Cho 0,1 mol Gly-Ala tác dụng với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Gly-Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O
→ nH2O = 0,1
Bảo toàn khối lượng → m rắn = 22,8 gam
Chọn A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Để tráng bạc một mặt của tấm gương có diện tích 3m² cần tối thiểu bao nhiêu gam glucozơ? Giả thiết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 90% và toàn bộ bạc sinh ra đều bám hết lên gương với độ dày đồng nhất tương ứng với 0,72 gam/m².
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO (trong X oxi chiếm 30% về khối lượng) trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với NaOH dư, thu được (m + 2,7) gam kết tủa. Giá trị của m là
Hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol E thu được H2O và 1,845 mol CO2. Mặt khác m gam E tác dụng được tối đa với 0,1 mol H2, thu được hỗn hợp F. Cho toàn bộ F tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thì có tối đa 0,2 mol NaOH phản ứng và thu được sản phẩm hữu cơ chỉ có glixerol và muối natri stearat. Giá trị của m là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Fe(NO3)3.
(d) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ và 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng vào một ống nghiệm.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm 2-3 phút, sau đó để nguội rồi thêm tiếp NaHCO3 vào đến khi hết thoát khí.
Bước 3: Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3 vào ống nghiệm rồi đun nóng nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích của thí nghiệm là chứng minh saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
(b) Vai trò của NaHCO3 là để cho phản ứng thủy phân saccarozơ xảy ra nhanh hơn.
(c) Phản ứng xảy ra ở bước 3 tạo ra sản phẩm hữu cơ là axit gluconic.
(d) Sau bước 3, thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(đ) Ở bước 3, nếu đun sôi mạnh dung dịch thì có kết tủa vón cục xuất hiện.
Số phát biểu đúng là
Hòa tan hết 13,44 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 0,14 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Kim loại M là
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột + H2O (lên men) → X; X (lên men rượu) → Y. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ lần lượt là
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một este đơn chức X (được tạo bởi từ axit cacboxylic và ancol) thu được 3,36 lít khí CO2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là :
Cho 2,3 gam một ancol đi qua ống sứ chứa CuO nung nóng, thu được 3,1 gam hỗn hợp Y gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Cho Fe lần lượt tác dụng với: dung dịch HCl dư, khí Cl2 đun nóng, dung dịch HNO3 loãng dư, dung dịch CuSO4. Số trường hợp tạo muối Fe(III) là
Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ (chỉ chứa chức este, đều được tạo bởi axit cacboxylic và ancol) mạch hở: X (đơn chức), Y (hai chức) và Z (ba chức). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được 0,34 mol CO2 và 0,28 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam A trong dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol no, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 10,28 gam hỗn hợp E gồm hai muối (không có HCOONa). Đốt cháy hoàn toàn E bằng O2, thu được Na2CO3, 0,13 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Khối lượng của Y có trong m gam A là ?
Chia 37,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần một trong dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ khối so với H2 bằng 11,5), dung dịch Y (chỉ chứa muối) và hỗn hợp rắn G (gồm hai kim loại). Hòa tan hết phần hai trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,265 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng của đơn chất Fe trong X là
Hòa tan hết 20 gam một oxit kim loại M (hóa trị không đổi) bằng lượng vừa đủ m gam dung dịch HNO3 39,375% thu được dung dịch X có nồng độ 47,00%. Làm lạnh dung dịch X đến 20°C thì có 35,52 gam tinh thể (E) tách ra và dung dịch còn lại có nồng độ 37,9%. Phần trăm nguyên tố oxi trong E gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 10,44% về khối lượng vào nước thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí H2. Sục từ từ CO2 vào Y ta thấy lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào số mol CO2 được ghi ở bảng sau:
Số mol CO2 hấp thụ |
0,02 |
0,06 |
0,096 |
Khối lượng kết tủa (gam) |
a |
1,5a |
1,2a |
Giá trị của m là ?