Cho đoạn ADN trên mạnh khuôn ở người và một đoạn ARN của một loài vi rút gây suy giảm miễn dịch.
Đoạn ADN: 3’ XXGTA (1) XAGGXGAAAT (2) TGGTTAGGGA (3) GATTTAXT 5’
Đoạn ARN: 5’ AUGUAUGGUUAAA 3’
Bình thường đoạn ADN ở người phiên mã rồi dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polipeptit tổng hợp bạch cầu. Khi virut xâm nhập vào cơ thể, virut sẽ tiến hành phiên mã ngược và chèn vào một trong 3 kí hiệu (1), (2), (3) trên đoạn ADN, gây đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu. Biến exon chiếm 2 bộ mã di truyền còn intron chiếm một bộ mã di truyền, quá trình trưởng thành của mARN không có sự hoán vị gữa các exon. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về đoạn thông tin trên?
I. Các bộ mã di truyền trong đoạn ADN của người này thể hiện tính thái hóa.
II. Trường hợp đoạn ADN của virut sau khi phiên mã ngược chèn vào vị trí (3) trên ADN của người thì chuỗi pôlipeptít hoàn chỉnh được tổng hợp sẽ có 7 axit amin.
III. Trong 3 trường hợp bị vi rút xâm nhập và trường hợp bình thường pôlipeptít hoàn chỉnh có số axit amin ít nhất có thể rơi vào trường hợp đoạn ADN của vi rút chèn vào vị trí (1) trên ADN của người.
IV. Bình thường, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Đoạn ARN của virut phiên mã ngược thành: 3’ TAXATAXXAAXXX 5’
I. Đúng. Bình thường: ADN: 3’ XXGTAXAGGXGAAATTGGTTAGGGAGATTTAXT 5’
→ 5’ GGXAUGUXXGXUUUAAUUAAUXXXUXUAAAUGA 3’
Trình tự các axitamin: Met – Ser – Ala – Leu – Thr – Asn – Pro – Ser – Lys
2 bộ ba cùng mã hóa cho axit amin Ser → tính thoái hóa
II. sai. Chèn vào vị trí (3)
XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG ATA XAT AXX AAX XXG ATT TAXT
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba ATT chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 11 axitamin
III. đúng
+ Bình thường: ADN: 3’ XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG AGA TTT AXT 5’
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba AXT, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 8 axit amin.
+ Chèn vào vị trí (1)
XXGTATAX ATA XXA AXX XXA GGX GAA ATTGGTTAGGGA GATTTAXT
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba ATT chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 6 axitamin
+ Chèn vào vị trí (2)
XXGTAX AGG XGA AAT TAX ATA XXA AXX XTG GTT AGG GAG ATT TAXT
Chưa xuất hiện bộ ba kết thúc, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có hơn 13 axit amin
+ Chèn vào ví trí (3) có 11 axitamin
IV. đúng
Bình thường: ADN: 3’ XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG AGA TTT AXT 5’
Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba AXT, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì hai alen này chỉ khác nhau 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
III. Nếu đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit thì chuỗi pôlipeptit do alen a quy định tổng hợp và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định tổng hợp có tổng số aa bằng nhau.
IV. Nếu là đột biến điểm và alen a nhiều hơn 3 liên kết hidro thì đây là đột biến thêm 1 cặp G-X.
Ở sinh vật nhân sơ, xét gen B dài 0,408µm và có A = G. Trên mạch 1 của gen có A = 120, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành alen b, alen b tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp 7194 nucleotit tự do và số liên kết hidro trong các gen con thu được là 11988. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen B?
I. Đột biến đã xảy ra với gen B là mất 1 cặp G-X.
II. Tổng số nucleotit của gen B là 2400.
III. Mạch 1 của gen B có A = 120; T = 360; G = 240; X = 480.
IV. Dạng đột biến trên chỉ làm thay đổi 1 bộ ba.
Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho côđon 5’UGG3’ trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành côđon 5’UGA3’ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Alen B ít hơn alen b một liên kết hidrô.
II. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin.
II. Đột biến xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin và biểu hiện ra ngay thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật.
IV. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp.
Một gen cấu trúc (B) dài 4080Å, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU, qua nhân đôi đã tạo ra một alen đột biến (b). Số lượng nuclêôtit từng loại của alen (b) là
I. KHÁI QUÁT VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN
1. Khái niệm
- Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nu.
- Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính.
- Đặc điểm:
+ Mỗi lần biến đổi gen tạo ra 1 alen mới.
+ Tần số đột biến gen tự nhiên là rất thấp (〖10〗(-6) - 〖10〗(-4)).
- Tác nhân gây đột biến gen:
+ Tia tử ngoại
+ Tia phóng xạ
+ Chất hoá học
+ Sốc nhiệt
+ Rối loạn qúa trình sinh lí, sinh hoá trong cơ thể
- Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.
2. Các dạng đột biến gen
Dạng đột biến |
Đột biến thay thế một cặp nucleôtit |
Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit |
Đặc điểm |
Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. |
Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. - Làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của protein. |
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN
1. Nguyên nhân
- Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh.
- Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen.
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
- Các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm.
+ Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi, từ đó dẫn đến phát sinh đột biến gen.
VD:
b. Tác động của các nhân tố đột biến
- Tác động của các tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (UV) làm cho 2 bazơ Timin trên 1 mạch ADN liên kết với nhau làm phát sinh ĐBG.
- Tác động của các tác nhân hóa học: 5-Brôm Uraxin là đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T → G-X.
- Tác nhân sinh học: Virut gây ra đột biến.
III. HẬU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN.
1. Hậu quả của đột biến gen.
- Đột biến gen có thể gây hại, vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
- Mức độ gây hại của các alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.
- Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống, cho nghiên cứu di truyền.