(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Kiên Giang có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Kiên Giang có đáp án
-
144 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có hiện tượng
Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có hiện tượng kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
Chọn B
Câu 4:
Khi đun nấu bằng than tổ ong thường sinh ra khí X không màu, không mùi, bền với nhiệt, hơi nhẹ hơn không khí và dễ gây ngộ độc đường hô hấp. Khí X là
Chọn B
Câu 6:
Dẫn CO dư qua hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm:
Khi đun nóng, CO khử được các oxit kim loại đứng sau Al → Chất rắn thu được gồm Al2O3, Fe, Cu, MgO.
Chọn D
Câu 7:
Natri đicromat là muối của axit đicromic, dung dịch có màu da cam là của ion đicromat. Công thức hóa học của natri đicromat là
Chọn C
Câu 12:
Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
Chọn D
Câu 13:
Trong số các kim loại sau: Cr, Fe, Hg, W. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất là
Chọn B
Câu 15:
Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa vì dầu hỏa không tác dụng với Na, không hút ẩm, không hòa tan O2 nên ngăn Na tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Chọn B
Câu 16:
Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch K2CO3 tạo kết tủa?
Dung dịch BaCl2 phản ứng được với dung dịch K2CO3 tạo kết tủa:
BaCl2 + K2CO3 → BaCO3 + KCl
Chọn D
Câu 18:
Cho nguyên tử X có số hiệu nguyên tử 12. Vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:
Z = 12: 1s2 2s2 2p6 3s2
→ X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA.
Chọn B
Câu 19:
Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là :
Dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời:
M(HCO3)2 + Ca(OH)2 → MCO3 + CaCO3 + 2H2O
(M: Mg, Ca)
Chọn A
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
C sai, tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.
Chọn C
Câu 22:
Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng
Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%
→ X là glucozơ
→ Y là fructozơ.
Phát biểu đúng: X có phân tử khối bằng 180.
Chọn B
Câu 23:
Đốt 2,88 gam một kim loại R trong oxi dư, sau phản ứng thu được 4,80 gam oxit. Kim loại R là
nO = (4,8 – 2,88)/16 = 0,12
Oxit dạng RxOy (0,12/y)
→ M oxit = xR + 16y = 4,8y/0,12
→ R = 24y/x
→ x = y = 1, R = 24: R là Mg
Chọn A
Câu 24:
Thủy phân este X (no, đơn chức, mạch hở) trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm ancol metylic và natri propionat. Công thức của X là
X + NaOH → CH3OH + C2H5COONa
→ X là C2H5COOCH3
Chọn B
Câu 25:
Cho 27 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 48,9 gam muối khan. Công thức phân tử amin X là
X đơn chức nên nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,6
→ MX = 45: X là C2H7N
Chọn B
Câu 26:
Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,10M. Khối lượng kết thu được sau phản ứng là :
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaSO4
nAl2(SO4)3 = 0,012 → nBa(OH)2 = 0,036
→ m↓ = mAl2(SO4)3 + mBa(OH)2 = 10,26 gam
Chọn A
Câu 27:
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Ag-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
Fe bị ăn mòn trước khi Fe là cực âm (Fe có tính khử mạnh hơn điện cực còn lại)
→ Chọn I, III và IV.
Chọn A
Câu 28:
Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch CuSO4, HCl, AgNO3, H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(II) là
Cả 4 trường hợp đều sinh ra muối Fe(II):
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
Chọn D
Câu 29:
Lên men 180 gam glucozơ ở điều kiện thích hợp, thu được ancol etylic và 35,84 lít khí cacbonic (ở đktc). Hiệu suất của phản ứng lên men glucozơ là ?
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nCO2 = 1,6 → nC6H12O6 phản ứng = 0,8
→ H = 0,8.180/180 = 80%
Chọn A
Câu 30:
Cho 0,15 mol một este X no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 10,2 gam muối và 6,9 gam một ancol. Công thức cấu tạo của X là
n muối = nAncol = nX = 0,15
M muối = 68 → Muối là HCOONa
M ancol = 46 → Ancol là C2H5OH
→ X là HCOOC2H5
Chọn D
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Số nguyên tử hiđro trong một phân tử tristearin là 110.
