16 Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch Sử mới nhất có đáp án (Đề số 16)
-
3601 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện các cuộc cách mạng nào?
Chọn đáp án C.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định đường lối của cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cách mạng + thổ địa cách mạng -> tiến tới xã hội cộng sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa).
Câu 2:
Tên gọi của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh là gì?
Chọn đáp án B.
Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh có tên là các Hội cứu quốc.
Câu 3:
Cuộc vận động yêu nước đầu thế kỷ XX chưa diễn đến sự bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản ở Việt Nam vì
Chọn đáp án B.
Muốn bộc lộ một cuộc cách mạng tư sản thực sự cần có phải có giai cấp tư sản đông đảo có thực về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, giai cấp tư sản ở Việt Nam do tầm nhìn hạn chế và những trở lực không thể vượt qua nên cuối cùng cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đã thất bại (sgk 11 trang 156) => Những cố gắng đáng khâm phục của họ chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta.
Câu 4:
Thắng lợi nào đánh dấu trên thực tế nhân dân Việt Nam đã giành được các quyền dân tộc cơ bản?
Chọn đáp án B.
Trong Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam đã buộc Mĩ và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó Mĩ vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn Mĩ ở miền Nam, tiếp tục viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Đến khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 thành công mới đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn, thực tế nhân dân ta đã giành được các quyền dân tộc cơ bản.
Câu 5:
Phong trào đấu tranh nào thuộc khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trước Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Chọn đáp án A.
Phong trào dân tộc chủ nghĩa là phong trào đấu tranh thuộc khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam do những sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng “Duy tân” tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới. Phong trào này không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng.
Câu 6:
Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Mỹ là một bộ phận của chiến lược
Chọn đáp án D.
- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được thực hiện từ 1969 đến 1973.
- Trong khi đó, chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai cảu đế quốc Mĩ được tiến hành trong năm 1972
=> Chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai là một bộ phận của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973)
Câu 7:
Thế kỷ XX trở thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân vì
Chọn đáp án D.
- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, giải phóng dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức “thời đại giải phóng dân tộc”, thúc đẩy phong trào đấu chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập ở các nước thuộc địa.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, trong những điều kiện lịch sử mới, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở Á, Phi, Mĩ Latinh
- Trong nửa sau thế kỉ XX, các nước thuộc địa và phu thuộc ở Á, Phi và Mĩ Latinh đã giành được độc lập, hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc Aphacthai bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi đó làm cho thế kỉ XX trở thành “thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân".
Câu 8:
Đâu không phải là lý do Tây Ban Nha liên minh với Pháp để xâm lược Việt Nam năm 1858?
Chọn đáp án C.
Tây Ban Nha liên minh với Pháp để xâm lược Việt Nam xuất phát từ lí do sau:
- Ảnh hưởng của hoàng hậu Eugénie, lòng ái mộ đối với các giám mục, nhưng sau đó có một giám mục tên là Meichior bị xử tử ở Bắc Kì.
- Chính sách cấm đạo giết đạo của triều Nguyễn đã tàn sát nhiều giám mục Tây Ban Nha tại Việt Nam.
- Lợi ích từ việc xâm lược Bắc Kì: tài nguyên, cảng biển, nhân lực, thị trường.
=> Dùng phương pháp loại trừ có thể thấy, Tây Ban Nha liên minh với Pháp để xâm lược Việt Nam không phải vì muốn giúp Pháp mở rộng hệ thống thị trường, thuộc địa.
Câu 9:
Cơ quan ngôn luận của tổ chức An Nam Cộng Sản Đảng là tờ báo
Chọn đáp án D.
Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của An Nam Cộng sản đảng
Câu 10:
Cách mạng Tháng Hai năm 1917 bùng nổ khi nước Nga
Chọn đáp án B.
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 diễn ra khi Nga vẫn còn tham gia chiến tranh đế quốc.
- Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, Lê-nin đã kí với Đức Hòa ước Brét Litốp (3-3-1918) (sgk 11 trang 35) để rút khỏi chiến tranh đế quốc.
