Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A. Lào.
B. Cam-pu-chia.
C. Xiêm.
D. Phi-líp-pin.
Đáp án: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ (1919, Trung Quốc) thể hiện rõ nhất ở
Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 – 1924 là gì?
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau
Nội dung nào không phản ánh đúng sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á trong những năm 1919 – 1939?
Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa
Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?
Ngày 4/5/1919 diễn ra sự kiện nào trong tiến trình lịch sử Trung Quốc?
Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.
1. Những nét chung
- Thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhấtà phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ. Tiêu biểu là cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xia.
* Các phong trào tiêu biểu
- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc (4-5-1919)
- Cách mạng Mông Cổ thắng lợi, nước dân chủ nhân dân Mông Cổ ra đời.
- Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi.
- Ở Ấn Độ: Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập.
- 1921- 1922, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập.
- Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước.
* Kết quả: Đảng cộng sản được thành lập ở một số nước châu Á.
2. Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.
* Phong trào ngũ tứ (1919)
- Ngày 4 - 5 - 1919, 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh biểu tình, lôi kéo đông đảo tầng lớp tham gia chủ yếu công nhân.
Phong trào Ngũ Tứ
- Phong trào lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước.
- Mục đích: chống âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
- Kết quả: tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
* Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc:
+ Từ năm 1926 - 1927: Đảng Công sản lãnh đạo cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
+ Từ năm 1927 - 1937: nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc nội chiến lật đổ Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch.
+ Tháng 7 - 1937: Đảng cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Tình hình chung
- Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do:
+ Chính sách khai thác bóc lột, thuộc địa.
+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Bắt đầu từ những năm 20, giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Nhiều Đảng Cộng sản được ra đời.
+ Phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, điểm mới là sự xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á
- Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức
* Tại Đông Dương:
- Lào: Khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam – ma - đan (1901- 1936).
- Campuchia: Tiêu biểu phong trào theo xu hướng dân chủ tư sản của A - cha –Hem- chiêu 1930- 1935.
- Việt Nam: Năm 1930, Đảng Cộng sản thành lập phong trào diễn ra mạnh mẽ (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931).
- In-đô-nê-xia: Trong những năm 1926 – 1927: Đảng cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra nhưng bị đàn áp. Quần chúng ngả theo phong trào dân chủ tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ Đảng dân tộc đứng đầu.