Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 287

Những chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của

A. chủ nghĩa thực dân mới 

Đáp án chính xác

B. chủ nghĩa thực dân cũ

C. sự đồng hóa dân tộc 

D. sự nô dịch văn hóa 

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: A

Giải thích: Mục…2….Trang…30…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là

Xem đáp án » 23/12/2021 982

Câu 2:

Năm 1823, Mĩ đã đưa ra học thuyết gì đối với khu vực Mĩ Latinh?

Xem đáp án » 23/12/2021 607

Câu 3:

Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là

Xem đáp án » 23/12/2021 582

Câu 4:

Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau khi

Xem đáp án » 23/12/2021 578

Câu 5:

Cuộc khởi nghĩa của Ápđen Cađe ở Angiêri (1830 – 1847) nhằm chống lại kẻ thù nào?

Xem đáp án » 23/12/2021 562

Câu 6:

Chính sách thống trị nổi bật của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Mĩ Latinh là

Xem đáp án » 23/12/2021 560

Câu 7:

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?

Xem đáp án » 23/12/2021 550

Câu 8:

Mục đích của Mĩ trong việc đề xướng học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” ở thế kỉ XIX là

Xem đáp án » 23/12/2021 490

Câu 9:

Tổ chức nào sau đây được thành lập vào năm 1889 dưới sự chỉ huy của chính quyền Oa-sinh-tơn?

Xem đáp án » 23/12/2021 450

Câu 10:

Học thuyết mà Mĩ đưa ra đối với khu vực Mĩ Latinh năm 1823 có tên gọi là

Xem đáp án » 23/12/2021 421

Câu 11:

Tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” đã

Xem đáp án » 23/12/2021 417

Câu 12:

Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” được Mĩ đề xướng vào thời gian nào?

Xem đáp án » 23/12/2021 410

Câu 13:

Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là

Xem đáp án » 23/12/2021 399

Câu 14:

Người đứng đầu tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” là

Xem đáp án » 23/12/2021 391

Câu 15:

Khu vực Mĩ Latinh bao gồm

Xem đáp án » 23/12/2021 373

LÝ THUYẾT

1. Châu Phi

a. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân tại châu Phi

- Cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước phương Tây ở châu Phi cơ bản hoàn thành.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi đầu thế kỉ XX

b. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

* Nguyên nhân: ách nô dịch tàn bạo của thực dân phương Tây => mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi và các nước thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc.

* Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe ở An-giê-ri (1830 - 1847).

- Khởi nghĩa của Mu-ha-mét Át-mét ở Xu Đăng (1882 – 1898).

* Kết quả: hầu hết thất bại (trừ E-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a).

* Nguyên nhân thất bại: trình độ tổ chức thấp, trình độ chênh lệch.

2. Khu vực Mĩ Latinh

a. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

* Nguyên nhân:

- Từ thế kỉ XVI, XVII – đa số các nước Mĩ Latinh bị biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ách thống trị hà khắc, phản động và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đã khiến cho đời sống của nhân dân Mĩ latinh ngày càng cơ cực => nhiều phong trào đấu tranh đã diễn ra.

* Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc đấu tranh của nhân dân Haiti (1791 – 1804).

+ Những năm đầu của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh phát triển mạnh, đưa tới sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập: Áchentina (1816), Mêhicô (1821), Côlômbia (1830),...

→ Đầu thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Mĩ Latinh thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX

b. Chính sách bành trướng của Mĩ ở Mĩ latinh

* Mục đích: Biến Mĩ Latinh trở thành “sân sau” của Mĩ.

* Thủ đoạn bành trướng:

- Sử dụng sức mạnh chính trị - ngoại giao để khống chế các nước Mĩ Latinh.

+ Đưa ra “Học thuyết Mơnrô” – “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823).

+ Thành lập Tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”.

+ Thực hiện Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng Đôla”.

- Sử dụng sức mạnh quân sự để xâm chiếm đất đai:

+ Năm 1898, gây chiến tranh để chiếm Cuba, Puéctô Ricô,...

+ Can thiệp vũ trang, xâm lược Đôminicana (1905), Mêhicô (1914 – 1916),...

⇒ Nhân dân Mĩ Latinh tiếp tục phái đấu tranh chống chính sách bành trướng của Mĩ.