có tối đa 432 kiểu gen.
III. Trong các loại đột biến thể một, có tối đa 216 kiểu gen.
IV. Loài này có 4 loại đột biến thể một.
Phương pháp:
- Mỗi cặp NST chỉ xét 1 gen có 2 alen → Có 4 cặp gen phân ly độc lập quy định 4 cặp tính trạng
Quy ước:
+ Tính trạng 1 do một gen có 2 alen (A,a) nằm trên NST số 1 quy định
+ Tính trạng 2 do một gen có 2 alen (B,b) nằm trên NST số 2 quy định
+ Tính trạng 3 do một gen có 2 alen (D,d) nằm trên NST số 3 quy định
+ Tính trạng 4 do một gen có 2 alen (E,e) nằm trên NST số 4 quy định
- Xét riêng từng cặp gen rồi tiến hành tích chung các cặp gen để giải quyết các yêu cầu
Cách giải:
Tính trạng 1 có 3 loại kiểu gen quy định: AA, Aa, aa
Tính trạng 2 có 3 loại kiểu gen quy định: BB, Bb, bb
Tính trạng 3 có 3 loại kiểu gen quy định: DD, Dd, dd
Tính trạng 4 có 3 loại kiểu gen quy định: EE, Ee, ee
- I đúng vì:
+ Tính trạng 1 do gen nằm trên NST số 1 quy định, có 2 loại kiểu hình: A_ và aa
+ Tính trạng 2 do gen nằm trên NST số 2 quy định có 2 loại kiểu hình: B_ và bb
+ Tính trạng 3 do gen nằm trên NST số 3 quy định có 2 loại kiểu hình: D_ và dd
+ Tính trạng 4 do gen nằm trên NST số 4 quy định có 2 loại kiểu hình: E_ và ee
→ Số loại kiểu hình: 2×2×2×2=16
- II đúng
+ Đột biến thể ba ở cặp NST số 1 có 4 kiểu gen: AAA, AAa, Aaa, aaa
+ Đột biến thể ba ở cặp NST số 2 có 4 kiểu gen: BBB, BBb, Bbb, bbb
+ Đột biến thể ba ở cặp NST số 3 có 4 kiểu gen: DDD, DDd, Ddd, ddd
+ Đột biến thể ba ở cặp NST số 4 có 4 kiểu gen: EEE, EEe, Eee, eee
→ Đột biến thể ba là đột biến xảy ra ở 1 cặp NST, cặp NST này có 3 chiếc NST, các NST khác bình thường.
Vậy số kiểu gen đột biên thể ba: 4×3×3×3 + 3×4×3×3 + 3×3×4×3 + 3×3×3×4 = 432
- III đúng
+ Đột biến thể một ở cặp NST số 1 có 2 kiểu gen: A và a
+ Đột biến thể một ở cặp NST số 2 có 2 kiểu gen: B và b
+ Đột biến thể một ở cặp NST số 3 có 2 kiểu gen: D và d
+ Đột biến thể một ở cặp NST số 4 có 2 kiểu gen: E và e
→ Đột biến thể một là đột biến xảy ra ở 1 cặp NST, cặp NST này chỉ còn 1 chiếc NST, các NST khác bình
thường. Vậy số kiểu gen đột biên thể một: 2×3×3×3+2×3×3×3+2×3×3×3+2×3×3×3=54
- IV đúng. Số loại đột biến thể 1: \(C_4^1 = 4\)
Chọn A.
Câu 28:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những nhận định nào sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
II. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
III. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật.
IV. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là con đường tốc độ nhanh và phổ biến ở sinh vật.
Phương pháp:
- Hình thành loài mới là quá trình tiến hóa mà theo đó các quần thể sinh học đã tiến hóa để trở thành những giống loài riêng biệt
Cách giải:
- I đúng
- II đúng
- III sai vì hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật là biến đổi kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen (thường biến), do đó không có ý nghĩa trong tiến hóa.
- IV sai vì hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là con đường tốc độ nhanh và phổ biến ở thực vật, không phải ở tất cả sinh vật
Chọn A.
Câu 29:
Cho biết AA quy định hoa đỏ, aa quy định hoa trắng, Aa quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu môi trường thay đổi làm cho cây hoa trắng có tỉ lệ sinh sản giảm thì tỉ lệ kiểu hình hoa vàng ở F1 sẽ được tăng lên so với ở thế hệ P.
II. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu gen 0,5Aa : 0,5aa thì quần thể có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Nếu môi trường thay đổi làm mất khả năng sinh sản của cây hoa vàng thì sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu hình hoa trắng.
IV. Nếu có đột biến làm cho A thành a thì sẽ nhanh chóng làm tăng tỉ lệ kiểu hình hoa trắng.
Phương pháp:
- Tính tần số alen A và a
- Xét sự thay đổi ở từng trường hợp
Cách giải:
- Tần số alen: P(A)=0,4; q(a)=0,6
- I đúng vì chọn lọc chống lại aa thì tần số a sẽ giảm (ở P, a = 0,6, do đó khi a giảm thì A tăng và khi A = a =
0,5 thì kiểu gen Aa đạt cực đại). Cho nên sẽ tăng kiểu hình hoa hồng.
- II đúng vì ở F1, cây hoa đỏ bị loại bỏ hoàn toàn một cách nhanh chóng và đột ngột do chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên
- III đúng vì: cây hoa vàng không sinh sản thì thế hệ P tham gia sinh sản gồm: \({\left( {\frac{9}{{13}}} \right)^2} = 0,479 > \)
→ P’(A) = \(\frac{4}{{13}}\); q’(a) = \(\frac{9}{{13}}\)
→Các cá thể ngẫu phối, tỉ lệ cây hoa trắng (aa) = \({\left( {\frac{9}{{13}}} \right)^2} = 0,479 > 0,36\)
- IV sai vì đột biến làm thay đổi tần số alen rất chậm, do đó không thể nhanh chóng làm tăng tỉ lệ kiểu hình hoa trắng
Chọn C.
Câu 30:
Phương pháp:
Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử20
Cách giải:
A, C, D đúng
B sai vì bệnh do đột biến NST gây nên không gọi là bệnh di truyền phân tử
Chọn B.
Câu 31:
Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'... AAAXAATGGGGA...5'.
Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ đoạn ADN này là:
Phương pháp:
- Trong quá trình phiên mã (tổng hợp Marn) các nucleotide của môi trường liên kết với các nucleotide trên mạch gốc theo NTBS: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
- Mạch mARN ngược chiều với mạch gốc
Cách giải:
Trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'... AAAXAATGGGGA...5'.
→ Trình tự nucleotide trên mARN là: 5'... UUUGUUAXXXXU...3'
Chọn B.Câu 32:
Phương pháp:
B1: Từ tỉ lệ kiểu hình để tìm số kiểu tổ hợp giao tử. Tổng tỉ lệ kiểu hình = số kiểu tổ hợp giao tử
B2: Xét sự di truyền của một tính trạng và dựa vào tỉ lệ kiểu hình để tìm quy luật di truyền phù hợp
Cách giải:
- F2 thu được tỷ lệ kiểu hình 4 quả tròn: 3 quả dẹt: 1 quả dài → tạo 8 tổ hợp giao tử = 4× 2→ Bí F1 sẽ có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen (AaBb), bí tròn sẽ có kiểu gen dị hợp về một cặp gen (Aabb hoặc aaBb)
→ Một tính trạng do nhiều cặp gen quy định là hiện tượng di truyền tương tác bổ sung
Chọn C.
Câu 33:
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo được 60 phân tử AND vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 4 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1140.
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280
Phương pháp:
Áp dụng công thức tinh số phân tử DNA sau nhân đôi trong các môi trường N14, N15.
Xét từng ý của đầu bài.
Cách giải:
Gọi n là số tế bào ban đầu.
- Sau khi nhân đôi 3 lần đầu trong N14. Số phân tử chỉ chứa N14 là: n.(23 - 2) = 60 = → n = 10
- Số phân tử chỉ chứa N14 sau khi kết thúc quá trình nhân đôi là 10 ´(2 ´23 - 2) = 140
- Số phân tử DNA chỉ chưa N15 sau khi kết thúc quá trình nhân đôi là 10 ´ 27 - 140 = 1140
- Số phân tử DNA được tạo ra là 10 ´ 27 = 1280
Như vậy, cả 4 ý đều đúng.
Chọn C.
Câu 34:
Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB × aabb, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa F1 với hiệu suất 72% tạo ra các cây F1. Các cây F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen lặn chiếm tỉ lệ 30%.
II. Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội chiếm tỉ lệ 9,25%.
III. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ 43%.
