IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 2817 câu hỏi trên 57 trang

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt  còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì  vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy  chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang  nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch  Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng  nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm  động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn  sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn  đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng  cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại  căn nhà. 

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24) 

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó liên hệ đến quyết định “nhặt vợ” của nhân vật Tràng để thấy  được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người láo động: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau:

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh  đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khẩu nhà hát.  Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này,  trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao  năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều.  Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân giả, chơi đàn hết nia thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều:  "Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nữa với "... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt  nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh! Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hưởng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong  sương khỏi, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau  vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang  hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cũ. Đối với Huế, nơi đây chính là  chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trưởng đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng  phủ sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con  người ở đây; và để nhân cách hoả nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình  yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chỉ tình trở lại tìm Kim Trạng  của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: "Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ... ". Lời thể ấy  vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm long người dân nơi Châu Hoa xưa  mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở. 

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, 

Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.200-201) 

Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua đoạn trích.

Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết: 

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp tay sau lưng lũng thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn  cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi  mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần  áo rách như tổ địa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn  để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng  nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm  động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn  sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn  đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng  cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại  căn nhà. 

(Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.30-31) 

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với  chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” ở kết thức của truyện ngắn “Vợ nhặt” để rút ra nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Kinh nghiệm là một cuốn sách giáo khoa tuyệt vời. Con người có thể học được chân lý cuộc đời và cách để trưởng thành thông qua kinh nghiệm. 

Tôi đã tìm thấy những câu rất hay trong cuốn sách Lord Philip Chesterfield, được một chính trị gia người  Anh sống ở thế kỷ XVIII viết. Cuốn sách là tập hợp những bức thư ông gửi cho con trai mình khi đang làm  đại sứ ở Hà Lan tại Hague. Ông viết rằng “ Xã hội như một cuốn sách". Ông đã đúng khi nói rằng " Những  tri thức mà ta có được từ cuốn sách xã hội này có ích hơn nhiều những tri thức của tất cả những cuốn sách  đã được xuất bản cho tới nay gộp lại". Chúng ta cần phải đọc kỹ cuốn sách xã hội. Chỉ có đọc kỹ cuốn sách  xã hội, chúng ta mới có thể học được chân lý của cuộc đời và đạt tới cuộc sống chin muồi. Đó chính là lí do  tôi đề cao tầm quan trọng của kinh nghiệm. Bởi kinh nghiệm là cách trực tiếp nhất và hiệu quả nhất giúp  chúng ta nghiền ngẫm về xã hội. 

Những nhà học thuyết kinh nghiệm người Anh từ Francis Bacon tới John Locke và David Hume, đều cho rằng  toàn bộ kiến thức của chúng ta “chi có được từ kinh nghiệm”. Nói cách khác, con người chúng ta khi mới  chào đời giống như tờ giấy trắng, không có quan niệm cũng chẳng có nhận thức gì. Bức tranh được vẽ lên  trên tờ giấy trắng ấy là nhờ vào kinh nghiệm sau đó. Và bức tranh được vẽ nhờ kinh nghiệm ấy chính là cuộc  đời của người đó. 

(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm,

Kim Woo Choong NXB Lao Động, tr.187-188)

Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

[…] Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại  ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy  chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn  Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi,  như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một  đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi  khắp phố thị với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập  lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào  còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước,  khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã  đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng  mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền  xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước  cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc  suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu  chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được  bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về,  qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. 

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục).

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát  hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà qua đoạn trích:

Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn  về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay  nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp  kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng  không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh "Núi cao sông hãy còn  dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc  ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông  tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù  khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám  mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không  xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người  bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái  tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. 

(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12,

tập Một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà trong cuộc chiến với người lái đò Sông Đà để rút ra những  nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

(…) Thời phổ thông trung học, tôi học trường chuyên ở một thành phố nhỏ. Như bao trường chuyên khác, học  sinh được ôn luyện từng ngày để tham gia các cuộc thi cấp địa phương và quốc gia. Mục tiêu của tất cả học  sinh, giáo viên và phụ huynh là đỗ vào một trường đại học tốt. Trong suốt những năm phổ thông, tôi học cách  trả lời tốt các câu hỏi, nhưng không bao giờ học cách đặt câu hỏi. 