Câu 11:
Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1950 là
Chọn đáp án B.
- Đáp án A: Đặc điểm chính sách đối ngoại của Tây Âu.
- Đáp án B:
+ Từ năm 1945 đến năm 1950, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ.
+ Từ những năm 50 trở đi:
/ Nhật Bản vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và ASEAN.
/ Các nước Tây Âu đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Anh liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.
- Đáp án C, D: đặc trưng chính sách đối ngoại của Nhật từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.
Câu 12:
Kế hoạch Mácsan của Mỹ (1947) đã tác động đến nền kinh tế các nước Tây Âu như thế nào?
Chọn đáp án A.
Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt.
Câu 13:
“Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Nội dung trên được trích dẫn từ tư liệu nào?
Chọn đáp án D.
Đoạn trên được trích trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 14:
Căn cứ vào tiêu chí nào để khẳng định phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam mang tính dân tộc?
Chọn đáp án D.
Phong trào 1936 – 1939 không chỉ mang tính dân tộc điển hình mà còn mang tính dân tộc sâu sắc. Phong trào 1936 - 1939 là là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
Câu 15:
Trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
Chọn đáp án A.
- Tại Hội nghị phổ biến kế hoạch Đông - Xuân 1953-1954 do Bộ Tổng Tham mưu triệu tập ở Định Hoá, Thái Nguyên (từ ngày 19 đến 23-11-1953), Đại tướng Võ Nguyên Giáp quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng chiến lược và tư tưởng chỉ đạo tác chiến.
- Giữa lúc Hội nghị đang họp, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (20-11-1953). Đây là một tình huống mới xuất hiện, nhưng không nằm ngoài dự kiến của của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy với kế sách điều địch để đánh địch, phân tán khối cơ động chiến lược của địch.
=> Thực tế trong các cuộc tiến công đông - xuân 1953 – 1954 ta đã thực hiện đúng chủ trương này.
Câu 16:
Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam trong 2 năm 1975 - 1976 và nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định
Chọn đáp án B.
Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Chủ trương này được đề ra trên cơ sở nhận định đúng đắn tình hình cách mạng nước ta, trong hoàn cảnh so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.
Câu 17:
“Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), là hai câu thơ nói về sự kiện
Chọn đáp án D.
Câu thơ trên của nhà thơ Tố Hữu nói về sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước, ba mươi năm chân không mỏi tính từ năm 1911 đến năm 1941.
Câu 18:
Tác phẩm đầu tiên vạch ra các vấn đề về chiến lược và sách lược của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
Chọn đáp án A.
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện được xuất bản thành tác phẩm “Đường Kách Mệnh” với nội dung: Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng "giải phóng dân tộc”, lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách mạng là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần "chủ động", "tự cường", được cho là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì "cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng".
=> Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh.
Câu 19:
Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có thêm thuận lợi mới là
Chọn đáp án D.
Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm thuận lợi mới là các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. Cụ thể:
- Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt quan hệ ngoại giao với ta.
- Ngày 30-1-1950 và trong vòng 1 tháng sau đó, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 20:
Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) ký giữa chính phủ Việt Nam với thực dân Pháp là một bước “thụt lùi tạm thời” so với tuyên ngôn độc lập 1945 vì
Chọn đáp án B.
- Trong “Tuyên ngôn độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
- Trong khi đó, Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) lại chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do -> là bước thụt lùi so với Tuyên ngôn độc lập.
Câu 21:
Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong thế kỷ XX giống nhau cơ bản về
Chọn đáp án A.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Anh, Pháp) và đế quốc “già” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) về vấn đè thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng không giải quyết triệt để vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại giữa các nước đế quốc. Tiếp đó, một cuộc chiến tranh thế giới mới lại tiếp tục nổ ta đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
=> Nguyên nhân sâu xa chung của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
Câu 22:
Cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam đều
Chọn đáp án A.
- Đáp án A: Cả Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đều tiến hành cải cách, đổi mới khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng kéo dài:
+ Trung Quốc: khủng hoảng từ năm 1959 đến 1978 => tháng 12-1978, tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa.