IV. Tỉ lệ giao tử mang ít nhất 1 alen trội chiếm tỉ lệ 90,75%.
Phương pháp:
Cơ thể AAaaBBbb giảm phân cho giao tử với tỉ lệ \(\left( {\frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa} \right).\left( {\frac{1}{6}BB:\frac{4}{6}Bb:\frac{1}{6}bb} \right)\)
Cơ thể \({\rm{AaBb}}\) giảm phân cho giao tử với tỉ lệ \(\left( {\frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a} \right).\left( {\frac{1}{2}B:\frac{1}{2}b} \right)\)
Cách giải:
P: AABB \( \times \) aabb
F1: AaBb, đa bội hóa \({\rm{H}} = 72\% \)
Suy ra, F1: \(72\% \) AAaaBBbb: \(28\% {\rm{AaBb}}\).
Ý 1, đúng. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen lặn chiếm tỉ lệ \(72\% \times \frac{4}{6} \times \frac{1}{6} \times 2 + 28\% \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times 2 = 30\% \)
Ý 2 , sai. Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội chiếm tỉ lệ \(72\% \times \frac{1}{6} \times \frac{1}{6} + 28\% \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = 9\% \)
Ý 3 , đúng. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ \(72\% \left( {\frac{1}{6} \times \frac{1}{6} \times 2 + \frac{4}{6} \times \frac{4}{6}} \right) + 28\% \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = 43\% \)
Ý 4 , sai. Tỉ lệ giao tử mang ít nhất một alen trội \( = 1\) - giao tử không mang alen trội
\( = 1 - 72\% \times \frac{1}{6} \times \frac{1}{6} - 28\% \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{4} = 9\% \)
Chọn B.
Câu 35:
Phương pháp:
Ở chim, bướm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực và giới cái ngược với ở người.
Cách giải:
Ở chim, bướm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là XY, con đực là XX.
Chọn B.
Câu 36:
Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \frac{{AB}}{{ab}}Dd\) thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có loại cá thể mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ 42%.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có 3 tính trạng trội ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 alen trội là 52/177.
III. F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 14,75%.
IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, loại cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 20/59.
Phương pháp:
- Từ kiểu gen của P, kết quả kiểu hình lặn của F1, suy ra tần số hoán vị f.
- Từ tần số hoán vị của P, suy ra tính toán các yêu cầu của đề bài.
Cách giải:
F1: \(\frac{{ab}}{{ab}}{\rm{dd}}\) chiếm 2,25% => \(\frac{{ab}}{{ab}}\) = 0,225 : 0,25 = 0,09 = 0,3 ´ 0,3
=> f = (0,5-0,3) ´ 2= 0,4
I. tỉ lệ các kiểu gen mang 1 alen lặn:
Ta sử dụng công thức tính nhanh tỉ lệ kiểu gen 1 alen lặn cho 2 gen liên kết dị hợp 2 bên = f ´ (1- f )
1/4 ´ (0,6´0,4) + 1/2 ´ (1-0,6´0,4) = 0,4422
=> I Sai
II. Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng trội ở F1:
3/4 ´ (0,5 + 0,09) = 177/400
Tỉ lệ kiểu gen có 3 alen trội quy định 3 tính trạng trội:
1/2Dd ´ (0,3´0,3´2 \(\frac{{AB}}{{ab}}\) + 0,2´0,2´2 \(\frac{{Ab}}{{aB}}\))= 13/100
Xác suất thu được cá thể có 3 alen trội là: 13/100 : 177/400 = 52/177
=> II Đúng
III. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở F1:
1/4 dd ´ [ (2´0,2´0,3+0,2´0,2)\(\frac{{Ab}}{{\_b}}\) + (2´0,2´0,3+0,2´0,2)\(\frac{{aB}}{{a\_}}\)] + 3/4 D_ ´ 0,09 \(\frac{{ab}}{{ab}}\) = 14,75%
=> III Đúng
IV. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 1 cặp mang 3 tính trạng trội là:
1/2 Dd ´ 0,09 \(\frac{{AB}}{{AB}}\) + 1/4 DD ´ (2´0,2´0,3 \(\frac{{AB}}{{aB}}\)+ 2´0,2´0,3 \(\frac{{AB}}{{Ab}}\) ) = 21/200
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 1 cặp gen trong số các cá thể mang 3 tính trội là: 21/200 : 177/400 = 14/59
=> IV sai
Chọn D.
