Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Tuyển tập 30 đề thi THPT quốc gia môn Vật lý năm 2022 (Đề 11)

  • 5342 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong dao động điều hòa của một vật thì vận tốc và li độ biến thiên theo thời gian sẽ

Xem đáp án

Đáp án C

Trong dao động điều hòa thì li độ và vận tốc biến thiên theo thời gian sẽ vuông pha nhau.

Lưu ý:

Tìm hiểu mối quan hệ về pha dao động của các đại lượng x, v, a trong dao động điều hòa:

+ x vuông pha với v (v sớm pha hơn x một góc π2).

+ a vuông pha với v (a sớm pha hơn v một góc π2).

+ a ngược pha với x ( a sớm pha hơn x một góc π).

Trong dao động điều hòa của một vật thì vận tốc và li độ biến thiên theo (ảnh 1)


Câu 2:

Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng

Xem đáp án

Đáp án D

Tai người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng từ 0 dB đến 130 dB.


Câu 3:

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có cường độ i=4cos2πtTA T>0. Đại lượng T được gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương trình i=4cosωt(A), đại lượng ω=2πT nên T là chu kì của dòng điện.


Câu 4:

Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi

Xem đáp án

Đáp án C

Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn.


Câu 5:

Trong hạt nhân nguyên tử 614C có

Xem đáp án

Đáp án C

Trong hạt nhân nguyên tử có 6 prôtôn và số nơtrôn N = A – Z = 14 – 6 = 8 (hạt).


Câu 6:

Xét các hiện tượng sau của ánh sáng: 1 – Phản xạ; 2 – Khúc xạ; 3 – Giao thoa; 4 – Tán sắc; 5 – Quang điện; 6 – Quang dẫn.

Bản chất sóng của ánh sáng có thể giải thích được các hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án C

Bản chất sóng của ánh sáng có thể giải thích được các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa, tán sắc.


Câu 8:

Biết 1u = 1,66058.10-27 (kg), khối lượng của He = 4,0015u. Số nguyên tử trong 1 mg khí He là

Xem đáp án

Đáp án D

N=1064,0015.1,66058.1027=1,5625.1020 (nguyên tử).


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào nđỏ < ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím.

Bài toán liên quan đến nguyên nhân hiện tượng tán sắc ánh sáng

− Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt: n=cv=cTvT=λλ' (λλ là bước sóng trong chân không và trong môi trường đó).

− Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

− Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc là do chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím:

nđỏ < ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím.

− Hiện tượng tán sắc chỉ xảy ra khi chùm sáng phức tạp bị khúc xạ (chiếu xiên) qua mặt phần cách hai môi trường có chiết suất khác nhau:

− Tia đỏ lệch ít nhất (góc lệch nhỏ nhất, góc khúc xạ lớn nhất) và tia tím lệch nhiều nhất (góc lệch lớn nhất, góc khúc xạ nhỏ nhất).


Câu 10:

Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn

Xem đáp án

Đáp án C

Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha nhau.


Câu 12:

Đoạn mạch xoay chiều có điện áp hai đầu u=100cos100πt+π2V và dòng điện xoay chiều qua mạch i=2cos100πt+π6A. Công suất tiêu thụ của mạch điện.

Xem đáp án

Đáp án C

Độ lệch pha giữa u và i: φ=φuφi=π2π6=π3rad

Công suất tiêu thụ của mạch điện: P=UIcosφ=1002.22.cosπ3=50W


Câu 13:

Cho các tia phóng xạ: α (tia alpha); β- (tia bêta trừ); β+ (tia bêta cộng); γ (tia gamma). Tia nào có bản chất là sóng điện từ?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các tia thì tia γ có bản chất là sóng điện từ.