+ Liên Xô: khủng hoảnh từ năm 1973 => 1983 mới tiến hành công cải tổ.
+ Việt Nam: khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội từ 1976 đến 1985 -> Tháng 12/1986, bắt đầu đưa ra và thực hiên đường lối đổi mới.
- Đáp án B: đúng với Liên Xô.
- Đáp án C, D: đúng với Trung Quốc, Việt Nam.
Câu 23:
Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam Việt Nam trong
Chọn đáp án C.
Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” - “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965)
Câu 24:
Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước Mỹ Latinh vì
Chọn đáp án A.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.
- Ngày 1-1-11959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.
=> Phong trào cách mạng ở Cuba là quốc gia đầu tiên trong khu vực lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ, được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh => ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia khác trong khu vực.
Câu 25:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (từ 12 - 1946 đến 2 - 1947) của quân dân Việt Nam có mục đích bao trùm là
Chọn đáp án B.
Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến => Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài - Nhiệm vụ bao trùm nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
Câu 26:
Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và gian khó vì
Chọn đáp án C.
Trong quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), do thời gian giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á có sự khác nhau, thậm chí phải cầm súng chiến đấu chống sự trả lại xâm lược của các nước Tây Âu rồi chủ nghĩa thực dân mới nên quá trình này diễn ra lâu dài và đầy gian khó. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mới có thể phát triển từ “ASEAN 6” lên “ASEAN 10”, mở ra chương mới cho lịch sử khu vực Đông Nam Á.
Câu 27:
So với luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương, nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 - 1941 có điểm mới là
Chọn đáp án C.
Sgk 12 trang 108-109: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941) xác định sau khi đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chính quyền nhà nước của toàn dân tộc). Đây là điểm mới của Hội nghị này so với Luận cương chính trị (1930).
Câu 28:
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) bộc lộ mâu thuẫn giữa
Chọn đáp án C.
Mỹ đưa quân vào miền Nam nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, cuộc chiến tranh này được đề ra trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Tiêu biểu là:
- Mâu thuẫn giữa mục đích muốn giấu mặt trá hình để áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới (Mục đích) nhưng buộc phải tiến hành chiến tranh bằng quân viễn chinh của Mỹ nên chúng nhanh chóng bị lộ mặt (Biện pháp)
- Mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng phải xây dựng cho được chính quyền, quân đội tay sai bản xứ làm chỗ dựa và là công cụ xâm lược của Mỹ nhằm áp đặt cho được chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
=> Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bộc lộ mâu thuẫn giữa mục đích chính trị và biện pháp xâm lược.
Câu 29:
Trong chiến dịch Tây Nguyên, quân đội Việt Nam sử dụng nghệ thuật quân sự nào?
Chọn đáp án C.
Bước vào mùa Xuân năm 1975, ta chọn Nam Tây Nguyên làm hướng đột phá chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Chiến dịch được mở ra với ý định ban đầu là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên, trước hết là thị xã có ý nghĩa chiến lược Buôn Ma Thuột. Buôn Ma Thuột là điểm đột phá chiến lược mở đầu cho chiến dịch Tây Nguyên. Đây là nơi không có một vị trí quân sự mạnh như Plâyku, không phải là đầu não quân sự ở Tây Nguyên nhưng lại là trung tâm chính trị, văn hóa của Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, hiểm yếu.
=> Trong chiến dịch Tây Nguyên, đảng ta đã sử dụng nghệ thuậân sự chọn điểm đột phá, làm nên thành công nhanh chóng của chiến dịch này.
Câu 30:
Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là
Chọn đáp án D.
- (sgk 12 trang 147): Trong đông - xuân 1953 - 1954, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng đề ra phương hướng chiến lược là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch”.
- (sgk 12 trang 150): Bộ chính trị Trung ương đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là nơi tập trung binh lực lớn nhất của địch (lúc cao nhất lên đến 1620 quân) để kết thúc chiến tranh.
Câu 31:
Hội nghị nào đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về mặt nhà nước?
Chọn đáp án A.