Câu 37:
Ở 1 loài thực vật, cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với b quy định chín muộn. Cho 1 cây thân cao, chín sớm (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 3,24% số cây thân thấp, chín muộn. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, loại cá thể có 2 alen trội chiếm tỉ lệ 47,44%.
II. Ở F1, loại cá thể có 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 23,04%.
III. Ở F1, tổng số cá thể đồng hợp hai cặp gen chiếm 26,96%.
IV. Ở F1, tổng số cá thể dị hợp một cặp gen chiếm 46,08%.
Phương pháp:
- Từ kiểu gen của P, kết quả kiểu hình lặn của F1, suy ra tần số hoán vị f.
- Từ tần số hoán vị của P, suy ra tính toán các yêu cầu của đề bài.
Cách giải:
P tự thụ phấn có kiểu hình mang hai tính trạng trội, sinh ra F1 có kiểu gen đồng hợp lặn
=> P dị hợp 2 cặp gen quy định 2 tính trạng
\(\frac{{ab}}{{ab}}\) chiếm 0,0324 = 0,18´0,18 => giao tử ab là giao tử hoán vị (0,18 < 0,25)
P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\); f = 0,36
I. Tỉ lệ cá thể có 2 alen trội ở F1 chiếm:
2´0,18´0,18 \(\frac{{AB}}{{ab}}\) + 2´0,32´0,32 \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) + 0,32´0,32 \(\frac{{Ab}}{{Ab}}\) + 0,32´0,32 \(\frac{{aB}}{{aB}}\) = 47,44%
=> I Đúng
II. Tỉ lệ cá thể có 3 alen trội chiếm:
2´0,18´0,32 \(\frac{{AB}}{{Ab}}\) + 2´0,18´0,32 \(\frac{{AB}}{{aB}}\)= 23,04%
=> II Đúng
III. Tỉ lệ cá thể đồng hợp hai cặp gen chiếm:
0,0324 \(\frac{{AB}}{{AB}}\) + 0,32´0,32\(\frac{{Ab}}{{Ab}}\)+ 0,32´0,32 \(\frac{{aB}}{{aB}}\)+ 0,0324 \(\frac{{ab}}{{ab}}\)= 26,96%
=> III Đúng
IV. Tỉ lệ cá thể dị hợp một cặp gen chiếm:
2´0,32´0,18 \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)+ 2´0,32´0,18 \(\frac{{AB}}{{ab}}\) = 23,04%
=> IV Đúng
Chọn D.
Câu 38:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn thì quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến; tính trạng hình dạng quả do 1 cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường khác quy đinh trong đó D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
II. Có tất cả 9 loại kiểu gen khác nhau quy định tính trạng màu hoa và 3 loại kiểu gen quy định hình dạng quả.
III. Nếu cho các cây hoa vàng, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì F1 không xuất hiện kiểu hình hoa đỏ, quả dài.
IV. Nếu cho các cây dị hợp về cả ba cặp gen giao phấn với nhau thì loại cây hoa tím, quả tròn ở F1 chiếm 27/64.
Phương pháp:
Nắm được các kết quả của quy luật phân ly độc lập 2 tính trạng.
Cách giải:
I. Hoa đỏ: AAbb hoặc Aabb (2 kiểu gen) ; Quả tròn: DD hoặc Dd (2 kiểu gen)
Kiểu gen hoa đỏ, quả tròn: 2´2 = 4 (kiểu gen)
I Đúng
II. Số kiểu gen quy định màu hoa: 32 = 9
Số kiểu gen quy định hình dáng quả: 31 = 3
=> II Đúng
III. P hoa vàng (aaB_) giao phối ngẫu nhiên không tạo ra F1 hoa đỏ do thiếu alen A.
=> III Đúng
IV. P: AaBbDd ´ AaBbDd
F1: 3/4 A_ ´ 3/4 B_ ´ 3/4 D_ = 27/64
=> IV Đúng
Chọn B.
Câu 39:
Ở một loài thực vật, A1 quy định hoa đỏ, A2 quy định vàng, A3 quy định hoa hồng, A4 quy định hoa trắng. Biết rằng quần thể cân bằng di truyền, các alen có tần số bằng nhau và thứ tự trội hoàn toàn của các alen là A1 >> A2 >> A3 >> A4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 cây hoa đỏ: 5 cây hoa vàng: 3 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
II. Trong quần thể, các kiểu gen dị hợp có tần số bằng nhau; các kiểu gen đồng hợp có tần số bằng nhau.
III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cây hoa hồng, hoa trắng thì trong số các cây còn lại, tần số A1 là 1/3.
