Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có cùng số mol và Z là ancol ba chức no, mạch hở, có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5. Đun 5 mol hỗn hợp E với xúc tác H2SO4 đặc thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ chỉ chứa nhóm chức este. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50% được tính theo hai axit X và Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cần vừa đủ 5,925 mol khí O2 thu được CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với
Chọn D
nH2O = nE – nF = 1,5
→ nCxH2xO2 = 1,5/50% = 3 và nCyH2y+2O3 = 5 – 3 = 2
-COOH + -OH → -COO- + H2O
→ nH linh động giảm = nH2O = 1,5
Nếu cho 3,5 mol F tác dụng với Na thì thu được nH = 3 + 2.3 – 1,5 – 1,5 = 6
Cho a mol F tác dụng với Na thu được nH = 0,6.2 = 1,2
→ a = 1,2.3,5/6 = 0,7
Đốt a + 0,35 = 1,05 mol F cần nO2 = 5,925
→ Đốt 3,5 mol F cần nO2 = 19,75
Đốt 5 mol E tốn O2 giống như đốt 3,5 mol F nên:
nO2 = 3(1,5x – 1) + 2(1,5y – 1) = 19,75
→ 3x + 2y = 16,5
nX = nY nên x lấy các giá trị 1,5 – 2,5 – 3,5….
Mặt khác 3 ≤ y < 5 nên x = 3,5; y = 3 là nghiệm duy nhất.
mF = mE – mH2O = 3(14x + 32) + 2(14y + 50) – 1,5.18 = 400
Este dạng (CxH2x-1O2)3C3H5 (1,5/3 = 0,5 mol)
→ %Este = 0,5(42x + 134)/400 = 35,125%
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một đơn vị cồn trong dung dịch uống theo cách tính của tổ chức Y Tế Thế Giới bằng 10 gam ancol etylic nguyên chất. Theo khuyến cáo mỗi ngày nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn vì như thế sẽ có hại cho cơ thể. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml, nếu dùng loại rượu có độ cồn là 40% thì thể tích tương ứng của loại rượu này để chứa hai đơn vị cồn là
Đốt cháy 4,8 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,12 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 0,448 lít khí H2. Kim loại M là
Tinh bột có nhiều trong thành phần của lúa, ngô, khoai sắn…. Để thu được 45,0 gam glucozơ ta cần thuỷ phân m gam tinh bột. Biết hiệu suất của quá trình thủy phân là 60,0%. Giá trị của m là
Thủy phân hoàn toàn 26,4 gam este đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 28,8 gam muối Y và m gam ancol Z. Giá trị của là
Hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, Cu, Fe. Hòa tan hết 46,4 gam X trong 140 gam dung dịch HCl 36,5%, thu được 3,36 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Mặt khác, nếu hòa tan hết 46,4 gam X vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch E (chỉ chứa các muối trung hòa) và 3,36 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6,). Cho E tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa F. Nung F trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 215,1 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl3 trong Y là
Từ chất X (C5H8O4) mạch hở, không phản ứng tráng bạc và có các phản ứng sau:
(1) X + 2NaOH → Y + Z + H2O.
(2) Z + HCl → T + NaCl
(3) T (H2SO4 đặc, 170°C) → Q + H2O
Biết Q làm mất màu dung dịch brom. Trong số các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(a) Chất Y là natri axetat.
(b) T là hợp chất hữu cơ đơn chức, no.
(c) X là hợp chất hữu cơ đa chức.
(d) Q là axit metacrylic.
(e) X có hai đồng phân cấu tạo.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho NaHCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
(c) Cho NH4NO3 vào lượng dư dung dịch KOH.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(e) Cho Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4.
(g) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(h) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
Cho 5 dung dịch riêng biệt: HNO3 (loãng), CuSO4, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là