Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri không để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"
B. Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc
C. Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản
D. Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế
Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:
- Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo.
- Phải thực hiện liên minh công nông.
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- Phải xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri là
Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi là
Lực lượng chủ yếu trúng cử trong cuộc bầu cử Hội đồng công xã là
Nhân dân Pari đã thành lập lực lượng nào để đấu tranh chống chống quân Phổ, bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”?
Đâu không phải là những chính sách được Công xã Pa-ri đề ra và thực hiện trong quá trình tồn tại của mình?
Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?
I. Sự thành lập Công xã
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã
- Năm 1870, Pháp tuyên chiến với Phổ, chiến tranh bùng nổ.
- Ngày 2/9/1870, Hoàng đế nước Pháp và binh lính bị bắt làm tù binh.
- Ngày 4/9/1870, chính phủ tư sản lâm thời thành lập mang tên chính phủ vệ quốc.
- Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản xin đình chiến, nhân dân kiên quyết chiến đầu bảo vệ tổ quốc.
Lược đồ cuộc chiến tranh Pháp – Phổ
2. Cuộc khởi nghĩa 18 - 3 - 1871. Sự thành lập Công xã
- Sáng 18/3/1871, Chie cho quân đánh úp tại đồn Mông-mác, tấn công Quốc dân quân, nhưng bị thất bại phải rút về Vécxai để đối phó.
Lược đồ cuộc khởi nghĩa ngày 18- 3- 1870.
- Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
- Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa - ri bầu Hội đồng Công xã.
II. Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pari
* Cơ chế của bộ máy nhà nước
- Cơ quan cao nhất là Hội Đồng Công Xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.
- Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.
Sơ đồ bộ máy của công xã Pa-ri (tháng 4 - 1871)
* Các chính sách của công xã:
- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân.
- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
- Quy định giá bán bánh mì.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
⇒ Công xã Pa-ri trở thành một Nhà nước kiểu mới.
III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari.
1. Nội chiến ở Pháp
- Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.
- Ngày 20/5, quân Véc-xai tổng tấn công vào thành phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5, lịch sử gọi là “ Tuần lễ đẫm máu”.
Cuộc nội chiến ở Pháp.
- Ngày 27- 5, trận chiến cuối cùng của chiến sĩ Công xã diễn ra tại Cha La-se-dơ.
Chiến sĩ công xã Pa-ri bị dồn vào tường ở Cha-la-de
2. Ý nghĩa lịch sử . Bài học kinh nghiệm.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản.
- Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.
- Cổ vũ nhân dân lao động thế giới đứng lên đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp.
* Bài học kinh nghiệm
+ Có Đảng chân chính lãnh đạo
+ Thực hiện khối liên minh công nông.
+ Kiên quyết trấn áp kẻ thù.
+ Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.