(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Nam Định có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Nam Định có đáp án
-
120 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Crom(VI) oxit là chất rắn màu đỏ thẫm và có tính oxi hóa mạnh. Công thức của crom(VI) oxit là
Chọn A
Câu 2:
Nhiều vụ ngộ độc rượu do trong rượu có chứa metanol. Công thức của metanol là
Chọn A
Câu 3:
Nhôm không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao vì trên bề mặt nhôm được phủ kín một lớp oxit X rất mỏng, bền và mịn không cho nước và không khí thấm qua. Công thức của X là
Chọn C
Câu 5:
Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là
Chọn D
Câu 9:
Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch chứa khí X không màu, gây ho. Khi khuếch tán vào bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa axit”. Khí X là
Chọn B
Câu 14:
Sắt(III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hiđroxit là
Chọn B
Câu 16:
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
Chọn B
Câu 19:
Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần trung hòa dung dịch Y là
nH+ = nOH- = 2nH2
→ nH2SO4 = nH+/2 = nH2 = 0,12 → V = 60 ml
Chọn A
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, glucozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân.
B. Đúng
C. Sai, xenlulozơ không bị thủy phân trong kiềm.
D. Sai, tinh bột không tráng bạc.
Chọn B
Câu 21:
Hoà tan oxit sắt từ (Fe3O4) vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dung dịch X?
X chứa Fe2+, Fe3+, H+, SO42-.
A. Đúng:
Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
B. Đúng:
Fe2+ + H+ + MnO4- → Fe3+ + Mn2+ + H2O
C. Sai, X hòa tan được Cu:
Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
D. Đúng, kết tủa gồm Fe(OH)2, Fe(OH)3. Để ngoài không khí thì khối lượng kết tủa tăng vì:
Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3
Chọn C
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sai, sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.
B. Sai, mắt xích H2N-CH2-CH2-CO- không tạo bởi α-amino axit nên chất này không thuộc loại peptit.
C. Sai, poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2
D. Đúng
Chọn D
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Sai, thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O.
C. Sai, hỗn hợp tecmit dùng để hàn gắn đường ray tàu hỏa có thành phần là Al và Fe2O3.
D. Đúng, gang chứa 2 điện cực Fe-C khi tiếp xúc với môi trường điện li (không khí ẩm) sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
Chọn D
Câu 24:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 35 gam kết tủa. Giá trị của m là
Ca(OH)2 dư nên nCO2 = nCaCO3 = 0,35
Các este đều no, đơn chức, mạch hở nên nH2O = nCO2 = 0,35
→ mH2O = 6,3 gam
Chọn D
Câu 25:
Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 60%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
Saccarozơ → (Glucozơ + Fructozơ) → 4Ag
nAg = 0,2 → nSaccarozơ phản ứng = 0,05
→ m = 0,05.342/60% = 28,5 gam
Chọn D
Câu 26:
Thủy phân hoàn toàn x mol Gly–Ala–Glu cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 3M. Giá trị của x là
Gly–Ala–Glu + 4KOH → GlyK + AlaK + GluK2 + 2H2O
nKOH = 1,2 → nGly–Ala–Glu = x = 0,3
Chọn D
Câu 27:
Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
Bảo toàn electron: nNO = nFe = 0,1 → V = 2,24 lít
Chọn B
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, tristearin ((C17H35COO)3C3H5) là chất béo no, thể rắn ở điều kiện thường.
B. Đúng, etyl fomat có thể viết dưới dạng C2H5-O-CHO nên có phản ứng tráng bạc.
C. Sai, thủy phân etyl axetat thu được ancol etylic.
D. Đúng, triolein ((C17H33COO)3C3H5) là chất béo không no nên có phản ứng được với nước brom.
Chọn C
Câu 29:
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z;
(b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?
Chất Y tác dụng với H2SO4 loãng nên Y không thể là BaSO4 → X không thể là Al2(SO4)3.
X không thể là Al(OH)3 vì lúc đó sẽ không có sản phẩm T.
Vậy hai chất thỏa mãn tính chất của X là AlCl3, Al(NO3)3
Chọn D
Câu 30:
Chia hỗn hợp gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit X thành ba phần bằng nhau. Đun nóng phần một với dung dịch NaOH dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được 30,48 gam hỗn hợp hai muối. Đốt cháy hoàn toàn phần hai cần vừa đủ 2,64 mol O2, thu được H2O và 1,86 mol CO2. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn phần ba thì cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Các muối đều 18C nên quy đổi mỗi phần thành HCOOH (a), CH2 (17a), H2 (b), C3H5(OH)3 (c) và H2O (-3c)
m muối = 68a + 14.17a + 2b = 30,48
nO2 = 0,5a + 1,5.17a + 0,5b + 3,5c = 2,64
nCO2 = a + 17a + 3c = 1,86
→ a = 0,1; b = -0,06; c = 0,02
→ nH2 làm no hỗn hợp = -b = 0,06
→ V = 1,344 lít
Chọn A
Câu 31:
Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của glixerol và etanol với đồng(II) hiđroxit theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
Bước 2: Nhỏ 2 – 3 giọt glixerol vào ống nghiệm thứ nhất, 2 – 3 giọt etanol vào ống nghiệm thứ hai. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm đã tiến hành ở trên:
(a) Sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm đều có kết tủa màu xanh của đồng(II) hiđroxit.