(b) Trùng hợp striren với buta-1,3-đien thu được cao su buna.
(c) Trong mật ong, hàm lượng fructozơ là cao nhất nên mật ong có vị rất ngọt.
(d) Phân tử valin và axit glutamic đều có mạch cacbon phân nhánh.
(e) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ.
Số phát biểu đúng là :
(a) Đúng, tristearin là (C17H35COO)3C3H5 có 110H
(b) Sai, trùng hợp striren với buta-1,3-đien thu được cao su buna-S.
(c) Đúng
(d) Sai, Val có mạch cacbon phân nhánh, Glu mạch cacbon thẳng.
(e) Đúng
Chọn B
Câu 32:
Bình “ga” sử dụng trong hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên
nC3H8 = x và nC4H10 = 2x → 44x + 58.2x = 12000
→ x = 75
Số ngày sử dụng = 67,3%(2220x + 2850.2x)/10000 = 40 ngày
Chọn C
Câu 33:
Cho 0,84 gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 0,24 mol hỗn hợp chỉ gồm 2 khí NO2 và CO2. Mặt khác, đốt cháy 0,84 gam X trong O2 dư rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Y chứa 0,03 mol NaOH và 0,045 mol KOH, thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
X gồm C (a) và S (b) → mX = 12a + 32b = 0,84
nCO2 = a → nNO2 = 0,24 – a
Bảo toàn electron: 4a + 6b = 0,24 – a
→ a = 0,03; b = 0,015
Đốt X tạo CO2 (0,03) và SO2 (0,015) ứng với 2 axit H2CO3 (0,03) và H2SO3 (0,015)
Dễ thấy nH+ = 0,03.2 + 0,015.2 > nOH- = 0,03 + 0,045 = 0,075 nên OH- hết → nH2O = 0,075
Bảo toàn khối lượng:
0,03.62 + 0,015.82 + 0,03.40 + 0,045.56 = m chất tan + 0,075.18
→ m chất tan = 5,46 gam
Chọn D
Câu 34:
Cho m gam bột Fe vào 100ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,2M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,185 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
nAgNO3 = 0,03; nCu(NO3)2 = 0,02 → nNO3- = 0,07
nZn = 0,049 > nNO3-/2 = 0,035 nên Y chỉ chứa Zn(NO3)2 (0,035)
Bảo toàn kim loại:
m + 0,03.108 + 0,02.64 + 3,185 = 3,84 + 3,895 + 0,035.65
→ m = 2,305 gam
Chọn B
Câu 35:
Tiến hành điện phân 200ml hỗn hợp dung dịch X gồm CuSO4 1,00M và HCl 0,75M (với điện cực trơ, hiệu suất 100%, dòng điện có cường độ không đổi), sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 14,95 gam bột Zn vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khí sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là ?
nCuSO4 = 0,2; nHCl = 0,15
Nếu Cl- hết thì chất thoát ra gồm Cu (0,075) và Cl2 (0,075) → m giảm = 10,125
Nếu Cu2+ hết thì chất thoát ra gồm Cu (0,2), Cl2 (0,075) và O2 (0,0625) → m giảm = 20,125
Thực tế m giảm = 14,125 trong khoảng trên → Cl- hết, Cu chưa hết.
Chất thoát ra gồm Cu (x), Cl2 (0,075) và O2 (0,5x – 0,0375)
→ m giảm = 64x + 0,075.71 + 32(0,5x – 0,0375) = 14,125 → x = 0,125
Y chứa Cu2+ dư (0,075), SO42- (0,2) và H+ (0,25)
nZn = 0,23 → Tạo ZnSO4 (0,2) và chất rắn gồm Cu (0,075), Zn dư (0,03)
→ m rắn = 6,75 gam
Chọn D
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn 215,5 gam hỗn hợp X chứa ba chất béo thu được 607,2 gam CO2 và 233,1 gam H2O. Hiđro hoá hoàn toàn 215,5 gam X bằng một lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH dư, thu được x gam muối. Giá trị của x là
nCO2 = 13,8; nH2O = 12,95
→ nX = nO/6 = (mX – mC – mH)/96 = 0,25
nX = [nCO2 – (nH2O + nH2)]/2 → nH2 = 0,35
m muối = (215,5 + 0,35.2) + 40.3.0,25 – 92.0,25 = 223,2 gam
Chọn C
Câu 37:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 4,56 gam Cr2O3; 2,88 gam FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng).