IV. Nếu các kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì tỉ lệ kiểu hình ở các thế hệ tiếp theo vẫn được
duy trì ổn định như ở thế hệ P.
Phương pháp:
Xác định tỉ lệ kiểu hình của P từ alen lặn nhất.
Cách giải:
0,25 A1: 0,25 A2: 0,25 A3: 0,25 A4
A4A4: 0,25x0,25 = 1/16
A3A3, A3A4: 0,25´0,25 + 0,25´0,25´2 = 3/16
A2A2, A2A3, A2A4: 0,25´0,25 + 0,25´0,25´2 +0,25´0,25´2 = 5/16
A1A1, A1A2, A1A3, A1A4: 0,25´0,25 + 0,25´0,25´2 +0,25´0,25´2 + 0,25´0,25´2 = 7/16
I. Tỉ lệ kiểu hình 7: 5: 3: 1
=> I Đúng
II. Mỗi kiểu gen dị hợp luôn bằng 0,25´0,25´2
Mỗi kiểu gen đồng hợp luôn chiếm tỉ lệ bằng 0,25´0,25
=> II Đúng
III. Loại bỏ hoa hồng(A2A2, A2A3) và hoa trắng(A3A3) thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ chiếm
7/16 : (1 – 1/16 – 3/16) = 7/12
Tỉ lệ alen A1 trong kiểu hình hoa đỏ: (0,25´0,25 + 0,25´0,25 +0,25´0,25 + 0,25´0,25) : 7/16 = 4/7
=> Tỉ lệ alen A1 = 4/7 ´ 7/12 = 1/3
=> III Đúng
IV. Kiểu gen đồng hợp mất khả năng sinh sản nhưng có tỉ lệ bằng nhau nên tỉ lệ alen vẫn giữ nguyên, F1 giống P.
=> IV Đúng
Chọn B.
Câu 40:
Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh ở người.
Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 6 không mang alen bệnh 1, người số 8 có bố bị bệnh 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai bệnh này có thể di truyền phân li độc lập hoặc liên kết với nhau.
II. Có 8 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
III. Cặp 14-15 sinh con trai không mang alen bệnh với xác suất 49/240.
IV. Cặp 14-15 sinh con gái chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất 7/240.
Phương pháp:
- Xác định quy luật di truyền, xác định kiểu gen lần lượt các bệnh.
- Tính xác suất cần tìm
Cách giải:
- Bệnh 1: (9), (10) không bệnh sinh ra con (15) bị bệnh => lặn
Nam và Nữ đều mắc bệnh => Không phải trên NST Y.
Bố (6) không mang alen gây bệnh 1 nhưng con trai mắc bệnh 1 => gen quy định bệnh 1 nằm trên NST X
Bệnh 1 do gen lặn trên NST X quy định
- Bệnh 2: (9), (10) không bệnh sinh ra con (15) bị bệnh => lặn
Mẹ(5) bị bệnh nhưng con trai(12) không bị => không nằm trên NST X, Y
Bệnh 2 do gen lặn trên NST thường quy định
I. Hai bệnh trên 2 NST khác nhau nên không thể di truyền liên kết
=> I Sai
II. Kiểu gen xác định được: (1) XAYBb; (2) XAXaBb; (5) XAXabb; (6) XAYBb; (8)XAYBb; (9)XAXaBb; (10)
XAYBb; (12) XaYBb.
8 người chưa xác định được kiểu gen
=> II Đúng
III. (7): (1/2 XAXA : 1/2 XAXa) ´ (1/3 BB : 2/3Bb) => (3/4XA: 1/2 Xa) ´ (2/3 B: 1/3 b)
(13): (3/4 XAXA: 1/4 XAXa) ´ (2/5 BB: 3/5 Bb) => (7/8XA:1/8Xa) ´ (7/10 B: 3/10b)
(14): (XAY) ´ (1/3BB: 2/3Bb) => (1/2XA: 1/2Y) ´ (2/3B: 1/3b)
Xác suất con trai không mang alen bệnh: 7/8 ´ 1/2 ´ (7/10 ´ 2/3) = 49/240
=> III Đúng
IV. Xác suất con gái chỉ mang alen bệnh 1= 1/8´1/2´7/10´2/3 = 7/240
=> IV Đúng
Chọn D.