Câu 14:

Vận tốc của 1 electron tăng tốc qua hiệu điện thế 105 V là

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: eU=Wd=m0c211v2c2v=1,6.108m/s


Câu 15:

Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động 12V và có điện trở trong rất nhỏ, có điện trở ở mạch ngoài là R1 = 3Ω, R2 = 4Ω và R3 = 5Ω. Công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và công suất tỏa nhiệt ở điện trở R2 lần lượt là

Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động 12V (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có:

R=R1+R2+R2=12ΩI=ξR+r=1212+0=1AAng=ξIt=12.1.10.60=7200JPR2=I2R2=12.4=4W

Công thức tính trong đoạn mạch có dòng điện không đổi

− Định luật Ôm đối với mạch kín: I=ξRN+rA.

− Hiệu điện thế mạch ngoài: UN=I.RN=ξI.r V.

− Công suất tiêu thụ mạch ngoài: PN=UI=I2.RN=U2RN W.

− Công suất tiêu thụ nguồn: P=ξI W.

− Công sản sinh trên mạch ngoài: A=PN.t=UIt J.

− Công sản sinh trên nguồn: Ang=Pt=ξIt J.


Câu 17:

Chất có thể cho quang phổ hấp thụ đám là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 19:

Một mạch điện xoay chiều RLC có UR=10V; UL=10V; UC=34V. Điện áp hai đầu đoạn mạch là

Xem đáp án

Đáp án A

Điện áp hai đầu đoạn mạch: U=UR2+ULUC2=102+10342=26V


Câu 20:

Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khi thế năng bằng n lần động năng thì li độ của vật

Xem đáp án

Đáp án A

Theo đề, thế năng bằng n lần động năng: Wt=nWđWđ=Wtn

Cơ năng của vật dao động: 12kA2=1+1n12kx2x=±A1+1n


Câu 22:

Chọn phương án đúng

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 23:

Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u=acos20πtcm với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: T=2π20π=0,1s → vận tốc truyền sóng: v=λT=10λ

Trong thời gian 2s, sóng truyền được quãng đường là: s=vt=10λ.2=20λ.


Câu 25:

Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 60 m. Khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80 m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có λ=c.T=c.2πLCλ~C. Do đó khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn cảm L thì

1C=1C1+1C21λ2=1λ12+1λ22λ=λ1λ2λ12+λ22=48 m

Bài toán liên quan đến tính bước sóng máy thu

− Bước sóng: λ=v.T=v.2πLCλ~L~C.

− Ghép n tụ song song: Cb=C1+C2+...+Cnλ2=λ12+λ22+...

− Ghép n tụ nối tiếp: 1Cb=1C1+1C2+...+1Cn1λ2=1λ12+1λ22+...


Câu 26:

Xác định vectơ cường độ điện trường tại M trong không khí cách điện tích điểm q = 2.10-8 C một khoảng 3 cm.

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có q > 0 nên vectơ E có gốc đặt tại M, chiều đi ra xa điện tích q

Độ lớn: E=kqεr2=9.109.2.1081.0,032=2.105V/m.

Cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra:

EM có phương nằm trên đường thẳng nối điện tích điểm Q với điểm M, chiều đi ra nếu Q dương, có chiều đi vào nếu Q âm.

− Độ lớn EM=kQεrM2.


Câu 27:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì 0,4 s. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dài 44 cm. Lấy g = π2 (m/s2). Chiều dài tự nhiên của lò xo là

Xem đáp án

Đáp án B

Tốc độ góc: ω=2πT=2π0,4=5π rad/s.

Độ giãn lò xo tại vị trí cân bằng: Δl0=mgk=gω2=π25π2=0,04m=4cm.

Khi vật ở vị trí cân bằng, chiều dài của lò xo: l=l0+Δl0l0=lΔl0=444=40cm


Câu 30:

Một lò xo nhẹ có đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật nặng. Tại vị trí cân bằng, lò xo dãn 4 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Kéo vật (theo phương thẳng đứng) xuống dưới vị trí cân bằng 2 cm rồi buông nhẹ. Độ lớn gia tốc của vật lúc vừa buông ra là

Xem đáp án

Đáp án A

Độ biến dạng ở vị trí cân bằng: Δl0=mgk=gω2ω2=gΔl0

Khi kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng 2 cm rồi thả nhẹ (v = 0) thì vị trí đó là biên độ A=2cm và gia tốc tại vị trí này cực đại: amax=ω2A=gΔl0A=9,80,04.0,02=4,9m/s2

Lưu ý:

Đối với con lắc lò xo thẳng đứng cần chú ý độ biến dạng ở vị trí cân bằng: Δl0=mgk=gω2.