Phần 2 phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít H2 (ở đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã tham gia phản ứng là
½ hỗn hợp X gồm Cr2O3 (0,015), FeO (0,02) và Al (x)
Phần 1: nAl = x = nNaOH = 0,04
Phần 2: nCr2O3 phản ứng = y, nFeO phản ứng = z
Bảo toàn electron: 2y + 0,05.2 = 0,04.3 → y = 0,01
→ %Cr2O3 phản ứng = y/0,015 = 66,67%
Chọn B
Câu 38:
Cho X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở; Z là este tạo từ X và Y với etilen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 35,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O2 thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, cho 35,4 gam E tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
Este = 2Axit + C2H4(OH)2 – 2H2O
Quy đổi E thành CnH2nO2 (a); C2H4(OH)2 (b); H2O (-2b)
mE = a(14n + 32) + 62b – 18.2b = 35,4
nCO2 = na + 2b = 1,4
nH2O = na + 3b – 2b = 1,3
→ na = 1,2; a = 0,5 và b = 0,1
→ n = 2,4
Chất rắn gồm CnH2n-1O2- (0,5 mol), Na+ (0,4), K+ (0,2). Bảo toàn điện tích → nOH- dư = 0,1
→ m rắn = 51
Chọn B
Câu 39:
Thực hiện các phản ứng đối với chất hữu cơ X (C6H8O4, chứa hai chức este, mạch hở) và các sản phẩm X (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng) dưới đây:
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(2) 2X1 + H2SO4 (loãng) → 2X4 + Na2SO4
(3) 2X3 + O2 → 2X4
(4) 2X2 + H2SO4 (loãng) → 2X5 + Na2SO4.
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi cho a mol X5 tác dụng với Na dư thu được a mol H2.
(b) Chất X3 tham gia được phản ứng tráng bạc.
(c) Khối lượng mol của X1 là 68 gam/mol.
(d) Có 1 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
(e) X3 có thể điều chế từ axetilen.
Số phát biểu đúng là
(2)(4) → Mỗi chất X1, X2 có 1Na
(2)(3) → X1 và X3 cùng C
(3) → X3 có chức anđehit.
X là CH3-COO-CH2-COO-CH=CH2
X1 là CH3COONa; X2 là HO-CH2-COONa; X3 là CH3CHO.
X4 là CH3COOH; X5 là HO-CH2-COOH
(a) Đúng: HO-CH2-COOH + 2Na → NaO-CH2-COONa + H2
(b) Đúng
(c) Sai, MX1 = 82
(d) Đúng
(e) Đúng: CH≡CH + H2O → CH3CHO
Chọn C
Câu 40:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít H2 (ở đktc) và dung dịch chứa a gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 0,6 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y và 3,136 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Giá trị của a là
nNaOH = 0,5 và nFe(OH)3 = 0,1
nOH- = 3nFe(OH)3 + nH+ dư → nH+ dư = 0,2
Dung dịch Y chứa SO42- (0,6 – 0,14 = 0,46), H+ dư (0,2), bảo toàn điện tích → nFe3+ = 0,24
Quy đổi X thành Fe (0,24) và O.
Bảo toàn electron: 3nFe = 2nO + 2nSO2 → nO = 0,22
Với HCl:
nH2O = nO = 0,22
Bảo toàn H → nHCl = 2nH2O + 2nH2 = 0,5
→ m muối = a = mFe + mCl = 31,19 gam
Chọn D