(b) Sau bước 2, trong cả hai ống nghiệm kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(c) Thí nghiệm trên, được dùng để phân biệt etanol và glixerol.
(d) Thay glixerol bằng propan-1,3-điol thì hiện tượng phản ứng xảy ra tương tự
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng: CuSO4 + NaOH ® Cu(OH)2 + Na2SO4
(b) Sai, chỉ C3H5(OH)3 có các OH kề nhau nên hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam
(c) Đúng, glyxerol hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam, etanol không hòa tan Cu(OH)2
(d) Sai, CH2OH-CH2-CH2OH có 2OH không kề nhau nên không hòa tan được Cu(OH)2.
Chọn B
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(b) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
(c) Khi nấu canh cua, xuất hiện gạch của nổi lên (nổi trên mặt nước) đó là hiện tượng hoá học.
(d) Do có tính sát trùng, fomon (dung dịch HCHO) được dùng để ngâm mẫu động vật.
(e) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, Ag+ là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ +1 xuống 0).
(b) Sai, đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren thu được cao su buna-S.
(c) Sai, hiện tượng đông tụ protein bởi nhiệt là hiện tượng vật lí.
(d)(e) Đúng
Chọn B
Câu 33:
Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phản ứng:
(1) Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
(2) Fe2+ + OH- + O2 + H2O → Fe(OH)3
Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 42 lần so với ngưỡng cho phép quy định là 0,30 mg/l (theo QCVN01-1:2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe3+ và Fe2+ với tỉ lệ mol Fe3+ : Fe2+ = 1 : 3. Cần tối thiểu m gam Ca(OH)2 để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 8 m³ mẫu nước trên. Giá trị của m là
(1) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
(2) 4Fe2+ + 8OH- + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
nFe2+ + nFe3+ có trong 8m³ = 0,3.42.8/56 = 1,8 mol
Fe3+ : Fe2+ = 1 : 3 → nFe3+ = 0,45 và nFe2+ = 1,35
→ nOH- = 3nFe3+ + 2nFe2+ = 4,05
→ nCa(OH)2 = 2,025 → mCa(OH)2 = 149,85 gam
Chọn D
Câu 34:
Nung 5,92 gam Mg(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 600 ml dung dịch Y có pH = 1. Giá trị của m là
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
pH = 1 → [H+] = 0,1 → nHNO3 = nH+ = 0,06
→ nNO2 = 0,06 và nO2 = 0,015
m rắn = mMg(NO3)2 – mNO2 – mO2 = 2,68 gam
Chọn A
Câu 35:
Nung nóng hỗn hợp gồm a gam Al và b gam một oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Nghiền nhỏ X, trộn đều rồi chia thành hai phần. Phần một phản ứng được tối đa với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được 0,09 mol H2. Phần hai tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ thu được dung dịch Y chỉ chứa 67,32 gam các muối trung hòa và 0,3 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 0,012 mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của b gần nhất với giá trị nào sau đây?
Phần 1: nAl ban đầu = nNaOH = 0,3
nH2 = 0,09 → nAl dư = 0,06 → nAl phản ứng = 0,24 → nO = 0,36
Phần 2: Quy đổi thành Al (0,3x), O (0,36x) và Fe (y)
m muối = 27.0,3x + 56y + 96(0,36x + 0,3) = 67,32
Bảo toàn electron: 3.0,3x + 3y = 2.0,36x + 0,3.2 + 0,012.5
→ x = 2/3; y = 0,18
Ban đầu: nO = 0,36 + 0,36x = 0,6
và nFe = y/x + y = 0,45
→ b = mFe + mO = 34,8 gam
Chọn A
Câu 36:
Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là một axit cacboxylic no, hai chức; Y, Z là hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, T là este tạo bởi X với Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 9,68 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z và T thu được 14,52 gam CO2 và 5,40 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 19,36 gam hỗn hợp M trên với 320 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 6,24 gam hỗn hợp ancol. Đun nóng 6,24 gam hỗn hợp ancol trên với H2SO4 đặc, 140°C sau phản ứng thu được 4,8 gam hỗn hợp ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Tách nước ancol tạo nH2O = (6,24 – 4,8)/18 = 0,08
→ nAncol = 0,08.2 = 0,16 → M ancol = 39
→ Ancol gồm CH3OH (0,08) và C2H5OH (0,08)
nNaOH = 0,32; nHCl (0,04) → Muối gồm NaCl (0,04) và CxH2x(COONa)2 (0,14)
Bảo toàn C → nCO2 (đốt 19,36 gam M) = 0,14(x + 2) + 0,08 + 0,08.2 = 0,33.2
→ x = 1
→ m muối = 23,06 gam
Chọn A
Câu 37:
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm x mol Cu và x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 8x mol HCl loãng.
