Chọn phát biểu đúng về sự phát quang.
A. Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là huỳnh quang.
B. Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là lân quang.
C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.
D. Sự phát quang của chất rắn là huỳnh quang, của chất lỏng là lân quang.
- Hiện tượng phát quang là hiện tượng một chất hấp thụ năng lượng sau đó bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy. Nó có đặc điểm là xảy ra ở nhiệt độ bình thường và mỗi chất phát quang có quang phổ đặc trưng cho nó. Dựa vào đặc điểm này ta nhận thấy sự phản xạ và bức xạ nhiệt không phải là sự phát quang.
- Huỳnh quang là hiện tượng mà ánh sáng phát quang tắt ngay khi ngừng ánh sáng kích thích. Nó thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.
- Lân quang là hiện tượng mà ánh sáng phát quang còn kéo dài từ vài phần giây, đến hàng giờ (tuỳ theo chất) sau khi tắt ánh sáng kích thích. Nó thường xảy ra với các chất rắn.Thời gian phát quang lớn hơn 10-6s.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì nó có thể phát quang?
Chọn phát biểu đúng về hiện tượng huỳnh quang và lân quang.
Ánh sáng phát ra
Biết ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50 Khi chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì chất đố sẽ không thể phát quang?
Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ một photon có thể làm
Chiếu ánh sáng có bước sóng 0, 32 vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng bước sóng 0,60 μm. Biết rằng số photon của ánh sáng phát quang chỉ bằng 0,4% số photon của ánh sáng kích thích. Tỉ số giữa công suất của áng sáng phát quang và công suất của ánh sáng kích thích là
Những vật không hấp thụ ánh sáng và không phản xạ ánh sáng đáng kể trong miền nhìn thấy của quang phổ là
a. Khái niệm về sự phát quang.
- Hiện tượng quang − phát quang: là hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
- Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.
- Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng cho nó.
- Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó, rồi mới ngừng hẳn.
- Khoảng thời gian từ lúc ngừng kích thích cho đến lúc ngừng phát quang gọi là thời gian phát quang. Tuỳ theo chất phát quang mà thời gian phát quang có thể kéo dài từ 10−10 s đến vài ngày.
Chú ý:
- Sự phát quang xảy ra cả ở một số chất (thể rắn, lỏng, hoặc khí) khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó, thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy. Sự phát quang xảy ra ở nhiệt độ bình thường.
- Ngoài hiện tượng quang - phát quang, còn có các hiện tượng phát quang khác như:
+ Hiện tượng hóa − phát quang.
Ví dụ: phát quang ở con đom đóm
Ví dụ: sự phát ánh sáng của phôtpho bị ôxi hoá trong không khí
+ Hiện tượng điện − phát quang ở đèn LED
Người ta thấy có hai loại quang − phát quang, tuỳ theo thời gian phát quang: đó là huỳnh quang và lân quang.
a. Huỳnh quang là sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích (thời gian phát quang dưới 10−8s).
Ví dụ: bột huỳnh quang được phủ bên trong các bóng đèn
b. Lân quang là sự phát quang của nhiều chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích (thời gian phát quang từ 10−8s trở lên).
Ví dụ: các biển báo được quét các chất lân quang
+ Ánh sáng phát quang có bước sóng λ’ dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích λ: λ’ > λ.
+ Giải thích: Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có năng lượng để chuyển sang trạng thái kích thích. Khi ở trong trạng thái kích thích, nguyên tử hay phân tử này có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và bị mất một phần năng lượng. Khi trở về trạng thái bình thường nó sẽ phát ra một photon có năng lượng nhỏ hơn: .