Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của các cải cách canh tân đất nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, gây tiếng vang lớn trong xã hội, góp phần thức tỉnh đồng bào.
B. Đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
C. Tạo tiền đề cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
D. Phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Đáp án đúng: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc
Các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra những cải cách, canh tân đất nước không xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?
Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là
Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần lên triều đình nhà Nguyễn trong những năm 1862 - 1971?
Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?
Cho các nhận định sau:
1. Vào nửa cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã ra đời các trào lưu cải cách duy tân, nhưng các đề nghị cải cách duy tân cuối cùng không thực hiện được.
2. Các đề nghị cải cách, canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX còn nhiều hạn chế, như: mang tính lẻ tẻ, rời rạc; chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong; chưa động chạm tới các vấn đề cơ bản của thời đại
3. Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
4. Cuối thế kỉ XIX, do không được coi trọng, chưa có được vị trí xứng đáng trong triều đình, nên nhiều sĩ phu yêu nước thức thời đã đề xướng cải cách, canh tân đất nước.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
Vào cuối thế kỉ XIX, đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
- Chính trị: Thi hành chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu.
- Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
- Xã hội: Đời sống nhân dân cực khổ. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân đã ra đời.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
1. Mục đích: Nhằm tạo ra thực lực cho đất nước, chống lại bọn xâm lược.
2. Những đề nghị cải cách
+ Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
+ Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
+ Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871)
+ Nguyễn Lộ Trạch (1877 - 1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
III. Kết cục của các đề nghị cải cách
Kết cục: Các cuộc cải cách đều không thực hiện được.
Ý nghĩa:
+ Tấn công vào hệ tư tưởng bảo thủ của triều đình.
+ Thể hiện trình độ nhận thức, thức thời của người Việt Nam lúc bấy giờ
+ Chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu Duy Tân đầu XX ở Việt Nam.
Hạn chế:
+ Đề nghị cải cách mag tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
+ Chưa đụng chạm tới vấn đề cơ bản của thời đại : mâu thuẫn nhân dân ta với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
+ Triều đình bảo thủ, không chấp nhận thay đổi..