Từ công thức độ biến dạng của lò xo xác định được tần số góc ω

→ Chu kì của con lắc: T=2πω.

→ Vận tốc cực đại: vmax=ωA.

→ Gia tốc cực đại: amax=ω2A.


Câu 31:

Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u=acos20πt(cm) với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

Xem đáp án

Đáp án D

Chu kì dao động của sóng là: T=2πω=2π20π=0,1s.

Ta có: 2 s = 20 T. Trong 1T chu kì sóng truyền được là 1λ → 20T truyền được 20λ.


Câu 32:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=4cos2π3tcm. Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = -2 cm lần thứ 2011 tại thời điểm

Xem đáp án

Đáp án C

Lúc t = 0, x0 = 4cm, v0 = 0. Khi vật đi qua x = -2 cm tức là chất điểm chuyển động tròn đều qua vị trí M1 và M2.

Khi quay hết 1 vòng (1 chu kì) thì qua vị trí x = -2 cm là 2 lần.

Qua lần thứ 2011 là phải quay được 1005 vòng rồi đi từ M0 đến M1

Góc quét: Δφ=1005.2π+2π3Δt=Δφω=3016 s

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình (ảnh 1)


Câu 33:

Bắn hạt α vào hạt nhân 714N đứng yên có phản ứng: 714N + 24α  817O + p. Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ số tốc độ của hạt nhân ôxi và tốc độ hạt α là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có:

mαvα+mpvpvO=vp=mαmα+mpvα=417+1vα=29vα

Quan hệ vectơ vận tốc

Nếu cho vC=avDvC=avA thay trực tiếp vào định luật bảo toàn động lượng mAvA=mCvC+mDvD để biểu diễn vC,vD theo vA và lưu ý: W=mv22mv2=2mW. Biểu diễn WC và WD theo WA rồi theo vào công thức: ΔE=WC+WDWA và từ đây sẽ giải quyết được 2 bài toán:

− Cho WA tính ΔE

− Cho ΔE tính WA

Ví dụ: Hạt A có động năng WA bắn vào một hạt nhân B đứng yên, gây ra phản ứng A+B→C+D và không sinh ra bức xạ γ. Vectơ vận tốc hạt C gấp k lần vectơ vận tốc hạt D. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tính động năng của hạt C và hạt D.

mAvA=mCvC+mDvDvC=vDvD=mAvAkmC+mDvD2=2mAWAkmC+mD2vC=mAvAkmC+mDvC2=2mAWAkmC+mD2

WC=12mCvC2=k2mCmAWAkmC+mD2WD=12mDvD2=mDmAWAkmC+mD2

Năng lượng phản ứng hạt nhân: ΔE=k2mCmAkmC+mD2+mD+mAkmC+mD2WA

+ Cho WA tính được ΔE

+ Cho ΔE tính được WA


Câu 36:

Một con lắc lò xo đặt nằm ngang, vật có khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật đến vị trí có thế năng bằng 3 lần động năng thì một vật nhỏ khác có cùng khối lượng m rơi thẳng đứng và dính chặt vào m. Khi đó hai vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ năng của con lắc E=Ed=Et, kết hợp với giả thiết Et=Edx=±A22.

Từ vị trí này vật có tốc độ v=ωA2.

Sau va chạm con lắc mới tiếp tục dao động điều hòa với tần số góc ω'=km+m=ω2.

Quá trình va chạm động lượng theo phương nằm ngang của hệ được bảo toàn mv=m+mV0V0=v2=ωA2.

