Khoản 1 Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định "Người nào đào phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mô mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm" là thể hiện quan hệ giữa pháp luật và
A. phong tục.
B. văn hóa.
C. tập quán.
D. đạo đức.
Lời giải: Khoản 1 Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định "Người nào đào phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mô mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm" là thể hiện quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tòa án nhân dân thành phố H mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo V 5 năm tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo quy định tại Điều 258 , khoản 2 – Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước
Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của
A và B yêu nhau và muốn kết hôn với nhau nhưng bị gia đình 2 bên phản đối với lí do là giữa hai người có quan hệ họ hàng. A và B vẫn quyết định kết hôn với nhau với lí do quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, do đó việc kết hôn giữa họ không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để A và B
Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả nhất, công dân cần điều gì sau đây?
Ông B cho ông H thuê nhà để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông B đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông H không chịu trả lại nhà cho ông B. Trong trường hợp này, ông B cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Chị H đã quyết định chia tay với anh M sau một thời gian yêu nhau, anh M không đồng ý nhưng chị H vẫn kiên quyết chia tay nên anh M đã dùng hình ảnh , clip quay cảnh quan hệ giữa 2 người khi còn đang yêu nhau để tống tiền chị H và đe dọa nếu chị H không đáp ứng yêu cầu sẽ phát tán các hình ảnh, clip lên mạng xã hội. Trong trường hợp này , chị H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình?
Bà M cho ông D cạnh nhà vay 200 triệu đồng, ông D đã viết giấy vay tiền và ghi rõ thời gian trả. Đến thời hạn trả tiền, bà M đã nhiều lần đến đòi nhưng ông D không chịu trả tiền cho bà M. Trong trường hợp này, bà M cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Nhận định nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức?
Sau khi ủy ban nhân dân huyện A ra quyết định trái pháp luật về việc thu hồi 300 mét vuông đất của nhà bà T giao cho Công ty Đ. Bà T đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện A đòi Uỷ ban nhân dân huyện A phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất trái pháp luật nêu trên. Trong trường hợp này, bà T đã dựa vào pháp luật để
Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được pháp luật quy định và
Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình" là biểu tượng của mối quan hệ giữa pháp luật và
Uỷ ban nhân dân B đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc Công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
Vì nhà nghèo không có tiền chữa trị cho mẹ đang nằm viện nên A đã lấy trộm tiền của một nhà cùng xóm cũng có con đang bệnh nặng để chi trả phí bệnh viện cho mẹ. Trong trường hợp này, hành động của A
Uỷ ban nhân dân phường X đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ thi công đối với công trình đang thi công mà không có giấy phép xây dựng của ông T. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?
I. Nội dung bài học
1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Đặc trưng của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến
+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.
+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.
+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
2. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
b. Bản chất xã hội của pháp luật.
- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- Pháp luật do các quan hệ kinh tế quy định.
- Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế.
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị
- Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị.
- Ở Việt Nam, đường lối của Đảng được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và pháp luật là công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn xã hội.
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhà nước đưa những quy phạm đạo đức phổ biến, phù hợp vào trong các quy phạm pháp luật.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật và đạo đức: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
- Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để quản lí xã hội: tạo trật tự, ổn định, tồn tại và phát triển.
- Pháp luật giúp nhà nước phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội: Công bố công khai, kịp thời, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở địa phương, cơ quan,...
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Thông qua các văn bản luật, pháp luật xác lập quyền của công dân, là căn cứ để công dân thực hiện quyền của mình.
- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Quy định quyền của công dân, cách thức để công dân thực hiện các quyền đó, trình tự, thủ tục pháp lí để yêu cầu Nhà nước bảo vệ khi quyền của mình bị xâm phạm.