Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 647

Đáp án nào sau đây là sai:

A.  Lực tương tác giữa hai dòng điện song song bao giờ cũng nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện đó

B. Hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều, lực Lorenxơ nằm trong mặt phẳng chứa véctơ vận tốc của hạt

Đáp án chính xác

C.   Lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện đặt song song với đường sức từ có xu hướng làm quay khung

D.  Lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện có phương vuông góc với đoạn dây đó

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lực Lorenxơ do từ trường có cảm ứng từ B tác dụng lên một hạt điện tích q chuyển động với vận tốc v có: Phương: Vuông góc với v và B

B - sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lực Lorenxơ là:

Xem đáp án » 23/08/2022 1,573

Câu 2:

Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào:

Xem đáp án » 23/08/2022 1,035

Câu 3:

Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng:

Xem đáp án » 23/08/2022 827

Câu 4:

Phương của lực Lorenxơ:

Xem đáp án » 23/08/2022 620

Câu 5:

Một electron bay vào không gian có từ trường đều B với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với cảm ứng từ. Quỹ đạo của electron trong từ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm ứng từ lên gấp đôi thì:

Xem đáp án » 23/08/2022 499

Câu 6:

Độ lớn của lực Lorenxơ được tính theo công thức:

Xem đáp án » 23/08/2022 496

Câu 7:

Một hạt proton chuyển động với vận tốc v vào trong từ trường theo phương song song với đường sức từ thì:

Xem đáp án » 23/08/2022 453

Câu 8:

Đưa một nam châm mạnh lại gần ống phóng điện tử của máy thu hình thì hình ảnh trên màn hình bị nhiễu. Giải thích nào là đúng:

Xem đáp án » 23/08/2022 447

Câu 9:

Chọn một đáp án sai :

Xem đáp án » 23/08/2022 368

Câu 10:

Một hạt mang điện chuyển động với vận tốc v vào trong từ trường theo phương song song với đường sức từ thì:

Xem đáp án » 23/08/2022 237

LÝ THUYẾT

1. Lực Lo-ren-xơ

- Mọi hạt điện tích chuyển động trong một từ trường, đều chịu tác dụng của một lực từ, lực từ này gọi là lực Lo-ren-xơ (Lorentz).

                                                   Bài 22: Lực Lo-ren-xơ (ảnh 1)

- Lực Lo-ren-xơ do từ trường có cảm ứng từ B  tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc v có:

+ Phương: vuông góc với vB.

+ Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái: “Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của v khi q0 > 0 và ngược chiều v  khi q0 < 0. Lúc đó chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều ngón cái choãi ra”.

                                                        Bài 22: Lực Lo-ren-xơ (ảnh 1)

   

+ Độ lớn:   f = |q0|vBsinα            (với α là góc tạo bởi v và B)

2. Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều

- Độ lớn vận tốc của hạt không đổi, chuyển động của hạt là chuyển động đều.

- Chuyển động của hạt điện tích là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường.

                                                             Bài 22: Lực Lo-ren-xơ (ảnh 1)

- Trong mặt phẳng đó, lực Lo-ren-xơ f luôn vuông góc với vận tốc v, nghĩa là đóng vai trò lực hướng tâm:

                                                          f=mv2R=q0vB

Với R là bán kính cong của quỹ đạo.

⇒ Quỹ đạo của một hạt điện tích trong một từ trường đều, với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường, có bán kính:

                                                                     R=mvq0B

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »