A. Giảm giá.
B. Không bán nữa.
C. Giữ giá.
D. Tăng giá.
Đáp án: D
Lời giải: nếu là người bán rau, em sẽ chọn phương án tăng giá rau để có lợi nhất.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Do cung vượt quá cầu, giá thịt heo giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho đời sống của người nuôi heo gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nuôi lợn và tìm thị trường để xuất khẩu. Như vậy, nhà nước đã
Chị K rất thích ăn vải thiều, nhưng giá lại quá cao vì nguồn cung thị trường thấp nên chị đã chuyển sang dùng các loại trái cây khác có giá cả phù hợp. Như vậy chị K đã vận dụng
Nghiên cứu thị trường, anh A thấy rằng tinh bột nghệ đang được người dân quan tâm vì lợi ích của sản phẩm. Do vậy anh đã vay mượn vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Anh A đã vận dụng quy luật kinh tế nào sau đây?
Trong trường hợp thị trường bị rối loạn, do nguyên nhân khách quan (bão, lũ lụt, khan hiếm tài nguyên), chủ thể nào dưới đây đã thông qua pháp luật, chính sách để cân đối lại cung – cầu, ổn định giá cả?
I. Kiến thức cơ bản
1. Khái niệm cung - cầu
- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.
2. Mối quan hệ cung - cầu.
a. Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu
- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:
- Cung – cầu tác động lẫn nhau.
+ Khi cầu tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng
+ Khi cầu giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
+ Khi cung lớn hơn cầu → giá giảm
+ Khi cung bé hơn cầu → giá tăng
+ Khi cung bằng cầu → giá ổn định
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
+ Khi giá tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng
+ Khi giá giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm
⇒ giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
+ Khi giá tăng → cầu giảm
+ Khi giá giảm → cầu tăng
⇒ giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
c. Vai trò của quan hệ cung - cầu
- Lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau.
- Là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất
+ Khi giá tăng thì các doanh nghiệp → Mở rộng SX
+ Khi giá giảm thì các doanh nghiệp → Thu hẹp SX
- Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp.
+ Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu
+ Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu
3. Vận dụng quan hệ cung – cầu.
a. Đối với Nhà nước:
- Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.
- Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý kẻ đầu cơ tích trữ.
- Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.
b. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:
- Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
- Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.
c. Đối với người tiêu dùng:
- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.
- Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.