Biên độ dao động mới của con lắc A'=A322+v0ω'=144A

Một con lắc lò xo đặt nằm ngang, vật có khối lượng m dao động (ảnh 1)


Câu 37:

Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=U0cos2πTt. Tính từ thời điểm t = 0 s, thời điểm lần thứ 2014 mà u = 0,5U0 và đang tăng là

Xem đáp án

Đáp án D

Vị trí xuất phát của pha dao động: φ0=0.

Vị trí u = 0,5U0 và đang tăng (v > 0) thì vị trí cần qua có pha là: φ=π3.

Như vậy: 1 chu kì (1 vòng) vật qua vị trí cần tìm 1 lần.

2013 T vật qua vị trí cần tìm 2013 lần.

1 lần còn lại vật quay một góc α (như trên vòng tròn lượng giác).

Từ vòng tròn lượng giác: α=2ππ3=5π3rad.

Thời gian quay hết α=5π3rad là: Δt=αω=T2π5π3=5T6.

Thời gian cần tìm: t2014=2013T+5T6=12083T6.


Câu 38:

Trong thí nghiệm Y−âng, chiều đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4μmλ2 = 0,6μm. Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ λ1; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2. Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét tỉ số i2i1=λ2λ1=0,60,4=1,5.

- Vị trí M là vân sáng thứ 11 của bức xạ λ1xM=11.i1=11.i21,5=7,3.i2

- Vị trí N là vân sáng thứ 13 của bức xạ λ2xN=13.i2=11.1,5.i1=16,5.i1

(do M, N nằm ở hai phía so với vân trung tâm nên xM , xN trái dấu) 16,5kM1113kN7,3

→ Trên đoạn MN có 28 vân sáng của mỗi bức xạ λ1 và có 21 vân sáng của bức xạ λ2.

- Xác định số vân sáng trùng nhau, mỗi vị trí trùng nhau được tính là một vân sáng.

Để hai vân trùng nhau thì x1=x2k1k2=λ2λ1=32

Từ O đến N sẽ có 4 vị trí trùng nhau, từ O đến M sẽ có 2 vị trí trùng nhau.

Số vân sáng quan sát được là

21 + 28 – 6 = 43.


Câu 39:

Ở mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 15 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O là 1,5 cm, là điểm gần O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường kính 20 cm, nằm ở mặt nước có số điểm luôn dao động với biên độ cực đại là

Xem đáp án

Đáp án A

Sóng tại M có biến độ cực đại khi: d2d1=kλ.

Ta có: d1=152+1,5=9 cm; d2=1521,5=6 cm.

Khi đó: d2d1=3. Với điểm M gần O nhất chọn k = 1. Khi đó, ta có: λ = 3cm.

Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB là:

S1S2d2S1S215kλ155k5

Vậy số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn tâm O, bán kính 20 cm là: n=10x22=18 cực đại (ở đây A và B là hai cực đại, do đó chỉ có 8 đường cực đại cắt đường tròn tại 2 điểm, 2 điểm cực đại tại A và B tiếp xúc với đường tròn).


Câu 40:

Mạch điện xoay chiều nối tiếp AMB có tần số 50Hz. AM chứa L và R=503 Ω. MB chứa tụ điện C=104π F. Điện áp uAM lệch pha π3 so với uAB. Giá trị của L là

Xem đáp án

Đáp án C

Cách 1: Ta có: φAM/i+φi/AB=π3.

Lấy tan hai vế ta được: 

tanφAM/i+tanφi/AB1tanφAM/i.tanφi/AB=3ZLR+ZCZLR1ZLZCZLR2=3ZCR=3R2ZLZC+ZL2

Thay số và giải phương trình ta được ZL=50ΩL=12πH.

Cách 2: Dùng giản đồ vectơ

Ta có ZC=R32

Tam giác OUAMUAB là tam giác đều

ZL=ZC2=50ΩL=12πH.

Mạch điện xoay chiều nối tiếp AMB có tần số 50Hz. AM chứa L (ảnh 1)


Bắt đầu thi ngay