Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 0,4 mol Al với 0,15 mol Fe2O3 thu được 0,2 mol Fe. Hiệu suất của phản ứng là
A. 66,67%
B. 57,14%
C. 83,33%
D. 68,25%
Đáp án A
Xét tỉ lệ:
=> Fe2O3 hết, Al dư => phản ứng tính theo Fe2O3
Theo phản ứng : nFe = 2nFe2O3 = 0,3 mol
=> H = 0,2.100% / 0,3 = 66,67%
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Cho các tác dụng sau:
a, Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.
b, Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
c, Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
d, Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy
Số tác dụng của Criolit là
Trong các ứng dụng được cho là của nhôm dưới đây, có mấy ứng dụng chưa chính xác ?
(1) Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ;
(2) Sản xuất thiết bị điện (dây điện điện), trao đổi nhiệt (dụng cụ đun nấu).
(3) Sản xuất, điều chế các kim loại quí hiếm (Au, Pt, Ag).
(4) Trang trí nội thất.
(5) Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray.
Cho các phát biểu sau, số phát biểu sai là :
a, Các kim loại Na và Ba đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
b, Thạch cao nung dùng để sản xuất xi măng
c, Kim loại Cesi dùng để chế tạo tế bào quang điện
d, Al được dùng làm dây dẫn điện thay thế cho đồng vì nhôm dẫn điện tốt hơn.
Hòa tan hoàn toàn 5,40 gam Al trong dung dịch NaOH (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm đến hoàn toàn) thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng dung dịch NaOH thấy không có khí thoát ra. Thành phần X gồm :
Cho Al vào dung dịch X thấy sinh ra khí B có tỉ khối so với H2 nhỏ hơn 14. Dung dịch X có thể là
Trộn 2,7 gam bột Al với Fe2O3 và CuO, rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,032 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO ở đktc. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 là
Cho các kim loại Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng nước cất có thể nhận biết được mấy kim loại ?
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là :
Trong các oxit sau : CuO; Al2O3; SO2. Chất chỉ phản ứng được với bazơ và chất phản ứng được cả với axit và bazơ lần lượt là:
Nung hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí H2 đktc và m gam muối. Giá trị của m là
Cho các dung dịch sau:
1, HNO3 loãng
2, H2O, NH3
3, Ba(OH)2, NaOH
4, HCl, H2SO4 loãng
Số dung dịch hòa tan được hỗn hợp rắn X gồm: Al, Al2O3, Al(OH)3?
Cho K vào dung dịch chứa AlCl3 và Cu(NO3)2 thu được khí (A), dung dịch (B) và kết tủa (C). Nung kết tủa (C) thu được chất rắn (D). Cho khí (A) dư tác dụng với rắn (D) thu được rắn (E). Cho (E) vào HCl dư thì không thấy có phản ứng, E là :
Kiến thức cần nắm vững
1. Nhôm
a) Vị trí trong bảng tuần hoàn
- Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
b) Tính chất vật lí
- Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3); dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo.
c) Tính chất hóa học
- Nhôm là kim loại có tính khử mạnh (chỉ sau kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ):
Al → Al3++ 3e
- Trên thực tế, nhôm không tác dụng với oxi của không khí và không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.
- Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3 H2 ↑
2. Hợp chất của nhôm
a) Nhôm oxit
Nhôm oxit là oxit lưỡng tính, vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch kiềm.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
b) Nhôm hiđroxit
Nhôm hiđroxit là hợp chất lưỡng tính, tan trong axit và bazơ:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
c) Nhôm sunfat
Phèn chua: K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O
Phèn nhôm: M2SO4. Al2(SO4)3.24H2O (M+ là Na+; Li+; NH4+).