(2) Cho hỗn hợp NaHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(3) Cho x mol Fe vào dung dịch chứa 2,5x mol AgNO3.
(4) Cho dung dịch chứa x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x mol NaHCO3.
(5) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch chứa BaCl2.
Sau khi các phản ứng kết thúc số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là
(1) Cu + Fe3O4 + 8HCl → CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O
(2) 2NaHSO4 + 2KHCO3 → Na2SO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
(3) 2nFe < nAg+ < 3nFe nên tạo 2 muối Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
(4) Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O
(5) Na2CO3 dư + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl (Có Na2CO3 dư)
Chọn C
Câu 38:
Mức phạt nồng độ cồn theo quy định của Chính phủ đối với xe máy hiện nay:
Mức phạt |
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
1 |
Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu |
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. |
Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. |
2 |
Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu |
Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. |
Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. |
3 |
Vượt quá 80 mg/100 ml máu |
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. |
Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. |
Để có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu từ đó điều chỉnh lượng rượu, bia uống. Một nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ công thức tính nồng độ cồn trong máu như sau: C = 𝟏,𝟎𝟓𝟔.𝐀/𝟏𝟎.𝐖.𝐫
Trong đó: C là nồng độ cồn trong máu (g/100ml), A là khối lượng rượu nguyên chất đã uống (g), W là trọng lượng cơ thể (kg), r là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 đối với nam giới và r = 0,6 với nữ giới), khối lượng riêng của ancol etylic là 0,79 g/ml. Nếu một người đàn ông nặng 60kg, uống 2 lon Bia (660ml Bia 5°) sau đó điều khiển xe máy thì nồng độ cồn trong 100ml máu là bao nhiêu mg và có thể bị sử phạt theo mức nào?
mC2H5OH = A = 660.5%.0,79 = 26,07
→ C = 1,056.26,07/10.60.0,7 = 0,06555 g/100ml = 65,55 mg/100 ml
Đối chiếu quy định thì nồng độ cồn này ở mức 2 (Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu)
Chọn C
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, Mg, Al. Hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch chứa (m + 47,7) gam muối. Cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 13,44 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho 3m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 7,168 lít hỗn hợp khí NO và N2 (đktc) có tỉ khối so với hidro là 14,75 dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 341,02 gam muối khan. Giá trị của m là
Quy đổi m gam X thành Mg (a), Al (b) và O (c)
→ mX = 24a + 27b + 16c = m (1)
Với HCl: m muối = 95a + 133,5b = m + 47,7 (2)
2m gam X với H2SO4, bảo toàn electron:
2(2a + 3b) = 2.2c + 0,6.2 (3)
3m gam X với HNO3 tạo nNO = 0,24; nN2 = 0,08
Bảo toàn electron: 8nNH4+ + 3nNO + 10nN2 = 2.1,5nSO2 → nNH4+ = 0,035
m muối = 148.3a + 213.3b + 0,035.80 = 341,02 (4)
(1)(2)(3)(4) → a = 0,33; b = 0,3; c = 0,48; m = 23,7
Chọn B
Câu 40:
Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O5) là các chất hữu cơ mạch hở. Trong phân tử chất F chứa đồng thời các nhóm -OH, -COO- và -COOH. Cho các chuyển hóa sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z + H2O
(3) Z + HCl → T + NaCl
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và phân tử không có nhóm -CH3; T là chất đa chức. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử chất E chứa đồng thời nhóm -OH và nhóm -COOH.
(b) Chất X hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(c) Chất Z có số nguyên tử cacbon bằng với số nguyên tử natri.
(d) Chất Y có thể tham gia được phản ứng tráng gương.
(e) 1 mol chất T tác dụng với NaHCO3 dư, thu được tối đa 1 mol khí CO2.
Số phát biểu đúng là
F chứa đồng thời các nhóm -OH, -COO- và -COOH, không chứa -CH3 và thủy phân tạo 2 chất hữu cơ nên F là:
HOOC-COO-CH2-CH2OH
E là HCOO-CH2-CH2OH; X là C2H4(OH)2; Y là HCOONa
Z là (COONa)2, T là (COOH)2
(a) Sai, E chứa -COO- và -OH.
(b) Đúng, X có 2OH kề nhau nên hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(c) Đúng, Z là C2O4Na2
(d) Đúng, Y có dạng NaO-CHO nên có tráng gương.
(e) Sai, (COOH)2 + 2NaHCO3 → (COONa)2 + 2CO2 + 2H2O
Chọn B