Hội nghị lần thứ 24 ban chấp hành trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 32:
Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ”. Trích sách giáo khoa Lịch sử 12 NXB Giáo dục Việt Nam Nam H.2015. Tr 215
Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?
Chọn đáp án A.
“Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ” đã thể hiện sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường sự trao đổi thương mại, tính phụ thuộc và mối quan hệ chặt chẽ của nền kinh tế Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới
Câu 33:
Việc Mỹ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5 - 1959) là mốc mở đầu cho
Chọn đáp án D.
Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 34:
Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Chọn đáp án C.
Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
* Sự biến đổi về mặt chính trị:
- Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949).
- Sự xuất hiện nhà nước tại bán đảo Triều Tiên:
+ Phía Nam: Đại Hàn Dân Quốc (8 – 1948).
+ Phía Bắc: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 – 1948).
* Sự biến đổi về mặt kinh tế: Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.
- Hiện nay, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có ba, đó là: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
- Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
- Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
- Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước.
=> Loại trừ đáp án: C
Câu 35:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Cần Vương ở Việt Nam là
Chọn đáp án B.
Đối với thực dân Pháp, việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đã chấm dứt giai đoạn xâm lược ngót 30 năm. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới. Thực dân Pháp mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn các địa phương ở xứ Bắc và Trung Kỳ chúng chưa thể nắm được. Vì thế, thực dân Pháp còn phải trải qua giai đoạn 12 năm mà chúng gọi là giai đoạn bình định, đàn áp các phong trào vũ trang cuối cùng.
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, có thể bùng nổ phong trào đáu tranh bất cứ lúc nào.
=> Khi chiều Cần Vương được ban ra (13-7-1885), nhân dân đã ngay lập tức hướng ửng => tạo thành phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi, liên tục kéo dài trong 10 năm mới chấm dứt.
Câu 36:
Một điểm khác nhau giữa các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ tiến hành trong quá trình xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) là
Chọn đáp án D.
Về thủ đoạn đặc trưng của các chiến lược chiến tranh đế quốc Mỹ tiến hành trong quá trình xâm lược Việt Nam (1954 -1975)
- Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965): Dồn dân lập ấp chiến lược
- Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968): Phản công “tìm diệt” và “bình định”, ….
- Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973):
+ Chia rẽ khối đoàn kết Việt Nam và Lào Campuchia.
+ Hòa hoãn, thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc
Câu 37:
Trong đường lối đổi mới của Việt Nam, Đảng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm
Chọn đáp án C.
Trong đường lối đổi mới của Việt Nam, Đảng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần, nhân dân sẽ được phát huy quyền làm chủ kinh tế, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động và gia tăng sản phẩm xã hội.
Câu 38:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập ngay Đảng Cộng sản Việt Nam vì
Chọn đáp án A.
- Muốn thành lập Đảng cộng sản phải có những điều kiện sau:
+ Chủ nghĩa Mác- Lê-nin được truyền bá sâu rộng (yếu tố tư tưởng, lý luận).
+ Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ
- Nhưng đến năm 1925 những yếu tố trên chưa hội tụ đầy đủ:
+ Hạt giống đỏ chủ nghĩa Mác- Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tự phát.
- Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, chứ không phải thành lập 1 Đảng cộng sản. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong công cuộc tuyên truyền và vận động cách mạng.
Câu 39:
Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là
Chọn đáp án C.
Sau chiến tranh lạnh, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này ngày càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố. Cuộc khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 ở Mĩ gây ra những tác hại to lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới. Thêm vào đó, những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng nhanh chóng
Câu 40:
Yếu tố tác động đến mức độ giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1945 là
Chọn đáp án B.
Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh đã tạo ra thời cơ “ngàn năm có một” cho các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đủ điều kiện để nắm bắt ngay thời cơ, chỉ có Inđônêxia, Việt Nam, Lào do có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong thời gian dài, trong đó có sự chuẩn bị về lực lượng (ở Việt Nam là 15 năm) nên đã giành độc lập ngay trong năm 1945, các quốc gia còn lại mới giải phóng được một phần hoặc phần lớn lãnh thổ.