Khi lên đại học, tôi học tại một trường nữ sinh nhỏ ở miền Nam nước Mỹ. Tôi vẫn dùng phương pháp trả bài  ấy, kỹ năng mà nhiều năm ở Việt Nam đã dạy tôi rất tốt để đạt điểm cao... Tuy nhiên tôi không phải là sinh  viên sáng nhất khoa sử dù có thể ghi nhớ và luôn trả lời được hầu hết câu hỏi. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi sang Đức làm trợ lý nghiên cứu cho hai nhà nhân chủng học (anthropologists).  Lần đầu tiên tôi được đồng nghiệp chỉ cho rằng, đặt câu hỏi là bước cơ bản để trở thành một nhà nghiên cứu.  Họ khuyến khích tôi đặt những câu hỏi từ rất đơn giản, ví dụ "định nghĩa của từ này là gì?", "trong bối cảnh  như vậy việc gì sẽ xảy ra?" cho đến những câu phức tạp cần miêu tả dài dòng. Tôi bắt đầu chú ý đến cách  đồng nghiệp hỏi tại các buổi họp và hội thảo. Sau khoảng một năm, tôi đi thực địa cùng các giáo sư và bắt  đầu phải viết rất nhiều ghi chép. Đây là cơ hội cho tôi luyện tập đặt câu hỏi. 

Hai năm làm việc ở Đức, học cách đặt câu hỏi đã thôi thúc tôi trên con đường học vấn (…) Kỹ năng hỏi giúp  tôi trong lúc làm nghiên cứu, và hiện giờ ở nơi làm việc. Tôi quyết định không theo đuổi sự nghiệp học thuật  với tư cách là giáo sư mà trở thành nhà khoa học dữ liệu (data scientist). Công việc chính của tôi xoay quanh  việc xây dựng giải pháp kỹ thuật cho các bài toán kinh doanh. 90% thời gian của tôi dành để trao đổi với  đồng nghiệp và các bộ phận khác trong công ty. 

Tôi luôn hy vọng các bạn chuẩn bị sẵn một danh sách câu hỏi, sắp xếp chúng thành 2-3 chủ đề. Các bạn sẽ cảm thấy chủ động, và tự tin hơn trong cuộc trò chuyện. Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, ứng viên cũng  nên làm điều tương tự. Đây không chỉ là cơ hội để công ty đặt câu hỏi, mà còn là cơ hội để các bạn phỏng  vấn ngược, nhằm nắm được nhiều thông tin hơn về nơi có thể là môi trường làm việc tương lai của mình. 

Tôi học nghệ thuật đặt câu hỏi qua thử nghiệm và cả sai lầm, bằng cách đi thực địa lúc đi làm nghiên cứu, và  hiện giờ là qua việc phỏng vấn rất nhiều ứng viên xin việc. Nhưng tôi vẫn ước rằng mình đã được học kỹ năng  này sớm hơn, trong gia đình, ở trường phổ thông hoặc thậm chí ở trường đại học. 

(Trích Học cách đặt câu hỏi – Thân Hạnh Nga) 

Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. 

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người  nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày  trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay  như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị . 

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau  Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi  Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới  trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.  Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với  nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy  nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. 

 (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8) 

Anh/ Chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh  trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài. 

“Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước  Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình.  Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân  bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh  ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi  độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây  vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.  

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân.  Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình  sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt  mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương  Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy  nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng  thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu  dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. 

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12,

tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về sự độc đáo trong cách miêu  tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con 

khi con về với mẹ 

con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưa 

nơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ lạt

bao xa cách lấp bằng trong chốc lát 

trăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa

xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nước

gánh bao nhiêu trong mát để dành 

xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói

để con được cảm ơn ngọn lửa nhà ta 

ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ

vẫn chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo 

vẫn ở đó giờ cao hơn với mẹ 

con phơi áo nghe hai đầu dây kể 

thương quá những khi mưa con trai mẹ vắng nhà

chiến tranh đi qua mẹ con mình

hàng gạch lún giữa sân cơn mưa còn đọng nước.

hôm nay con trở về nhà 

chiếc vó nhện trên tường cũ vô cùng thân thuộc

với một người từng chịu nỗi cách xa 

họ chỉ cần đi ngược con đường đã làm nên xa cách

là có thể về với mẹ được ngay 

nhưng với một người lính như con 

muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước 

phải lách qua từng bước hiểm nghèo 

ở trên đó bất ngờ con gặp mẹ 

như con đang gặp mẹ bây giờ 

bước chân con chưa kín mảnh sân nhà 

phía biên giới lại những ngày súng nổ 

ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ 

chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình.

(https://www.thivien.net/Hữu Thỉnh/Ngôi nhà của mẹ) 

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?