Sơ đồ sau đây mô tả cách điều chế kim loại M :
Trong số các kim loại Mg, Al, Fe, Ni, Cu, Ag, có bao nhiêu kim loại có thể áp dụng sơ đồ điều chế trên ?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Đáp án C
4 kim loại là: Fe, Ni, Cu, Ag
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Điện phân 200 ml dung dịch 0,5M và 0,3M với điện cực trơ và dòng điện I = 5A. Sau 60 phút, khối lượng catot tăng lên là
Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ ?
Một mẩu kim loại Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm mẩu Ag trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây ?
Quấn một sợi dây kẽm quanh một thanh thép (là hợp kim của sắt và cacbon) và để ngoài không khi. Hiện tượng quan sát được là
Một học sinh đã đưa ra các phương án điều chế kim loại Mg như sau :
(1) Kết tủa từ dung dịch , nhiệt phân lấy MgO rồi khử bằng ở nhiệt độ cao để điều chế Mg.
(2) Dùng kim loại mạnh đẩy Mg ra khỏi dung dịch
(3)Điện phân dung dịch để thu được Mg.
(4) Cô cạn dung dịch , điện phân nóng chảy để thu được Mg.
Trong các phương án trên có bao nhiêu phương án có thể áp dụng để điều chế Mg ?
Sau một thời gian điện phân 450ml dd người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd là
Khi điện phân một dung dịch chứa , quá trình đầu tiên xảy ra ở catot là:
Hoà tan hỗn hợp gồm và vào nước thành 200 ml dung dịch A. Điện phân 100 lít dung dịch A cho đến khi hết ion thì dừng điện phân thấy catot tăng 6,4 gam, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 17,05 gam. Dung dịch sau điện phân phản ứng với NaOH vừa đủ thu được kất tủa B, nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam hỗn hợp hai oxit kim loại, cô cạn 100 ml dung dịch A thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là :
Khi điện phân một dung dịch muối, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đem điện phân có thể là dung dịch nào sau đây ?
Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm , CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
Điện phân dung dịch muối với điện cực trơ. .Khi ở catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
Điện phân dung dịch trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot (chưa thấy có khí thoát ra ở catot). Với hiệu suất quá trình điện phân là 80%, cường độ dòng điện chạy qua dung dịch điện phân là :
Hỗn hợp bột X gồm , CuO, . Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn . Cho vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan . Cho khí CO dư qua bình chứa nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch , khuấy nhẹ cho đến hết màu xanh, nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,76 gam. Nồng độ đung dịch trước phản ứng là
Kiến thức cần nắm vững:
I. Điều chế kim loại
1) Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
2) Các phương pháp: Nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân:
a. Phương pháp nhiệt luyện
- Nguyên tắc: Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động (như Al).
- Phạm vi áp dụng: Sản xuất các kim loại có tính khử trung bình (Zn, Fe, Sn, Pb,…) trong công nghiệp.
b. Phương pháp thuỷ luyện
- Nguyên tắc: Dùng những dung dịch thích hợp như: H2SO4, NaOH, NaCN,… để hoà tan kim loại hoặc các hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có ở trong quặng. Sau đó khử những ion kim loại này trong dung dịch bằng những kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn,…
- Phạm vi áp dụng: Thường sử dụng để điều chế các kim loại có tính khử yếu.
c. Phương pháp điện phân
- Điện phân hợp chất nóng chảy
+ Nguyên tắc: Khử các ion kim loại bằng dòng điện bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại.
+ Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al…
- Điện phân dung dịch
+ Nguyên tắc: Khử các ion kim loại bằng dòng điện bằng cách điện phân dung dịch muối của kim loại.
+ Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại có độ hoạt động hoá học trung bình hoặc yếu như Zn, Cu …
d) Tính lượng chất thu được ở các điện cực
Dựa vào công thức Farađây, có thể tính được khối lượng các chất thu được ở điện cực:
trong đó:
m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (gam).
A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.
n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận.
I: Cường độ dòng điện (ampe)
t: Thời gian điện phân (giây)
F: Hằng số Farađây (F = 96500).
II. Sự ăn mòn kim loại
1. Khái niệm
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương:
M → Mn+ + ne
2. Các dạng ăn mòn kim loại
a. Ăn mòn hóa học
Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
b. Ăn mòn điện hóa học
- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa -khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học:
+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là 2 cặp kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim….
+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
+ Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
⇒ Thiếu một trong 3 điều kiện trên sẽ không xảy ra ăn mòn điện hóa học.
c. Chống ăn mòn kim loại
Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Để bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp bảo vệ bề mặt
Dùng những chất bền vững với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu, mỡ, sơn, mạ, tráng men…
Sơn chống gỉ
- Phương pháp điện hóa
Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.